Nhân các bạn nói về cái phim “Sống cùng lịch sử”
tiêu bố cụ nó mấy chục tỷ đồng…
Trinh Nguyễn
.
Bộ ba đạo diễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Minh Tuấn và biên tập Hoàng Nhuận Cầm đã rất thuộc cách làm việc của nhau sau nhiều năm dài sát cánh. Sống cùng lịch sử -
bộ phim kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ – chỉ là lần nữa họ cùng
chiến hào. Nhóm làm phim cũng rất tự tin. “Nếu các anh chị xem phim mà
không khóc, chúng tôi sẽ hoàn lại tiền”, biên kịch Đoàn Minh Tuấn nói.
Và nước mắt đúng là đã rơi thật. Nước mắt đã rơi đặc biệt nhiều vào cuối
phim với liên tiếp tư liệu hình ảnh về lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
– người kiến thiết chiến thắng Biện Biên năm nào.
Dường như, một lần nữa, Đại tướng đã “cứu” Điện Biên Phủ, dù chỉ
trong phim. Bởi bất chấp những đại cảnh dày công, những cú lia máy tốt,
hóa trang sinh động, diễn viên không hề non nớt, phim chỉ là liên tiếp
những câu chuyện minh họa về các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan
Đình Giót với tiết tấu chậm chạp, thừa thãi. Bản thân các nhân vật này
không hề có thêm màu sắc, chi tiết, sự cá nhân hóa tính cách. Chỉ chằn
chặn như trong chuyện kể lịch sử phổ thông.
“Tôi không nghĩ mình sẽ muốn xem lại phim lần thứ hai”, một nhà nghiên cứu điện ảnh nói.
Thậm chí, ngay từ đầu phim, khán giả đã phải chứng kiến sự lãng phí
cảnh quay, lãng phí thời gian. Một thiếu nữ đã phải cởi quần áo tắm, để
người yêu ngắm kính cửa. Rồi họ hôn nhau qua tấm kính mờ, rúc rích chạy
ra phòng ngoài, nhắn tin qua lại rất lâu để giễu người bạn mê nhạc cách
mạng. Để rồi, tất cả chỉ đi đến quyết định, nào chúng ta cùng phượt lên
Điện Biên.
Hơn 10 phút đầu phim đã trôi qua, kề cà, trong khi chỉ cần vài hình
ảnh và câu thoại là sáng tỏ mọi chuyện. “Đoạn đó là được thêm vào”, biên
kịch Đoàn Minh Tuấn nói. Cũng phải nói thêm, bộ phim 21 tỷ đồng này
được thanh toán theo quy định nhà nước dựa trên số mét phim nhựa.
“Làm phim lịch sử rất khó. Mà ngại nhất làm phim lịch sử như cái gì
có sẵn, đặt hàng, tuyên truyền, vạch theo một đường vạch sẵn. Như thế nó
khó thú vị, vì sự khám phá mới làm phim lịch sử thú vị”, đạo diễn Phan
Đăng Di nói.
Cũng theo đạo diễn này, đã có một bệnh chung của phim lịch sử Việt
Nam. “Số phận chung của phim lịch sử Việt Nam là hoặc mô phạm cứng nhắc
hoặc hời hợi theo một cách mình không thể hiểu được. Người ta làm lịch
sử một cách khiên cưỡng. Không nhìn theo hướng có rút được gì trong đó.”
*
Nguồn: Từ FB của Kiều Trinh Nguyễn
Ảnh: Soi tải từ Internet
*
Bài liên quan:
- Nhân các bạn nói về cái phim “Sống cùng lịch sử” tiêu bố cụ nó mấy chục tỷ đồng…
- “Sống cùng lịch sử”: Làm sao đây khi không ai muốn sống cùng lịch sử?
Nguồn: SOI.
30 năm qua tôi chỉ xem trọn vẹn duy nhất 1 bộ phim Việt Nam là “Đời cát” (sau khi được giải gì đấy và báo chí tung hô ghê quá). Thấy xem được, nói chung là hài lòng. Sau chừng chục phim không đủ kiên nhẫn xem đến cuối thì hơn 20 năm nay tôi thỉnh thoảng cũng có xem 10-15 phút một bộ phim nào đấy rồi bỏ. Vì thấy giả, ngô nghê, không logic. Phim hài thì vô duyên, không buồn cười, phim nghiêm túc thì lại buồn cười vì ngô nghê quá.
Trả lờiXóaRa đồng tiễn bác triệu ba
Trả lờiXóaĐến khi ra rạp được ba thằng vào.(Người Buôn Gió)
Nghĩa tử là nghĩa tận rồi. Đã tận rồi, kéo dài ra. ai đi?
Ăn của dân không từ một thứ gì. Hoan ho chị Doan, chỉ được cái nói đúng!. Vẽ ra để ăn tiền thế thôi. Ai cần đâu! Các en nhỏ Điện Biên cần trường học, y tế và cơm có thịt chứ không cần Tô Vĩnh Diện hay bất cứ ai khác.
Trả lờiXóaHào hùng nhưng đến nay đời sống dân vùng cao không bằng thời Pháp thuộc thì hào hung để làm gì???
HIện nay Lào, Căm Pu Chia đã vượt Việt Nam về mọi mặt rồi đấy.
Không có tiền thì bẩu dở do thiếu kinh phí, có mấy chục tỉ thì bẩu ế tại khâu quảng cáo, phát hành...Đúng là căn bệnh kinh niên của các nhà mần phim VN. Chỉ nổi tiếng nhờ lăng xe và ngồi lên sách. làm phim thì dở, ngụy biện, bảo thủ, tiêu tiền thuế của dân thì chả ai nhanh bằng...Đề tài văn nghệ, điện ảnh mà bị chỉ đạo thì đố tác phẩm nào có được giá trị thật...Tiếng chim hót trong lồng liều có hay bằng tiếng chim hót giữa thiên nhiên...?
Trả lờiXóaKhổ thân cho ba cháu diễn viên trẻ tưởng dính vào phim này thì được nổi tiếng hóa ra bị nhập kho với phim.Rút kinh nhiệm các cháu nhé lần sau có thằng nào bảo đóng phim lịch sử thì đừng có dây vào.
Trả lờiXóaÔng Andre Hồ Cương Quyết bảo phim nhập kho vì chính quyền sợ kích động lòng tự hào dân tộc khi TQ đang chơi vụ giàn khoan và Gạc Ma ngoài biển Đông, chứ trong tay chính quyền có 6 -700 tờ báo in, báo hình, báo tiếng thì chuyện PR là muỗi, lại có trong tay hệ thống tuyên giáo, tuyên huyến, tuyên truyền hùng hậu, thì việc lùa 3 triệu đảng viên và hàng triệu học sinh, SV đi xem là chuyện nhỏ. Như báo Nhân dân, bắt tất cả các cơ quan do nhà nước quản lý phải mua về để cân giấy vụn, có sao đâu? Cũng là một ý kiến cần suy nghĩ.
Trả lờiXóaBộ phim này theo như anh Ba thì tính đảng rất cao, không giống như “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát” không có tính đảng
XóaĐể bộ phim này chiếu có người xem thì nên chiếu cùng lúc hai bộ phim 1- “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát” và " Sống cùng lịch sử".
xin lỗi các bác.Làm đéo gì có anh bộ đội chi dân công nào đẹp thế này.nó có được học lịch sử cho tử tế bao giò đâu ma bảo là nó phượt rồi bị lịch sử lôi cuốn vào.Thối.Cũng may;lũ trẻ bây giờ nó ko ngu thế đâu.
Trả lờiXóaÔI! CỔ TÍCH DỰNG Ở THỜI HIỆN ĐẠI. CÓ CẢNH NHÌN NHAU QUA KÍNH MÀ PHƯỢT LÊN ĐIỆN BIÊN LẠI BỊ LỊCH SỬ HÚT HỒN SAO?
XóaMún phim không ế thì khi chiếu ,ở rạp bắt các cơ quan đoàn thể, các công chức ở gần phải đi xem bắt buộc, hay là dừng các phim trên các kênh truyền hình và bắt chiếu đồng loạt phim này ở các kênh, dân trí cao rồi họ biết rồi không còn bị lừa như những 53-56 nữa đâu.
Trả lờiXóa