Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

14h NGÀY MAI: HAI CUỘC TỌA ĐÀM VỀ VĂN HỌC VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC

14h ngày 23.1.2015
Tọa đàm 1:
"Trần Đình Sử trên đường biên của Lý luận văn học"
 Địa điểm: Phòng họp tầng 1, nhà A, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

Nhân dịp vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của ông "Trên đường biên của lý luận văn học", do Nhà xuất bản Văn học ấn hành.

Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Sử sinh năm 1940. Giảng dạy về lý luận văn học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (đã nghỉ hưu).
.
* Sách đã xuất bản: 

Tác phẩm: 
  1. Thi pháp thơ Tố Hữu, nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987, tái bản. nxb. GD. 1997; nxb Văn hoá thông tin, 2001
  2. Thi pháp Truyện Kiều, nxb GD, 2002, 2003, 2004, 2005.
  3. Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, nxb Gd, 1998, tái bản: nxb Đhqg Hà Nội, 2005
  4. Lí luận và phê bình văn học, nxb Hội nhà văn, 1996,nxb GD, 2003, 2008.
  5. Những thế giới nghệ thuật thơ, nxb GD, 1995, tái bản: 1996, 2001.
  6. Những vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên, 1993.
  7. Văn học và thời gian, nxb. Văn học, 2001, 2002.
  8. Dẫn luận thi pháp học, nxb GD. 2004.
  9. Đọc văn, học văn, nxb GD, 2001.
  10. Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, cùng với nhiều tác giả, nxb GD, 1997., 1998, 2010
  11. Tuyển tập Trần Đình Sử, 2 tập, nxb GD 2004, 2005. 
  12. Trên đường biên của lý luận văn học. Nxb Văn học, 2014.     
Sách dịch:
  1. Dẫn luận nghiên cứu văn học của GS G. N. Pospelov chủ biên; (đồng dịch giả với Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Nghĩa Trọng, nxb, GD, 1985, 1998
  2. Những vấn đề thi pháp Đôstoievski, tác giả M. Bakhtin, đồng dịch giả với Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, nxb GD, 1993, 1998.
  3. Bốn bài giảng mĩ học, của  Lí Trách Hậu, đồng dịch giả với Lê Tẩm. 
  4. Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc của I. N. Lĩêvích, nxb GD, 1997, 2001.
  5. Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân, nxb Văn học, 2000.
Giáo trình:
  1. Lí luận văn học soạn chung với Phương Lựu 1986, 1987, tái bản nhiều lần. 
  2. Giáo trình Lí luận văn học tập 2, nxb ĐHSP, Hà Nội, 2008. 
  3. Giáo trình lí luận văn học hệ cao đẳng, 2 tập, 2003, 2004. 
Chủ biên bộ SGK Ngữ văn  THCS lớp 6,7,8,9 phần làm văn.
Tổng chủ biên bộ SGK Ngữ văn nâng cao: 10, 11, 12.
Viét nhiều bài báo, chủ biên nhiều SGK trung học.  
_________________

Tọa đàm 2:
Tọa đàm về các tác phẩm báo chí của Nguyễn Triệu Luật
VNExpress 

Nhân dịp xuất bản cuốn "Nguyễn Triệu Luật tác phẩm đăng báo", một buổi tọa đàm sẽ được tổ chức lúc 14h ngày 23/1 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội.

Diễn giả: PGS.TS Trần Thị Băng Thanh
.
Nguyễn Triệu Luật (1903 - 1946) là một nhà viết tiểu thuyết lịch sử, một nhà giáo và nhà nho yêu nước. Ông còn có các bút hiệu như Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ; là tác giả của các cuốn tiểu thuyết như Hòm đựng người, Bà chúa chè...

Cuốn sách Nguyễn Triệu Luật tác phẩm đăng báo tập hợp các bài báo của tác giả đăng trên tạp chí Tao Đàn, Nam Phong... Sách chia làm bốn phần, mỗi phần thể hiện một chủ đề chung. Thông qua các bài viết, Nguyễn Trọng Luật đưa ra quan điểm về các vấn đề như văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, văn chương...

Ông quan niệm dân tộc có một nền văn hóa riêng, trước hết thể hiện ở ngôn ngữ: "Mỗi dân tộc có một cách vận chuyển, phô diễn tư tưởng riêng", đó là "tinh túy riêng của một ngôn ngữ, một dân tộc". Ông phân tích, bối cảnh Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX có hệ thống trường học do nhà nước bảo hộ Pháp mở, do đó sinh ra tâm lý sính ngoại. Hệ quả của quá trình Tây hóa là hàng ngày hàng giờ tâm hồn Việt bị tiêu hao. Để chống lại điều đó, Nguyễn Triệu Luật đặt niềm tin vào sự nghiệp giáo dục.

Các bài viết trong sách cũng thể hiện một cây bút Nguyễn Triệu Luật trên phương diện phê bình - lý luận văn học. Ông bàn về Truyện Kiều, nhận xét thơ Tản Đà, Đông Hồ, nói về tác phẩm Vũ Trọng Phụng... Dật Lang cũng đưa ra quan điểm về vấn đề cải cách chữ quốc ngữ, bàn về đặc điểm ngữ pháp Việt Nam trong các bài báo thuộc phần "Ngôn ngữ".

Cuốn sách Nguyễn Triệu Luật tác phẩm đăng báo không chỉ là một công trình tập hợp, sưu tầm tác phẩm của một nhà văn, nhà chính trị, mà còn phản ánh những lát cắt văn hóa, giáo dục của một giai đoạn lịch sử nước nhà. Buổi tọa đàm ngày 23/1 tới nhằm bàn luận, phân tích những giá trị trong tác phẩm đăng báo của Nguyễn Triệu Luật.


Lam Thu

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét