13/01/2015 17:01 GMT+7
TTO - Các quận, huyện của Hà Nội đã di dời được 146 sư tử đá ngoại lai ra khỏi các di tích trên địa bàn thành phố.
Đôi sư tử đá trước cửa di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố chùa Gia Quất,
Long Biên, Hà Nội trước khi di dời (ảnh chụp tháng 9-2014) - Ảnh: V.V.Tuân
Ngày 13-1, trao
đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Minh Tiến - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể
thao & Du lịch Hà Nội, cho biết thông tin này.
Theo ông Tiến, qua rà soát cho thấy có nhiều di tích ở các quận, huyện có sư tử đá có nguồn gốc từ Trung Quốc được cúng tiến vào di tích.
“Tình trạng sư tử đá ngoại lai rải đều ở các di tích của quận, huyện. Trong đó riêng quận Long Biên đã di dời được hơn 30 sư tử đá ra khỏi di tích" - ông Tiến cho hay.
Cũng theo ông Tiến, việc di dời sư tử ngoại lai ra khỏi các di tích tưởng chừng dễ thực hiện, nhưng thực tế có nhiều khó khăn.
“Khó khăn thứ nhất là người dân chưa hiểu thấu đáo về vật cúng tiến, ngay cả một số cán bộ văn hóa cũng chưa nắm được chính xác sự khác biệt giữa linh vật ngoại lai và thuần Việt. Khó khăn thứ hai là bản thân người cúng tiến và nơi tiếp nhận còn cho rằng đó là vấn đề tâm linh nên còn chần chừ. Rồi kinh phí để di dời cũng không có, ví như để di dời được thì tiền đâu thuê cẩu, tiền đâu thuê nhân lực bốc dỡ đi, đấy là vấn đề chưa có sự chỉ đạo thống nhất” - ông Tiến nói.
Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, trước tình trạng nở rộ sư tử ngoại lai tại các di tích, nếu chính quyền địa phương quyết liệt thì dù người cúng tiến còn lấn cấn vẫn có thể di dời được.
“Hiện nay Sở và các quận, huyện vẫn tiếp tục rà soát và sẽ tiếp tục di dời sư tử ngoại lai ra khỏi di tích theo chỉ đạo của Thành phố” - ông Tiến khẳng định.
Xuân Long
“Tình trạng sư tử đá ngoại lai rải đều ở các di tích của quận, huyện. Trong đó riêng quận Long Biên đã di dời được hơn 30 sư tử đá ra khỏi di tích" - ông Tiến cho hay.
Cũng theo ông Tiến, việc di dời sư tử ngoại lai ra khỏi các di tích tưởng chừng dễ thực hiện, nhưng thực tế có nhiều khó khăn.
“Khó khăn thứ nhất là người dân chưa hiểu thấu đáo về vật cúng tiến, ngay cả một số cán bộ văn hóa cũng chưa nắm được chính xác sự khác biệt giữa linh vật ngoại lai và thuần Việt. Khó khăn thứ hai là bản thân người cúng tiến và nơi tiếp nhận còn cho rằng đó là vấn đề tâm linh nên còn chần chừ. Rồi kinh phí để di dời cũng không có, ví như để di dời được thì tiền đâu thuê cẩu, tiền đâu thuê nhân lực bốc dỡ đi, đấy là vấn đề chưa có sự chỉ đạo thống nhất” - ông Tiến nói.
Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, trước tình trạng nở rộ sư tử ngoại lai tại các di tích, nếu chính quyền địa phương quyết liệt thì dù người cúng tiến còn lấn cấn vẫn có thể di dời được.
“Hiện nay Sở và các quận, huyện vẫn tiếp tục rà soát và sẽ tiếp tục di dời sư tử ngoại lai ra khỏi di tích theo chỉ đạo của Thành phố” - ông Tiến khẳng định.
Xuân Long
Hoan hô sovanhoa và du lịch Hà Nội!
Trả lờiXóaHãy bắt đầu bằng việc nhỏ nhất! Làm trong sạch nền văn hoá dân tộc Việt Nam!
Sư tử Tàu,lai Tàu diệt không khó,và chưa diệt đườc cũng chẳng chết ai.Nhưng hiện tại có hàng vạn thằng Tàu thật đang tồn tại trên khắp VN,nay mai xẽ đẻ ra hàng vài triệu thằng Tàu con thì sao không lo.Hà Nội nói riêng và nhà nước nói chung có dám mạnh tay với hàng vạn"con sư tử' thật đang sống thoải mái trên Tây Nguyên và khắp các tỉnh ở VN không?đó mới là vấn đề phải bàn.
Trả lờiXóaChấn Phong
Trời, mới đọc sơ qua tưạ bài tôi cứ mừng hụt. Giá chữ "con sư tử" được thay bằng chữ khác.
Trả lờiXóaNhưng cũng vui rồi, cứ hễ thấy 2 chữ "diệt... tàu" là đủ lý do để ăn mừng.
Còn những nơi khác thì sao? Ví dụ trường Đại học Hà Nội cũng có sư tử đá đứng há mõm ra đó.
Trả lờiXóaSư tử Tàu ăn nhằm gì . Sâu Tàu mới khó diệt . Vì nếu quyết tâm diệt sẽ vỡ bình .
Trả lờiXóaNhững thứ sư tử đó không chỉ đem ra khỏi các vị trí hiện có, mà phải đem cán ra rải đường hoặc đổ tấm nan xây bể phốt mới trừ được hoạ!
Trả lờiXóaGọi là làm chuyện hời hợt mà thôi.
Trả lờiXóaNó lại rước miễn phí về nhà riêng của nó hay để trước cơ sở kinh doanh thì cũng như không. Bao giờ nó đập nát ra thì mới hết chuyện.
Trả lờiXóa