VỀ CÔNG TRÌNH VĂN MIẾU Ở VĨNH PHÚC
Chu Hảo
Gần đây công trình Văn miếu đang xây dựng ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông. Nhưng lại một lần nữa chúng ta bị đặt trong tình thế bàn chuyện “đã rồi”: đã được chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và cấp kinh phí để khởi công từ tháng 8 năm 2010; đã tiêu hết kinh phí dự toán là 271 tỷ VNĐ, đã dự trù bổ sung 43 tỷ nữa mà chưa chắc đã đến hồi kết. Chắc là chẳng dừng được nữa, chỉ còn có thể làm được một việc góp ý kiến để kết thúc công trình cho hợp lý và tiếp tục “mổ xẻ” rút kinh nghiệm cho các dự án trong lĩnh vực Văn hóa vốn đã đầy rẫy tai tiếng.
Một lần nữa chúng ta lại chứng kiến thảm trạng: Chủ trương đúng nhưng thực hiện sai; và sẽ không ai thực sự chịu trách nhiệm. Chủ trương phục dựng các di tích lịch sử có ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là hoàn toàn đúng, nhưng ở dự án cụ thể này việc thực hiện là rất có vấn đề. Chẳng hạn: 1) Đây là một công trình hoàn toàn xây mới không phải trên nền một di tích Văn miếu cũ nào, và với một mô hình kiến trúc không thể biết được là kế thừa từ đâu. 2) Đã là Văn miếu, tức là miếu thờ Văn Tuyên vương (tức Khổng Tử), thì phải thờ Khổng Tử. Dựng mới một công trình thờ Khổng Tử đồ sộ như vậy, to tát và tốn kém như vậy trong bối cảnh hiện nay chắc là không hợp lý. 3) Cũng như nhiều dự án dùng ngân sách Nhà nước khác, dự án này cũng làm rất đúng quy trình, trong đó có hạng mục lấy ý kiến của dân cư trên địa bàn và của các nhà khoa học. Thế nhưng trong thực tiễn, chủ đầu tư thường chỉ là làm lấy lệ cho qua chuyện hoặc không tiếp thu bất kể ý kiến nào không thuận cho việc phê duyệt dự án đã được cấp trên có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
Một lần nữa chúng ta lại chứng kiến thảm trạng: Chủ trương đúng nhưng thực hiện sai; và sẽ không ai thực sự chịu trách nhiệm. Chủ trương phục dựng các di tích lịch sử có ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là hoàn toàn đúng, nhưng ở dự án cụ thể này việc thực hiện là rất có vấn đề. Chẳng hạn: 1) Đây là một công trình hoàn toàn xây mới không phải trên nền một di tích Văn miếu cũ nào, và với một mô hình kiến trúc không thể biết được là kế thừa từ đâu. 2) Đã là Văn miếu, tức là miếu thờ Văn Tuyên vương (tức Khổng Tử), thì phải thờ Khổng Tử. Dựng mới một công trình thờ Khổng Tử đồ sộ như vậy, to tát và tốn kém như vậy trong bối cảnh hiện nay chắc là không hợp lý. 3) Cũng như nhiều dự án dùng ngân sách Nhà nước khác, dự án này cũng làm rất đúng quy trình, trong đó có hạng mục lấy ý kiến của dân cư trên địa bàn và của các nhà khoa học. Thế nhưng trong thực tiễn, chủ đầu tư thường chỉ là làm lấy lệ cho qua chuyện hoặc không tiếp thu bất kể ý kiến nào không thuận cho việc phê duyệt dự án đã được cấp trên có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong bối cảnh hiện nay, khi giá trị đích thực của Khổng Tử đang được tranh luận kịch liệt chính ngay quê hương của ông thì việc hùa theo chủ trương “xuất khẩu” cái gọi là Học thuyết Khổng tử nhằm quảng bá sức mạnh mềm của thế lực bành trướng Đại Hán cực đoan ra thế giới là điều nên tránh. Cơn sốt Khổng Tử mấy năm qua ở Trung Quốc nhằm mưu đồ chính trị, thông qua việc quảng bá rầm rộ cuốn sách “Luận ngữ tâm đắc” (NXB Trẻ, 2014) của nữ Giáo sư – tuyên truyền viên trẻ tuổi Vu Đan trên chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, đã dấy lên một cuộc khẩu chiến và bút chiến quyết liệt giữa các nhà lý luận bảo vệ quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tiếp tục tôn sùng Khổng Tử (phục vụ ý đồ chính trị), và những học giả khai phóng quyết một lần nữa đặt Khổng Tử vào đúng vị trí đáng có của mình (hai lần trước là vào năm 1919 với phong trào Ngũ Tứ vận động; và vào năm 1974 với phong trào phê Lâm phê Khổng do Mao Trạch Đông phát động). Độc giả có thể tìm hiểu thêm vấn đề này qua bài viết của Lưu Hiểu Ba “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay”, đăng trên mạng ngày 2 tháng 5 năm 2015, khi bình luận cuốn sách mới xuất bản của GS Đại học Bắc Kinh Lý Linh nhan đề “Chó nhà tang – Tôi đọc Luận ngữ”. Đối với họ, Khổng Tử mà các vương triều Trung Hoa đời đời tôn sùng như một Đại Thánh không phải là Khổng Tử trong đời thật, mà do người ta nhào nặn ra. Có lẽ ông là một người chăm chỉ học hành, yêu chuộng đạo lý, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa cổ xưa, có học vấn mà mà suốt đời đi khuyến dụ tầng lớp cai trị noi gương nhà Chu để thiên hạ thái bình nhưng không ai thèm nghe, cũng như một dạng Don Quixote, cuối đời đành quay về quê nhà và chết trong buồn tủi. Còn Luận ngữ, cũng tựa như cuốn Mao tuyển thời Cách mạng Văn hóa, hầu hết cũng là những câu nói giản dị, rút ra từ “minh triết dân gian”, đã được tán tụng thành những lời dạy tinh diệu của Thánh nhân.
Trong tình hình hiện nay, dù vô tình hay hữu ý, phụ họa chính sách dùng Khổng Tử như một “Đại Thánh Chí Thành Văn Tuyên Vương” nhằm thực hành “quyền lực mềm” của thế lực dân tộc cực đoan Đại Hán là việc làm vừa không khôn ngoan, vừa nguy hiểm.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng phải xác định lại mục tiêu của công trình. Là Văn miếu thì phải thờ Khổng Tử; nếu xây trên nền di tích cũ, với quy mô nhỏ và theo mô hình kiến trúc Viêt cổ, thì có thể là hợp lý. Nhưng nếu xây hoàn toàn mới với quy mô hoành tráng như hiện nay thì không nên coi là Văn miếu, không thờ Khổng Tử; mà nên tận dụng để làm việc khác, chẳng hạn như làm một ngôi đền chùa mới với những nội dung bên trong phù hợp.
Hội An, ngày 18/6/2015
Có lẽ họ đang thực hiện từng bước thỏa thuận THÀNH ĐÔ ??
Trả lờiXóaCái tư duy nửa vời, biết một mà không biết mười về Khổng Tử của các nhà lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, đã đi đến sai lầm ngiêm trọng, nói theo dân dã thời nay là hết thuốc chữa ?
XóaCó điều mọi người dân thắc mắc khó hiểu ở chỗ, các cán bộ lãnh đạo tỉnh này không chỉ có kiến thức chuyên môn đơn thuần, mà còn được đào tạo qua các trường chính trị trung cao cấp của Đảng mà hoạch định kế sách không thiết thực đến như vây? Vĩnh Phúc không phải là một tỉnh giầu, nhân dân còn thiếu thốn khó khăn khổ dụng nhiều thứ ! Thế mà lại đi xây Văn Miếu ? Về kiến thức họ không hiểu hết Khổng Tử, cái dốt nát ấy không đáng trách, nhưng về đạo đức họ coi nhẹ phát triển nhân sinh, không vì dân là điều mãi mãi bị chê trách!
Thưa GS Chu Hảo: Rút kinh nghiệm cái gì? Chuyện đơn giản như sau, thằng vẽ dự án, thằng chạy dự án, thằng duyệt dự án, thằng thi công, thằng bán vật tư, thằng bảo trì thằng nào cũng nặng túi vậy là chúng hè nhau làm, hè nhau phá hại đất nước, chứ khổng tử là cái quái gì không quan trọng bởi loại người như chúng thì bố chúng nó chúng không trọng không thờ đâu.
Trả lờiXóaCũng cần quy trách nhiệm các cán bộ cố vấn, tư vấn! Làm cố vấn, tư vấn thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng?
XóaNói đi nói lại,
Trả lờiXóađã bổng đá xoáy
rồi cũng nước cũng dân mình.
Thôi thì chốt lại một câu thực lòng,
dẫu chẳng thật tha thiết.
Làm đền thờ Đức Thánh Trần đi.
Chứ
làm chùa thì lạc kiến trúc,
thờ ai khác thì cũng khó đồng thuận.
Chỉ có ngài Hưng Đạo Vương
chắc là ít phản ứng dữ dội.
Cho nó xong cái tội cái nợ đi.
Xây văn miếu Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, . . . đây chính là trong kế hoạch của con đường tơ lụa về chầu Thiên Triều và mật ước Thành Đô đích thị cũng là kế hoạch của con đường tơ lụa về chầu Thiên Triều. Bà con ơi, hãy cảnh giác!
XóaÝ kiến của Cụ Cố Hồng cũng hay . Về phần tiền còn thiếu thì nên kiểm tra lại thực trạng công trình . Truy ra chú nào chén bao nhiêu . Lấy đó mà tiếp tục hoàn thiện . Đảm bảo chắc chắn dư tiền .
XóaCụ cố kính mến !
XóaLàm một ngôi đền để thờ một vị anh hùng dân tộc phải tôn kính tự tâm. Nay vì làm ra không thờ cụ Khổng được lại đẩy sang để thờ vị khác, thiết nghĩ thật là khiếm nhã. Nếu có linh các vị anh hùng sẽ không bao giờ ngự ?
Nó cũng là bất đắc dĩ thôi.
XóaHưng Đạo Vương ngài cũng không chấp đâu.
Ngài đặt dân đặt nước lên trên cả quyền lợi chi tộc mà.
Làm vầy quả cũng là bất kính.
Nhưng nếu thành tâm kêu cầu
chắc ngài thương dân yêu nước
cũng không đành ngoảnh mặt làm ngơ.
Mà nếu không được đồng bào đồng thuận
thì phải phá dỡ nó đi thôi.
Không thể thờ cái nhà ông Khổng trung ngu không phản biện ấy được.
Khuyến nghị: Vĩnh Phúc nên dùng công trình này làm nơi cải táng tro cốt, trước hết của những kẻ đầu têu nặn ra cái miếu (chả biết có "văn" hay không) này, sau khi hỏa táng, vì hiện nay đất cho nghĩa trang đang khan hiếm.
Trả lờiXóaÝ của GS Chu Hảo là: "chẳng hạn như làm một ngôi đền chùa mới với những nội dung bên trong phù hợp." xem ra không ổn, vì làm bất cứ công trình gì thì cũng phải tính đến việc sử dụng cho phù hợp. Theo tôi tốt nhất là phá bỏ để trả lại đất cho dân, còn phương án thứ hai là dùng làm nơi treo cổ những tên bán nước hoặc làm những dự án phá hoại đất nước, chẳng hạn như dự án Bô xít Tây Nguyên, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án Sân bay Long Thành, dự án Vinasin, dự án đường HCM v.v...nhằm răn đe những kẻ phạm tội.
Trả lờiXóaHay ! Gọi là " Bảo tàng những dự án xa dân ? hay lấy tên gì khác nữa, như "Bảo tàng Chân không đến đất cật không đến trời".v.v.... Hàng năm cán bộ cả nước đến đây để học tập, phòng ngừa sai lầm, chẳng là có ích lắm sao? Không những thế Bảo tàng này được vào Guinet là cái chắc !
XóaNên để cho điện ảnh làm phim trường.
Trả lờiXóaChủ trương đúng nhưng người thực hiện sai. Câu này tôi đã được nghe rất nhiều lần, chủ yếu để bao biện. Nếu cứ đặt ra một vấn đề (có ích) rồi cho nó là chủ trương đúng thì dễ lắm (ví dụ: tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển giáo dục...). Nhưng thực tế hiện nay là lợi dụng chủ trương để kiếm chác là rất phổ biến. Nếu là một chủ trương đúng thì tại sao lại dễ bị lợi dụng như vậy? Vì nó không đầy đủ, chi tiết, không có các quy định ngăn ngừa. Như vậy thì đúng ở chỗ nào? Hay là mấy ông đẻ ra chủ trương và cố tình tạo kẽ hở để...?
Trả lờiXóaƠi dào , " ba chấm" làm gì , chửi thẳng vào mặt mà họ vẫn thi nhau lợi dụng chủ trương đúng để tham nhũng ngân sách nữa là...
XóaĐã chót xây rồi, xin đừng gọi là Văn Miếu nữa, mà là trung tâm văn hóa tỉnh, bao gồm nơi tôn vinh các vị Tiến sĩ, nơi thờ, quảng trường mít tinh, ca hát, khu vui chơi giải trí, công viên... Như vậy đây sẽ nơi tập trung đông đảo các tầng lớp nhân sinh hoạt văn hóa hàng ngày.
Trả lờiXóaChung quy chỉ tại Vua Hùng ...
Trả lờiXóaBà con chưa biết khu dân cư mới đang sắp hình thành cách công viên văn miếu này tầm gần 1000 mét hướng đi Tam Đảo.
Trả lờiXóaCó một công trình này là nâng gía đất khu đô thị mới nên. Đừng tranh luận nhiều! Thế nhé! Nhé.