Một số học sinh Đông Du
Kỷ niệm 110 năm phong trào Đông du (1905 – 2015)
CHÂN
DUNG LẪM LIỆT VỀ NGƯỜI CHÍ SỸ ĐÔNG DU
QUA “XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT”
QUA “XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT”
Đào Tiến Thi
Phong trào Đông du
(1905 – 1908) là một phong trào cứu nước lớn mang màu sắc duy tân, một phong
trào vô tiền khoáng hậu, không những đối với Việt Nam mà còn cả với phong trào
giải phóng dân tộc trong khu vực. Vì ta biết rằng cùng thời gian ấy, bộ phận trí
thức tiên phong ở các nước trong khu vực này, kể cả Ấn Độ là một nước lớn, kể cả
Thái Lan là nước đã tự mình biết duy tân trước đó, còn giữ được độc lập, thì đều
ít nhiều tìm sang Nhật Bản học tập, coi Nhật Bản như một gương sáng ở Á châu,
nhưng không một nước nào có một phong trào rầm rộ như Việt Nam (lúc đông nhất tới
200 học sinh). Đó là sức trỗi dậy phi thường của dân tộc ta, trong đó phải kể đến
vai trò của Phan Bội Châu, nhà cách mạng vĩ đại, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ
kiệt xuất.
“Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ đánh dấu ngày lên đường, cũng là bắt đầu một thời kỳ bôn ba hải ngoại, dấn thân quên mình vì nước của nhà chí sỹ cách mạng này.
1. Khoảnh khắc tháo cũi sổ lồng
Phan Bội Châu chào đời cùng lúc với việc Nam Kỳ mất hoàn toàn vào tay Pháp (1867) và lớn lên giữa lúc phong trào chống Pháp đang sôi nổi khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bầu máu nóng yêu nước, do đó, càng được kích động mạnh mẽ. Giai thoại kể rằng vào lúc tám tuổi, thầy giáo ra vế đối: “Nhật nguyệt hai vầng treo trước mặt”, trong khi các bạn còn lúng túng thì cậu bé Phan Văn San (tên Phan Bội Châu hồi nhỏ) đã đối lại: “Giang sơn một gánh nặng trên vai”. Năm Pháp chiếm xong toàn bộ Bắc Kỳ (1883) cũng là năm “quân khởi nghĩa nổi dậy như ong” (Phan Bội Châu niên biểu, từ đây viết tắt là Niên biểu), Phan viết hịch Bình Tây thu Bắc (dẹp giặc Tây, lấy lại Bắc Kỳ) để hưởng ứng. Hai năm sau (1885), kinh thành Huế thất thủ, Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu Cần Vương, Phan lúc đó mới 18 tuổi, cũng cổ động đám bạn học, lập một đội quân ứng nghĩa, nhưng vì không khí giới, không lương thực, kém tổ chức, đội quân ấy chưa đánh đã vỡ. Từ đó, suốt hơn mười năm, vì hoàn cảnh mẹ mất sớm, cha già đau yếu, hai em gái nhỏ, và cũng còn vì mưu tính kế lâu dài, Phan chuyên tâm vào việc học và đọc sách binh thư, đồng thời cũng bước đầu kết giao bạn đồng tâm vùng xứ Nghệ.
Sau khi đỗ giải nguyên (1900), Phan Bội Châu còn dành bốn năm nữa để chuẩn bị. Phan vào Nam ra Bắc (đến tận vùng Bảy Núi – An Giang, vào cả căn cứ địa của Hoàng Hoa Thám), kết bạn đồng tâm khắp cả ba kỳ: Nguyễn Hàm, Tăng Bạt Hổ, Đặng Thái Thân, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Tử Kính, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Trần Quý Cáp, Đặng Nguyên Cẩn, Ấu Triệu, Cường Để,… Tháng 5-1904, Phan lập Hội Duy Tân. Đúng lúc ấy nước Nhật Bản ở Á Đông đang trên đà cường thịnh, trở thành thần tượng cho các dân tộc châu Á noi theo. Phan Bội Châu với tư cách người đứng đầu Hội Duy Tân sang Nhật cầu viện.
Hai người đồng chí với Phan là Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính cùng đáp tàu Hải Phòng đi Hương Cảng (Hong Kong), để từ đó đi Nhật Bản. Hôm đó là ngày 20 tháng giêng năm Ất Tỵ, tức 23-2-1905. Tuy nhiên, bữa cơm tiễn biệt với các đồng chí ở lại, thì theo một số nhà nghiên cứu, đã diễn ra trước đó ít ngày, vào khoảng mùng bốn Tết (7-2-1905). Theo Hoài Thanh: “Bữa cơm ngày tết mà lại là bữa cơm tiễn biệt giữa những người cùng chung một thoài bão lớn, chắc đã diễn ra trong một không khí sôi nổi. Trong không khí ấy và cũng có thể là cả trong hơi rượu ngà ngà say, Phan đã khẩu chiếm nên bài thơ Xuất dương lưu biệt”[1]. Có lẽ sự hội tụ bấy nhiêu yếu tố như Hoài Thanh nói, đã tạo nên khúc tráng ca vào đúng khoảnh khắc được tháo cũi sổ lồng.
Kể từ lúc viết hịch Bình Tây thu Bắc, nuôi chí khôi phục giang san đến giờ phút này trải hai mươi hai năm!
2. Chí nam nhi của thời đại mới
Hai câu đề của bài thơ:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
(Nguyên tác: Sinh vi nam tử yếu hy kỳ
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di)
Nghĩa là: Đã sinh ra làm trai thì cũng phải khác đời, lẽ nào để trời đất xoay vần tới đâu thì tới. Câu này, theo Chương Thâu, lần đầu đăng ở Binh sự tạp chí (Hàng Châu, Trung Quốc), là “Đính thiên lập địa hảo nam nhi” (Đội trời làm đất đấng làm trai), nghe quen tai hơn. Đó là quan niệm truyền thống về “chí nam nhi”: làm trai phải làm được sự nghiệp anh hùng. Như Nguyễn Công Trứ từng viết:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Nhưng câu thứ hai trong ý thơ của Phan Bội Châu đã khác: Lẽ nào để trời đất xoay vần tới đâu thì tới. Người xưa thường nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” (mưu việc do con người nhưng thành công do ý trời). Xưa có những bậc anh hùng tài lấp giang sơn nhưng vẫn thất bại bởi ý trời đã định. Anh hùng Đặng Dung (? – 1414) chua chát chấp nhận thời vận:
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
(Gặp thời thì anh hàng thịt, kẻ đi câu cũng dễ dàng làm nên công lớn;
Vận đã hết thì anh hùng cũng nuốt hận mà thôi)
Thiên tài như Khổng Minh cũng không tránh được mệnh trời:
Muôn việc chẳng qua do số phận
Người sao cưỡng được với lòng trời.
Phan Bội Châu, trái lại, coi con người là quyết định. Càn khôn xoay vần là một chuyện, còn con người có chấp nhận hay không lại là một chuyện khác. Phan Bội Châu đã tiến được một bước dài chưa từng thấy của nhà nho: chấm dứt tư tưởng thiên mệnh, từ nay con người làm chủ cuộc đời. Đó không phải là sự bướng bỉnh mà là lòng tự tin. Tự tin vì nắm được quy luật biến diễn của xã hội. Điều này có được là nhờ Phan Bội Châu đã tiếp thu từ chủ nghĩa duy vật của thời Khai sáng Âu – Mỹ (qua sách báo tân thư của Trung Quốc). Quy luật cạnh tranh là mạnh được yếu thua (ưu thắng liệt bại) chứ chẳng có “trời” nào hết. Cùng thời điểm này (hoặc đã ra đời trước một ít), Phan có bài Chơi xuân, cũng mang tinh thần hào hùng đó:
“Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ đánh dấu ngày lên đường, cũng là bắt đầu một thời kỳ bôn ba hải ngoại, dấn thân quên mình vì nước của nhà chí sỹ cách mạng này.
1. Khoảnh khắc tháo cũi sổ lồng
Phan Bội Châu chào đời cùng lúc với việc Nam Kỳ mất hoàn toàn vào tay Pháp (1867) và lớn lên giữa lúc phong trào chống Pháp đang sôi nổi khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bầu máu nóng yêu nước, do đó, càng được kích động mạnh mẽ. Giai thoại kể rằng vào lúc tám tuổi, thầy giáo ra vế đối: “Nhật nguyệt hai vầng treo trước mặt”, trong khi các bạn còn lúng túng thì cậu bé Phan Văn San (tên Phan Bội Châu hồi nhỏ) đã đối lại: “Giang sơn một gánh nặng trên vai”. Năm Pháp chiếm xong toàn bộ Bắc Kỳ (1883) cũng là năm “quân khởi nghĩa nổi dậy như ong” (Phan Bội Châu niên biểu, từ đây viết tắt là Niên biểu), Phan viết hịch Bình Tây thu Bắc (dẹp giặc Tây, lấy lại Bắc Kỳ) để hưởng ứng. Hai năm sau (1885), kinh thành Huế thất thủ, Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu Cần Vương, Phan lúc đó mới 18 tuổi, cũng cổ động đám bạn học, lập một đội quân ứng nghĩa, nhưng vì không khí giới, không lương thực, kém tổ chức, đội quân ấy chưa đánh đã vỡ. Từ đó, suốt hơn mười năm, vì hoàn cảnh mẹ mất sớm, cha già đau yếu, hai em gái nhỏ, và cũng còn vì mưu tính kế lâu dài, Phan chuyên tâm vào việc học và đọc sách binh thư, đồng thời cũng bước đầu kết giao bạn đồng tâm vùng xứ Nghệ.
Sau khi đỗ giải nguyên (1900), Phan Bội Châu còn dành bốn năm nữa để chuẩn bị. Phan vào Nam ra Bắc (đến tận vùng Bảy Núi – An Giang, vào cả căn cứ địa của Hoàng Hoa Thám), kết bạn đồng tâm khắp cả ba kỳ: Nguyễn Hàm, Tăng Bạt Hổ, Đặng Thái Thân, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Tử Kính, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Trần Quý Cáp, Đặng Nguyên Cẩn, Ấu Triệu, Cường Để,… Tháng 5-1904, Phan lập Hội Duy Tân. Đúng lúc ấy nước Nhật Bản ở Á Đông đang trên đà cường thịnh, trở thành thần tượng cho các dân tộc châu Á noi theo. Phan Bội Châu với tư cách người đứng đầu Hội Duy Tân sang Nhật cầu viện.
Hai người đồng chí với Phan là Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính cùng đáp tàu Hải Phòng đi Hương Cảng (Hong Kong), để từ đó đi Nhật Bản. Hôm đó là ngày 20 tháng giêng năm Ất Tỵ, tức 23-2-1905. Tuy nhiên, bữa cơm tiễn biệt với các đồng chí ở lại, thì theo một số nhà nghiên cứu, đã diễn ra trước đó ít ngày, vào khoảng mùng bốn Tết (7-2-1905). Theo Hoài Thanh: “Bữa cơm ngày tết mà lại là bữa cơm tiễn biệt giữa những người cùng chung một thoài bão lớn, chắc đã diễn ra trong một không khí sôi nổi. Trong không khí ấy và cũng có thể là cả trong hơi rượu ngà ngà say, Phan đã khẩu chiếm nên bài thơ Xuất dương lưu biệt”[1]. Có lẽ sự hội tụ bấy nhiêu yếu tố như Hoài Thanh nói, đã tạo nên khúc tráng ca vào đúng khoảnh khắc được tháo cũi sổ lồng.
Kể từ lúc viết hịch Bình Tây thu Bắc, nuôi chí khôi phục giang san đến giờ phút này trải hai mươi hai năm!
2. Chí nam nhi của thời đại mới
Hai câu đề của bài thơ:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
(Nguyên tác: Sinh vi nam tử yếu hy kỳ
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di)
Nghĩa là: Đã sinh ra làm trai thì cũng phải khác đời, lẽ nào để trời đất xoay vần tới đâu thì tới. Câu này, theo Chương Thâu, lần đầu đăng ở Binh sự tạp chí (Hàng Châu, Trung Quốc), là “Đính thiên lập địa hảo nam nhi” (Đội trời làm đất đấng làm trai), nghe quen tai hơn. Đó là quan niệm truyền thống về “chí nam nhi”: làm trai phải làm được sự nghiệp anh hùng. Như Nguyễn Công Trứ từng viết:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Nhưng câu thứ hai trong ý thơ của Phan Bội Châu đã khác: Lẽ nào để trời đất xoay vần tới đâu thì tới. Người xưa thường nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” (mưu việc do con người nhưng thành công do ý trời). Xưa có những bậc anh hùng tài lấp giang sơn nhưng vẫn thất bại bởi ý trời đã định. Anh hùng Đặng Dung (? – 1414) chua chát chấp nhận thời vận:
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
(Gặp thời thì anh hàng thịt, kẻ đi câu cũng dễ dàng làm nên công lớn;
Vận đã hết thì anh hùng cũng nuốt hận mà thôi)
Thiên tài như Khổng Minh cũng không tránh được mệnh trời:
Muôn việc chẳng qua do số phận
Người sao cưỡng được với lòng trời.
(Tam
quốc diễn nghĩa)
Phan Bội Châu, trái lại, coi con người là quyết định. Càn khôn xoay vần là một chuyện, còn con người có chấp nhận hay không lại là một chuyện khác. Phan Bội Châu đã tiến được một bước dài chưa từng thấy của nhà nho: chấm dứt tư tưởng thiên mệnh, từ nay con người làm chủ cuộc đời. Đó không phải là sự bướng bỉnh mà là lòng tự tin. Tự tin vì nắm được quy luật biến diễn của xã hội. Điều này có được là nhờ Phan Bội Châu đã tiếp thu từ chủ nghĩa duy vật của thời Khai sáng Âu – Mỹ (qua sách báo tân thư của Trung Quốc). Quy luật cạnh tranh là mạnh được yếu thua (ưu thắng liệt bại) chứ chẳng có “trời” nào hết. Cùng thời điểm này (hoặc đã ra đời trước một ít), Phan có bài Chơi xuân, cũng mang tinh thần hào hùng đó:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi
Mặt mũi anh hùng há chịu ri
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế
(Chơi xuân)
Thoát khỏi tư tưởng thiên mệnh là thoát khỏi vòng kim cô thứ nhất, để từ đó, người sỹ phu tự do hành động mà không sợ sự thành bại từ lực lượng siêu nhiên nào.
Sau khi “đọ” mình
với càn khôn, Phan Bội Châu lại so mình với đồng loại:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?
Nguyên tác:
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
(Trong khoảng trăm năm đã có ta (thì ta phải gánh vác lấy công việc); Còn như chuyện ngàn năm sau chẳng lẽ không có ai hay sao?)
Xưa nay hào kiệt tự cho mình là những “đấng”, “bậc” phi phàm, xuất chúng, như là trời sinh ra để cứu đời. Phan Bội Châu không thế. Sau đánh giá cao cá nhân anh hùng (vế thứ nhất), thì lại là quan niệm rất mới (vế thứ hai): chẳng lẽ sau ta không có ai nữa? (để gánh vác trách nhiệm như ta). Phan không coi mình là vị “cứu tinh” duy nhất của đời. Sau này, trong Chân tướng quân, Phan bày tỏ sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với Hoàng Hoa Thám, người anh hùng mà xuất thân nông dân. Phan so sánh Hoàng Hoa Thám với Nã Phá Luân (Napoléon) nhưng còn coi cụ Hoàng hơn cả Nã Phá Luân. Vì Nã Phá Luân là “thời thế tạo anh hùng” còn Hoàng Hoa Thám là “anh hùng tạo thời thế”.
3. Hào khí Đông du
Là con người của thực tiễn, Phan Bội Châu hăm hở với sự nghiệp duy tân đất nước. Đầu tiên là đổi mới tư tưởng, nhận thức:
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
Nguyên tác:
Giang sơn tử hỹ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên, tụng diệc si.
(Non sông chết rồi, sống chỉ là nhơ nhuốc;
Sách vở thánh hiền tẻ ngắt, đọc cũng là ngu thôi)
Có thể diễn nôm hai câu trên thế này: nền độc lập của quốc gia không còn thì kiếp sống của quốc dân cũng nhục nhã (sống mà như không sống); sách (như bây giờ gọi là chủ nghĩa, hệ tư tưởng) của thánh hiền không có ích gì nữa, còn tiếp tục tụng niệm thì thật là ngu.
Thực ra, thế hệ tiền bối của Phan cũng đã không còn coi sách thánh hiền là “nền tảng tư tưởng” để cứu đời. Cụ Tú Xương than “Ông nghè, ông cống cũng nằm co”, cũng như cụ Nguyễn Khuyến biết rằng “Sách vở ích gì cho buổi ấy”. Các cụ ý thức được cái mớ “chi hồ giả dã” của các cụ không thể chọi lại với tàu đồng, đại bác của Tây phương; tuy vậy, các cụ vẫn không biết rằng những thứ vũ khí tối tân ấy sinh ra từ một nền chính trị có đẳng cấp cao hơn hẳn cái triều đình hủ lậu của các cụ. Cho nên dù biết chữ thánh hiền là vô ích (đối với đất nước) nhưng các cụ vẫn cố giữ gìn nó như cổ vật. Nhưng với Phan Bội Châu, chữ nghĩa thánh hiền chỉ để che mắt thế gian trong thời kỳ ẩn nhẫn chờ thời, hay nhiều nhất cũng chỉ để kiếm một ít chữ cho cuộc mưu sinh và một chút danh, giúp ít nhiều cho cuộc vận động cứu nước về sau. Phan viết về người bạn lớn Phan Châu Trinh mà cũng rất đúng với bản thân mình đối với khoa cử:
Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sỹ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang;
Thói nhà chăm nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, âu cũng tạm khoa trường đeo đuổi.
Nhưng đến giờ phút này thì nhà chí sỹ đã hoàn toàn đoạn tuyệt với khoa cử, trút bỏ nó như trút được một gánh nặng. Chữ nghĩa thánh hiền được Phan nói thẳng ra không chỉ là thứ vô tích sự mà còn có hại, đọc nó chỉ làm ngu người (tụng diệc si). Có thể nói, Phan Bội Châu cùng với Phan Châu Trinh là hai nhà nho đầu tiên tấn công vào nền Hán học, một nền quốc học tuy đã lỗi thời nhưng vẫn thu hút tất cả kẻ sỹ vào đó. Sau này, Phan Châu Trinh[2] và phong trào Duy tân còn chỉ trích nền Hán học một cách sâu sắc và có hệ thống hơn, nhưng người mở đầu và “đánh” một cách trực diện và mạnh mẽ nhất chính là Phan Bội Châu. Đoạn tuyệt với nền khoa cử Hán học là tháo bỏ được vòng kim cô thứ hai về mặt tư tưởng đối với người trí thức phong kiến. Người trí thức phong kiến từ đây trở thành người chí sỹ của thời đại, đi tiên phong trong công cuộc duy tân.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?
Nguyên tác:
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
(Trong khoảng trăm năm đã có ta (thì ta phải gánh vác lấy công việc); Còn như chuyện ngàn năm sau chẳng lẽ không có ai hay sao?)
Xưa nay hào kiệt tự cho mình là những “đấng”, “bậc” phi phàm, xuất chúng, như là trời sinh ra để cứu đời. Phan Bội Châu không thế. Sau đánh giá cao cá nhân anh hùng (vế thứ nhất), thì lại là quan niệm rất mới (vế thứ hai): chẳng lẽ sau ta không có ai nữa? (để gánh vác trách nhiệm như ta). Phan không coi mình là vị “cứu tinh” duy nhất của đời. Sau này, trong Chân tướng quân, Phan bày tỏ sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với Hoàng Hoa Thám, người anh hùng mà xuất thân nông dân. Phan so sánh Hoàng Hoa Thám với Nã Phá Luân (Napoléon) nhưng còn coi cụ Hoàng hơn cả Nã Phá Luân. Vì Nã Phá Luân là “thời thế tạo anh hùng” còn Hoàng Hoa Thám là “anh hùng tạo thời thế”.
3. Hào khí Đông du
Là con người của thực tiễn, Phan Bội Châu hăm hở với sự nghiệp duy tân đất nước. Đầu tiên là đổi mới tư tưởng, nhận thức:
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
Nguyên tác:
Giang sơn tử hỹ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên, tụng diệc si.
(Non sông chết rồi, sống chỉ là nhơ nhuốc;
Sách vở thánh hiền tẻ ngắt, đọc cũng là ngu thôi)
Có thể diễn nôm hai câu trên thế này: nền độc lập của quốc gia không còn thì kiếp sống của quốc dân cũng nhục nhã (sống mà như không sống); sách (như bây giờ gọi là chủ nghĩa, hệ tư tưởng) của thánh hiền không có ích gì nữa, còn tiếp tục tụng niệm thì thật là ngu.
Thực ra, thế hệ tiền bối của Phan cũng đã không còn coi sách thánh hiền là “nền tảng tư tưởng” để cứu đời. Cụ Tú Xương than “Ông nghè, ông cống cũng nằm co”, cũng như cụ Nguyễn Khuyến biết rằng “Sách vở ích gì cho buổi ấy”. Các cụ ý thức được cái mớ “chi hồ giả dã” của các cụ không thể chọi lại với tàu đồng, đại bác của Tây phương; tuy vậy, các cụ vẫn không biết rằng những thứ vũ khí tối tân ấy sinh ra từ một nền chính trị có đẳng cấp cao hơn hẳn cái triều đình hủ lậu của các cụ. Cho nên dù biết chữ thánh hiền là vô ích (đối với đất nước) nhưng các cụ vẫn cố giữ gìn nó như cổ vật. Nhưng với Phan Bội Châu, chữ nghĩa thánh hiền chỉ để che mắt thế gian trong thời kỳ ẩn nhẫn chờ thời, hay nhiều nhất cũng chỉ để kiếm một ít chữ cho cuộc mưu sinh và một chút danh, giúp ít nhiều cho cuộc vận động cứu nước về sau. Phan viết về người bạn lớn Phan Châu Trinh mà cũng rất đúng với bản thân mình đối với khoa cử:
Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sỹ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang;
Thói nhà chăm nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, âu cũng tạm khoa trường đeo đuổi.
(Văn
tế Phan Chu Trinh)
Nhưng đến giờ phút này thì nhà chí sỹ đã hoàn toàn đoạn tuyệt với khoa cử, trút bỏ nó như trút được một gánh nặng. Chữ nghĩa thánh hiền được Phan nói thẳng ra không chỉ là thứ vô tích sự mà còn có hại, đọc nó chỉ làm ngu người (tụng diệc si). Có thể nói, Phan Bội Châu cùng với Phan Châu Trinh là hai nhà nho đầu tiên tấn công vào nền Hán học, một nền quốc học tuy đã lỗi thời nhưng vẫn thu hút tất cả kẻ sỹ vào đó. Sau này, Phan Châu Trinh[2] và phong trào Duy tân còn chỉ trích nền Hán học một cách sâu sắc và có hệ thống hơn, nhưng người mở đầu và “đánh” một cách trực diện và mạnh mẽ nhất chính là Phan Bội Châu. Đoạn tuyệt với nền khoa cử Hán học là tháo bỏ được vòng kim cô thứ hai về mặt tư tưởng đối với người trí thức phong kiến. Người trí thức phong kiến từ đây trở thành người chí sỹ của thời đại, đi tiên phong trong công cuộc duy tân.
Cho nên sau hai câu
luận nói về đổi mới tư tưởng thì hai câu kết là hành động:
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Nguyên tác:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
(Muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông;
Bay nhảy với ngàn trùng sóng bạc)
Sóng gió nói ở đây không phải là sóng gió thường, mà là “gió dài” (trường phong), là “sóng bạc” (bạch lãng), tức sóng to gió lớn (phong ba bão táp). Sóng gió đẩy thuyền đi mà cũng lật thuyền bất cứ lúc nào, đó là thái độ chấp nhận nguy hiểm, hy sinh, là vẻ đẹp của phiêu lưu mạo hiểm: cưỡi sóng mà đi, đua với sóng cả mà đi (nhất tề phi). Từ một thư sinh ngồi dạy học, từ đây, Phan trở thành một hào kiệt, tóc lộng gió bốn phương. Khó khăn, nguy hiểm không chỉ là việc đối đầu với nhà nước chuyên chế đang cầm tù dân tộc Việt Nam mà trước hết là khó khăn nguy hiểm của đường trường và cuộc sống nơi xứ lạ chưa hề biết đến. Câu thơ nói “vượt bể Đông” rõ cái hàm ý sang Nhật Bản, đất nước mà Phan đang ngưỡng mộ nhưng cũng còn vô cùng xa lạ. Sử nước ta có nói đến người Nhật từng đến buôn bán ở Hội An, nhưng đó là hồi thế kỷ XVII dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đến nay đã xa lắc trên hai trăm năm. Chính Phan Châu Trinh coi việc đến Nhật là một việc phiêu lưu, vì đó là một nước “mấy nghìn năm nay không biết bao giờ”. Trong ba chí sỹ đi Nhật đầu tiên này, thạo nhất là Tăng Bạt Hổ thì cũng chỉ mới qua Trung Quốc, biết chút ít tiếng Quảng Đông. Không một ai biết tiếng Nhật. Giao tiếp với người Nhật phải qua “bút đàm” bằng chữ Hán, mà cũng không phải người Nhật nào cũng biết chữ Hán. Một nghị viên Nhật là Bá Nguyên Văn Thái Lang có mặt trong lần đầu Phan gặp gỡ các chính khách Nhật có nói: “Tôi ngày nay thấy các người tưởng tượng như đọc cổ hào kiệt truyện ở trong tiểu thuyết. Bởi vì người Việt Nam đến đất Phù Tang này, mà có tiếp xúc với sỹ phu nước tôi, thực ông là người thứ nhất” (Niên biểu, Sđd). Vậy mà bài thơ của chí sỹ họ Phan chỉ thấy bừng bừng tráng chí, không một chút lo âu, cũng chẳng hề tâm tư “quan san muôn dặm”, như lệ thường. Tráng chí của Phan có lẽ còn được cộng hưởng nhờ Tăng Bạt Hổ, một người đồng chí đầy nghĩa khí và đầy can trường. Khi được Nguyễn Hàm giới thiệu làm người đưa đường cho Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ (lúc ấy cũng không còn trẻ) phấn khởi nói: “Lấy sóng gió làm gối, sương tuyết làm cơm, điều đó là sở trường của tôi. Hiện nay Nhật Bản nổi dậy, châu Á thay bộ mặt, ta có thể đi xem thế nào. Nếu các ông dùng tôi, xin các ông cứ sai phái”[3].
Trong bối cảnh nước ta lúc ấy “cả mấy mươi triệu người như một đàn ruồi, lũ kiến, không một chút nhân cách nào”[4], sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mạng “hai vai gánh vác sơn hà” đã thổi vào xã hội Việt Nam một luồng sinh khí hào hùng chưa từng có. Phan Bội Châu là thế hệ nhà nho cuối cùng hát vang chí nam nhi, nhưng không phải chí nam nhi phụng sự vương quyền, mà là phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước.
____________
[1] Hoài Thanh, Phan Bội Châu, NXB Văn hoá, 1978.
[2] Cùng thời gian này, Phan Châu Trinh có bài Chí thành thông thánh, chỉ trích nặng nề lối thi cử chứ chưa phải toàn bộ nền Hán học:
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Nguyên tác:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
(Muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông;
Bay nhảy với ngàn trùng sóng bạc)
Sóng gió nói ở đây không phải là sóng gió thường, mà là “gió dài” (trường phong), là “sóng bạc” (bạch lãng), tức sóng to gió lớn (phong ba bão táp). Sóng gió đẩy thuyền đi mà cũng lật thuyền bất cứ lúc nào, đó là thái độ chấp nhận nguy hiểm, hy sinh, là vẻ đẹp của phiêu lưu mạo hiểm: cưỡi sóng mà đi, đua với sóng cả mà đi (nhất tề phi). Từ một thư sinh ngồi dạy học, từ đây, Phan trở thành một hào kiệt, tóc lộng gió bốn phương. Khó khăn, nguy hiểm không chỉ là việc đối đầu với nhà nước chuyên chế đang cầm tù dân tộc Việt Nam mà trước hết là khó khăn nguy hiểm của đường trường và cuộc sống nơi xứ lạ chưa hề biết đến. Câu thơ nói “vượt bể Đông” rõ cái hàm ý sang Nhật Bản, đất nước mà Phan đang ngưỡng mộ nhưng cũng còn vô cùng xa lạ. Sử nước ta có nói đến người Nhật từng đến buôn bán ở Hội An, nhưng đó là hồi thế kỷ XVII dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đến nay đã xa lắc trên hai trăm năm. Chính Phan Châu Trinh coi việc đến Nhật là một việc phiêu lưu, vì đó là một nước “mấy nghìn năm nay không biết bao giờ”. Trong ba chí sỹ đi Nhật đầu tiên này, thạo nhất là Tăng Bạt Hổ thì cũng chỉ mới qua Trung Quốc, biết chút ít tiếng Quảng Đông. Không một ai biết tiếng Nhật. Giao tiếp với người Nhật phải qua “bút đàm” bằng chữ Hán, mà cũng không phải người Nhật nào cũng biết chữ Hán. Một nghị viên Nhật là Bá Nguyên Văn Thái Lang có mặt trong lần đầu Phan gặp gỡ các chính khách Nhật có nói: “Tôi ngày nay thấy các người tưởng tượng như đọc cổ hào kiệt truyện ở trong tiểu thuyết. Bởi vì người Việt Nam đến đất Phù Tang này, mà có tiếp xúc với sỹ phu nước tôi, thực ông là người thứ nhất” (Niên biểu, Sđd). Vậy mà bài thơ của chí sỹ họ Phan chỉ thấy bừng bừng tráng chí, không một chút lo âu, cũng chẳng hề tâm tư “quan san muôn dặm”, như lệ thường. Tráng chí của Phan có lẽ còn được cộng hưởng nhờ Tăng Bạt Hổ, một người đồng chí đầy nghĩa khí và đầy can trường. Khi được Nguyễn Hàm giới thiệu làm người đưa đường cho Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ (lúc ấy cũng không còn trẻ) phấn khởi nói: “Lấy sóng gió làm gối, sương tuyết làm cơm, điều đó là sở trường của tôi. Hiện nay Nhật Bản nổi dậy, châu Á thay bộ mặt, ta có thể đi xem thế nào. Nếu các ông dùng tôi, xin các ông cứ sai phái”[3].
Trong bối cảnh nước ta lúc ấy “cả mấy mươi triệu người như một đàn ruồi, lũ kiến, không một chút nhân cách nào”[4], sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mạng “hai vai gánh vác sơn hà” đã thổi vào xã hội Việt Nam một luồng sinh khí hào hùng chưa từng có. Phan Bội Châu là thế hệ nhà nho cuối cùng hát vang chí nam nhi, nhưng không phải chí nam nhi phụng sự vương quyền, mà là phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước.
____________
[1] Hoài Thanh, Phan Bội Châu, NXB Văn hoá, 1978.
[2] Cùng thời gian này, Phan Châu Trinh có bài Chí thành thông thánh, chỉ trích nặng nề lối thi cử chứ chưa phải toàn bộ nền Hán học:
Tám vế văn chương mê mệt ngủ
Muôn nhà tôi tớ xót xa trông.
Muôn nhà tôi tớ xót xa trông.
Sau những
phát súng mở màn của hai chí sỹ họ Phan, việc tấn công vào nền Hán học trở thành
một trào lưu. Văn minh tân học sách,
một cuốn sách được dạy ở Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 – 1908) viết:
“Này nhé: nào là kinh nghĩa, là phú, là thơ, là chiếu, là biểu, là
luận, là văn sách, đều là phép thi của ta cả đấy. Nhưng không biết
những lối phá, thừa, khởi, thúc, thanh, luận, biền ngẫu, có ích gì
cho thực dụng không? Lại không biết trong bọn các cụ đồ già, các
thầy thạo văn cử nghiệp có ai là người biết được năm châu là những
châu gì, thế kỷ này là thế kỷ thứ mấy”. Đến Ngô Đức Kế (Luận về chính học cùng tà thuyết, 1924)
thì cụ đã coi “cái lối thơ phú ca ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những
điển cho lạ, rung đùi, lắc gối” là thủ phạm làm cho “người ngu nước
yếu”.
[3] Đặng Đoàn Bằng và Phan Bội Châu, Việt Nam nghĩa liệt sử.
[4] Phan Chu Trinh, Thư gửi Toàn quyền Đông Dương.
[3] Đặng Đoàn Bằng và Phan Bội Châu, Việt Nam nghĩa liệt sử.
[4] Phan Chu Trinh, Thư gửi Toàn quyền Đông Dương.
.
may mà lúc cụ Phan viết xuất dương lưu biệt không có điều 258
Trả lờiXóaThời Pháp thuộc cũng không có điều nào như Điều 88 (Tuyên truyền chống nhà nước), bạn Ba Khía ạ. Thời đó tuyên truyền thoải mái. Còn ai tuyên truyền kích động giỏi hơn cụ Phan? Nhưng việc năm 1925 cụ Phan phải ra toà đề hình là vì tội cầm đầu các hoạt động bạo động năm 1913 (giết tuần phủ Nguyễn Duy Hàn, ném bom vào khách sạn Hà Nội,...) chứ hoàn toàn không phải vì tuyên truyền. Cụ Phan chối phắt việc cầm đầu bạo động (vì không có bằng chứng, còn rất dõng dạc nhận mình tuyên truyền. Chả có điều luật nào coi đó là tội.
Xóa