Vâng, lịch sử chẳng phải để hận thù …
Tôi đã chẳng viết bài này nếu không đọc được phản ứng của “cô ấy” trên facebook.
“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vừa mới mở ra đã bị đóng cửa, có lẽ vì … nhạy cảm.
“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vừa mới mở ra đã bị đóng cửa, có lẽ vì … nhạy cảm.
Khi nghe về cuộc triển lãm, tôi đã tự nhủ là sẽ cố tránh, không nói gì
hoặc viết gì để gợi thêm những ký ức đau lòng đã tạm lắng nhiều thập
niên, nay đang được dịp tuôn ra. Vì tôi đã nghe quá nhiều về những “ông
đội” đằng đằng sát khí, những cuộc đấu tố vào ban đêm với đèn đuốc sáng
trưng và tử khí ngút trời.
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, từ thời tiểu học tôi đã được xem bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, bộ phim mà những người đã trải qua thời cải cách ruộng đất như bố mẹ tôi đánh giá khá cao vì tính chân thực. Tôi nhớ mình chỉ xem được một lúc rồi bỏ dở vì sợ hãi, và mãi đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ muốn xem lại dù bộ phim ấy có đầy trên Internet.
Tôi cũng có người thân là nạn nhân trực tiếp của cải cách ruộng đất. Bác họ tôi – chị họ của bố tôi – bị kẹt lại ở Nam Định khi bác trai đưa mấy người con vào Hải Phòng trước, chờ người đưa bác gái ra sau để cùng di cư vào Nam nhưng không được, đành bỏ bác lại ở quê. Bác gái, một người chăm chỉ làm ăn và hà tiện đến “vắt cổ chày ra nước”, bị quy là địa chủ vì có chút của ăn của để hơn người. Hai bác ở vậy chờ nhau suốt 21 năm; luật đạo của Công giáo không cho phép lấy vợ, lấy chồng khác khi người phối ngẫu chưa qua đời. Sau năm 1975, bác gái vào đoàn tụ với gia đình ở miền Nam, và mỗi khi có dịp thì bác lại tuôn ra hàng tràng ký ức của một thời mà bác không bao giờ quên được.
Những ký ức rùng rợn, những hành động bạo tàn, những con người độc ác … tôi nghe mãi cũng nhàm. Tôi chẳng bao giờ kể lại, cũng chẳng bao giờ muốn nhớ. Nhưng, giống như nhân vật trong bài báo, bác tôi không thể quên. Dù bác chẳng có vẻ gì là thù hận với những kẻ đã đấu tố bác ngày xưa. Kể xong, bác chép miệng, “số phận của họ rồi sau cũng chẳng ra gì. Ông trời có mắt”.
“Ông trời có mắt” là đạo đức căn bản của người Việt Nam. Với đạo đức ấy, những người nông dân hiền lành đã sống với nhau hàng nghìn năm trong tình làng nghĩa xóm, và có lẽ đã chỉ (lỡ dại một lần) làm những điều trái đạo lý vì bị cuốn theo cuộc cách mạng trời long đất lở lúc ấy mà thôi.
Người ta cần tha thứ và quên đi để sống. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối trong lòng. Vì vậy, dù còn nhiều điều không đồng ý với bài viết của tác giả, tôi đã không tranh luận. Cũng như tác giả, tôi hiểu cải cách ruộng đất là một vấn đề lớn và còn quá nhiều câu hỏi mà một cuộc triển lãm nhỏ không thể trả lời hết. Tôi cũng hiểu có nhiều điều vẫn chưa thể trưng ra, vì nếu không có câu trả lời ổn thỏa thì sẽ xoáy thêm vào một vết thương chưa lành trong lịch sử dân tộc Việt.
Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi đọc được phản ứng trên facebook của tác giả, mà bạn bè tôi đã chép lại một đoạn[1] và đề nghị tôi bình luận. Đoạn ấy như sau:
“Ôi thế các ông các bà muốn gì ạ? Không cho bày thì bảo bưng bít. Không cho nói thì bảo bị bịt mồm. Giờ người ta bắt đầu cất lời, hé sạp hé mẹt thì các ông các bà chửi xối xả là bày ra cho nhục nhã. Tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông các bà tự hiểu lấy, đừng vin vào mấy nhời phi lộ rất quan phương của nhà chức trách rồi bảo bị bóp méo, bảo ngoan cố tranh công chối tội.”
Tôi đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ. Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là muốn ủng hộ sự bạch hóa dần dần một vấn đề gai góc và đau thương trong lịch sử Việt Nam. Nhưng khi tác giả khẳng định “tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông bà tự hiểu lấy”, và nhớ lại những gì đã được trưng bày trong cuộc triển lãm, tôi bỗng hiểu rằng tác giả rất chân thành tin cuộc CCRĐ là cần thiết. Chân thành khi nói về niềm vui của các nông dân “dắt con trâu ra đồng với tư cách chủ nhân ông”, “ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước”. Dù những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ, mà là kết quả của cuộc cách mạng “đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột”, như những văn kiện của Đảng đã rành mạch chỉ ra.
Thật đau lòng khi giai cấp mà cách mạng cần phải tiêu diệt (trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ) có cả những người như ông bà của tác giả và bà bác của tôi. Từ lúc nào, những người nông dân hiền lương bỗng chốc trở nên độc ác, căm hờn trong những cuộc đấu tố dã man, và làm sao họ vẫn có thể vui mừng hớn hở khi được chia “quả thực”, khi các xác chết máu me của những người mới hôm qua còn là láng giềng vẫn còn nằm phơi ở ngoài kia hoặc chỉ mới được chôn lấp sơ sài ….
Không, tôi không nhắc lại để thù hận. Nhưng tôi và tất cả mọi người Việt Nam có lương tri đều cần trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy? Để mãi đến 60 năm sau, thời gian đủ dài để hầu hết những người đã tận mắt chứng kiến cải cải cách ruộng đất đã không còn tồn tại, mà khi nhắc đến thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một sự nhức nhối không nguôi?
Câu hỏi ấy chắc chắn một lúc nào đó phải được trả lời. Những sai lầm của giai đoạn đau thương ấy – và di hại mãi về sau của nó – chắn chắn rồi sẽ phải được phân tích cặn kẽ và sòng phẳng. Để bài học lịch sử được hiểu rõ, chứ không thể mãi né tránh.
Bởi, khi chúng ta không chịu học từ những sai lầm của lịch sử, thì lịch sử sẽ bắt chúng ta trở thành nạn nhân của chính những sai lầm ấy, cho đến khi bài học được học thuộc.
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, từ thời tiểu học tôi đã được xem bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, bộ phim mà những người đã trải qua thời cải cách ruộng đất như bố mẹ tôi đánh giá khá cao vì tính chân thực. Tôi nhớ mình chỉ xem được một lúc rồi bỏ dở vì sợ hãi, và mãi đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ muốn xem lại dù bộ phim ấy có đầy trên Internet.
Tôi cũng có người thân là nạn nhân trực tiếp của cải cách ruộng đất. Bác họ tôi – chị họ của bố tôi – bị kẹt lại ở Nam Định khi bác trai đưa mấy người con vào Hải Phòng trước, chờ người đưa bác gái ra sau để cùng di cư vào Nam nhưng không được, đành bỏ bác lại ở quê. Bác gái, một người chăm chỉ làm ăn và hà tiện đến “vắt cổ chày ra nước”, bị quy là địa chủ vì có chút của ăn của để hơn người. Hai bác ở vậy chờ nhau suốt 21 năm; luật đạo của Công giáo không cho phép lấy vợ, lấy chồng khác khi người phối ngẫu chưa qua đời. Sau năm 1975, bác gái vào đoàn tụ với gia đình ở miền Nam, và mỗi khi có dịp thì bác lại tuôn ra hàng tràng ký ức của một thời mà bác không bao giờ quên được.
Những ký ức rùng rợn, những hành động bạo tàn, những con người độc ác … tôi nghe mãi cũng nhàm. Tôi chẳng bao giờ kể lại, cũng chẳng bao giờ muốn nhớ. Nhưng, giống như nhân vật trong bài báo, bác tôi không thể quên. Dù bác chẳng có vẻ gì là thù hận với những kẻ đã đấu tố bác ngày xưa. Kể xong, bác chép miệng, “số phận của họ rồi sau cũng chẳng ra gì. Ông trời có mắt”.
“Ông trời có mắt” là đạo đức căn bản của người Việt Nam. Với đạo đức ấy, những người nông dân hiền lành đã sống với nhau hàng nghìn năm trong tình làng nghĩa xóm, và có lẽ đã chỉ (lỡ dại một lần) làm những điều trái đạo lý vì bị cuốn theo cuộc cách mạng trời long đất lở lúc ấy mà thôi.
Người ta cần tha thứ và quên đi để sống. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối trong lòng. Vì vậy, dù còn nhiều điều không đồng ý với bài viết của tác giả, tôi đã không tranh luận. Cũng như tác giả, tôi hiểu cải cách ruộng đất là một vấn đề lớn và còn quá nhiều câu hỏi mà một cuộc triển lãm nhỏ không thể trả lời hết. Tôi cũng hiểu có nhiều điều vẫn chưa thể trưng ra, vì nếu không có câu trả lời ổn thỏa thì sẽ xoáy thêm vào một vết thương chưa lành trong lịch sử dân tộc Việt.
Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi đọc được phản ứng trên facebook của tác giả, mà bạn bè tôi đã chép lại một đoạn[1] và đề nghị tôi bình luận. Đoạn ấy như sau:
“Ôi thế các ông các bà muốn gì ạ? Không cho bày thì bảo bưng bít. Không cho nói thì bảo bị bịt mồm. Giờ người ta bắt đầu cất lời, hé sạp hé mẹt thì các ông các bà chửi xối xả là bày ra cho nhục nhã. Tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông các bà tự hiểu lấy, đừng vin vào mấy nhời phi lộ rất quan phương của nhà chức trách rồi bảo bị bóp méo, bảo ngoan cố tranh công chối tội.”
Tôi đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ. Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là muốn ủng hộ sự bạch hóa dần dần một vấn đề gai góc và đau thương trong lịch sử Việt Nam. Nhưng khi tác giả khẳng định “tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông bà tự hiểu lấy”, và nhớ lại những gì đã được trưng bày trong cuộc triển lãm, tôi bỗng hiểu rằng tác giả rất chân thành tin cuộc CCRĐ là cần thiết. Chân thành khi nói về niềm vui của các nông dân “dắt con trâu ra đồng với tư cách chủ nhân ông”, “ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước”. Dù những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ, mà là kết quả của cuộc cách mạng “đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột”, như những văn kiện của Đảng đã rành mạch chỉ ra.
Thật đau lòng khi giai cấp mà cách mạng cần phải tiêu diệt (trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ) có cả những người như ông bà của tác giả và bà bác của tôi. Từ lúc nào, những người nông dân hiền lương bỗng chốc trở nên độc ác, căm hờn trong những cuộc đấu tố dã man, và làm sao họ vẫn có thể vui mừng hớn hở khi được chia “quả thực”, khi các xác chết máu me của những người mới hôm qua còn là láng giềng vẫn còn nằm phơi ở ngoài kia hoặc chỉ mới được chôn lấp sơ sài ….
Không, tôi không nhắc lại để thù hận. Nhưng tôi và tất cả mọi người Việt Nam có lương tri đều cần trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy? Để mãi đến 60 năm sau, thời gian đủ dài để hầu hết những người đã tận mắt chứng kiến cải cải cách ruộng đất đã không còn tồn tại, mà khi nhắc đến thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một sự nhức nhối không nguôi?
Câu hỏi ấy chắc chắn một lúc nào đó phải được trả lời. Những sai lầm của giai đoạn đau thương ấy – và di hại mãi về sau của nó – chắn chắn rồi sẽ phải được phân tích cặn kẽ và sòng phẳng. Để bài học lịch sử được hiểu rõ, chứ không thể mãi né tránh.
Bởi, khi chúng ta không chịu học từ những sai lầm của lịch sử, thì lịch sử sẽ bắt chúng ta trở thành nạn nhân của chính những sai lầm ấy, cho đến khi bài học được học thuộc.
“Ôi thế các ông các bà muốn gì ạ? Không cho bày thì bảo bưng bít. Không cho nói thì bảo bị bịt mồm. Giờ người ta bắt đầu cất lời, hé sạp hé mẹt thì các ông các bà chửi xối xả là bày ra cho nhục nhã. Tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông các bà tự hiểu lấy, đừng vin vào mấy nhời phi lộ rất quan phương của nhà chức trách rồi bảo bị bóp méo, bảo ngoan cố tranh công chối tội.”???
Trả lờiXóaĐúng là giọng lưỡi hàng tôm hàng cá, đanh đá chanh chua! Vô văn hóa!
Nhận xét rất chính xác, vô văn hóa !
XóaNếu CCRD ở miền Bắc là một bể máu thì chương trình Cải Cách Điền Địa ở miền Nam, chính phủ mua đất của địa chủ chia cho dân nghèo là một điểm son của
Trả lờiXóaTác giả cho rằng: "Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy?". Theo tôi là cuộc CCRĐ ở MB và Cải Cách Điền Địa ở MN là không cùng mục đích. Cải Cách Điền Địa ở MN là mục đích làm cho người cày có ruộng, làm chủ mảnh ruộng của mình, để sản xuất phát triển, tạo công bằng, người dân no ấm và không theo sự dụ dỗ của Việt cộng. Nhưng chính quyền cũng không muốn mất đi những người điền chủ là tài sản, là nguồn lực của quốc gia nên chính quyền mua lại đất của điền chủ để cấp cho người đang sử dụng canh tác. Còn MB CCRĐ mục đích chính là một cuộc đấu tranh giai cấp trong công cuộc cách mạng XHCN. Giai cấp Địa chủ, trí thức, tư sản không là thành phần cách mạng, là giai cấp phản cách mạng là giai cấp phải bị xóa bỏ. Giai cấp nông dân là giai cấp cách mạng (vì thời đó chưa có công nhân là bao), họ được cho là kẻ bị tước đoạt và làm cách mạng để tước đoạt lại tài sản ở người đi tước đoạt thì làm sao mà không đổ máu. Gần như một cuộc trả thù giai cấp, mà đấu tranh giai cấp thì đương nhiên là một mất một còn. Chính vì mục đích khác nhau nên hành động khác nhau.
Trả lờiXóaChính xác! Cùng là cải cách ruộng đất, nhưng mục đích khác nhau, nên cách làm khác nhau. Chỉ cần qua việc này cũng đủ thấy rõ: Chính phủ của ông Ngô Đình Diệm mặc dù còn độc tài, tham nhũng... Nhưng đó là một chính phủ rất văn minh và nhân bản.
XóaVâng quá đúng: nhắc lại không phải để khơi lại hận thù. Nhắc lại để không lặp lại những điều tương tự trong tương lai (dù dưới bất kỳ hình thức nào). Để đi lên phía trước, không ai lại cứ quay đầu lại gặm nhấm nỗi đau mà tiến, cũng như để phát triển không ai ngu dại lại chỉ đi "ăn mày dĩ vãng" (ấy thế mà có kẻ chỉ thích và đang làm cái việc ấy), và hoàn toàn đồng ý rằng: "khi chúng ta không chịu học từ những sai lầm của lịch sử, thì lịch sử sẽ bắt chúng ta trở thành nạn nhân của chính những sai lầm ấy, cho đến khi bài học được học thuộc". Chắc chắn rồi người ta sẽ phải trả lời câu hỏi "Tại sao phải thế". Ngoài ra, qua vấn đề này tôi chỉ muốn chúng ta cũng hãy tự nhìn vào những giá trị cốt lõi, bản chất thực sự của người Việt chúng ta (đừng dùng hay thấy những thứ đã được tô vẽ bằng những ngôn từ cao sang, mỹ miều, gán ghép khiên cưỡng vì nó không đúng như thế đâu) để tiếp tục sửa những thói, những tật, những bản năng, mà các bậc trí thức tiền bối vào những thập kỷ đầu thế kỷ 20 đang làm dang dở qua những bài báo ngắn, nhưng bị gián đoạn bởi cuộc cách mạng nọ kia. Tiếc thay cho đến nay vẫn chưa ai nối tiếp được công cuộc này, cho dù có cả một hệ thống giáo dục đã từng được coi là ưu việt (?). Mắc sai lầm 1 lần như thế đã là quá đủ với dân tộc này, với đất nước này, và đừng để nó diễn ra một lần nào nữa, dù dưới bất kỳ cái tên hào nhoáng, leng keng nào. Người Việt cần thay đổi nhiều nhiều lắm. Hãy ngay từ bây giờ, may ra vài thế hệ sau còn có cơ.lkk
Trả lờiXóa"sai lầm của lịch sử"? Sao lại có thể nói văng mạng như vậy?! Tại sao không biết nói rằng "những sai lầm trong lịch sử"!
XóaLịch sử chỉ đơn giản là thời gian quá khứ.
Bản chất người Việt vốn không thù dai " Dĩ hòa vi quí " Nhưng CQCSVN xem ra thù rất dai . Cứ xem chủ nghĩa lí lịch và cách tuyển dụng CB thì biết . Cho nên cuộc triển lãm CCRĐ chỉ làm người xem nghi ngờ mục đích của CQ. Con cháu của những người là nạn nhân của CCRĐ có thể nói gần như quên đi không muốn nhắc tới những đau thương cũ và họ phải thích nghi với hoàn cảnh để sống, để làm giàu, để tích đức cho con cháu sau này. Thậm chí không phải để nhắc tới cơ hội trả thù mà có khi còn giúp đỡ con cháu những người đã gây ra đau thương cho gia đình họ . Đấy là đức tính cao quí của người Việt . Cho nên CQCSVN dù không công khai hối hận thì cũng không nên khơi lại những vết thương quá đau trong lòng dân tộc . Có nhiều cách để ND tiếp cận vói những hình ảnh của cuộc CCRĐ chứ không phải cách làm triển lãm méo mó thiếu trung thực !
Trả lờiXóaSau năm 1975 ai đã đẩy gia đình tôi vào chốn địa ngục trần gian này!?
Trả lờiXóaCó biết bao nhiêu triệu người ở miền Nam lầm than không? bao nhiêu vạn người bị tù đầy, bị tước đoạt ruộng đất, bị chết giữa biển khơi, bị giết bởi cái gọi là...dân quân tự vệ không!? và thực chất không khác gì cải cách ruộng đất ở ngoài miền Bắc năm 53-57!? Nào là đánh...mại tư sản, tận diệt ngụy quân ngụy quyền, 3 đời không ngóc nổi, kiểm kê, tịch biên,...rất và rất nhiều!!!
Trả lời tác giả “Lịch sử không phải để thù hận":
Trả lờiXóaChị hỏi chúng tôi muốn gì ư? Chúng tôi muốn lịch sử phải chân thật, khách quan, công bằng. Lịch sử không phải là những gì tự diễn rồi tự biên, tự khen mình, tự chê người, Cái lịch sử ấy chỉ là cuốn hồi ký của chế độ chính trị chứ hòng gì lưu truyền muôn đời về sau cho con cháu. Sự thật dù có bị “chôn sống” thì rồi nó cũng tự ngóc đầu dậy. Cái ác đang sợ nó ngóc đầu dậy đấy. Đã diệt tận gốc 3 đời rồi mà hôm nay nó vẫn còn như mới nguyên. Xem như thế, chắc chị biết sức sống của nó thật là bất diệt! Chỉ là câu chuyện ngụ ngôn mà dân còn truyền từ đời Hùng Vương đến bây giờ huống hồ đây là tội ác bằng xương bằng thịt. Chỉ có cách duy nhất để xóa đi hận thù là trả sự thật về cho lịch sử. Moi cách để bóp méo nó hơn nữa chỉ làm cho mọi người tích cực truy nguyên ai là người phải chịu trách nhiệm trước giai đoạn lịch sử đen tối nhất của dân tộc: người Việt giết hàng vạn người Việt, đẩy hàng triệu người Việt khác vào cảnh vô gia cư vô điền địa trong thời bình.
Lâu rồi không lên mạng và khá bất ngờ đã " tiếp kiến " những bài viết ngắn đầy ý nghĩa và súc tích . Ngày xưa " Ra ngỏ gặp anh hùng - rơm " , ngày nay ra ngỏ gặp những vị vừa khùng vừa ngu - Thạc sĩ , tiến sĩ quốc doanh , còn lên mạng mới tiếp nhận những điều chân thật , các bậc " giáo sư " ...
Trả lờiXóa