Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

TRƯỞNG BQL LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM ĐÃ DỐI LỪA CẤP TRÊN VÀ DƯ LUẬN

Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng BQL Làng cổ Đường Lâm, chủ Dự án tu bổ tôn tạo Đền và lăng Ngô Quyền

Bài trên báo Thanh Niên:
 Vụ Bức bình phong 'có con quỷ' ở lăng Ngô Quyền: 
Làm không đúng, báo cáo sai sự thật

Địa phương báo cáo việc xây bình phong theo đúng luật, song thực hiện không đúng quy định về tác phẩm mỹ thuật; có đại diện họ Ngô trong Ban quản lý dự án lăng Ngô Quyền, trong khi không phải thế. 

 
Vụ Bức bình phong
Con vật được cho là “con quỷ” trên bình phong lăng Ngô Quyền - Ảnh: Phạm Mỹ

Bức bình phong ở lăng Ngô Quyền theo quy định pháp luật về mỹ thuật, là một phù điêu. Vì thế, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, cho rằng nó cần tuân thủ quy định tại Thông tư số 18 về hoạt động mỹ thuật. Theo đó, đơn vị thi công căn cứ mẫu phác thảo đã duyệt phóng thành mẫu tỷ lệ 1/1 trên chất liệu đất sét. Mẫu này sau đó phải được hội đồng nghệ thuật nghiệm thu trước khi quyết định thi công chất liệu.

Tuy nhiên, bức bình phong ở lăng Ngô Quyền đã không theo chuẩn này. Nó được thi công luôn bằng xi măng trước khi có một bản duyệt trên đất sét. “Đúng là chưa có bản chi tiết”, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội nói về việc chuyển từ bản vẽ sang bình phong “có con quỷ” bị người dân phản đối. Trong khi đó, ông Tiến vẫn được ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý di tích Đường Lâm báo cáo rằng mọi quy trình liên quan đã được làm đúng. 

Quy định cũng nêu rõ, việc đặt phù điêu phải bảo đảm đúng thiết kế, hài hòa giữa bục, bệ...  với cảnh quan môi trường. Sự hài hòa này, rõ ràng, cho đến giờ chưa hề có. “Tôi cũng thấy bình phong như bóp nghẹt di tích. Phải đập bỏ thôi”, GS Trần Lâm Biền nói. 

Bỏ bình phong là hợp lý 

Theo ông Trương Minh Tiến, ông Hùng Sơn đã báo cáo với ông rằng có Ban quản lý dự án, trong đó có đại diện của dòng họ Ngô là ông Ngô Vui. Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên chiều 7.3, ông Vui nói không hề biết điều đó. 

Ông Tiến cho biết khi xây dựng tu bổ lăng Ngô Quyền việc có Ban giám sát cộng đồng (do UBND xã cử, có đại diện thay mặt tầng lớp nhân dân) là bắt buộc. Tuy nhiên, Trưởng ban quản lý dự án là ông Phạm Hùng Sơn báo cáo hiện chưa có danh sách ban này.

Ông Tiến cũng đề nghị dòng họ Ngô nếu có ý kiến thì gửi văn bản tới UBND TX.Sơn Tây - cơ quan chủ quản. Cơ quan này sẽ tiếp nhận và xem xét, làm các thủ tục tiếp theo nếu cần thiết.

Vẫn muốn bỏ hẳn tấm bình phong trong thiết kế, ông Ngô Vui khẳng định: “Bỏ bình phong rất hợp ý dòng họ. Chúng tôi sẽ họp và có ý kiến”. 

Trinh Nguyễn  

6 nhận xét :

  1. Trước nay, mỗi khi trùng tu một di tích cấp quốc gia thường không ai có ý kiến hỏi Cục Mỹ thuật. Luật Di sản cũng thiếu quy định về vấn đề này. Thường thì Bộ VHTTDL thông qua Cục Di sản văn hóa thẩm định và soạn cho văn bản để lãnh đạo Bộ ký thỏa thuận trùng tu là xong. Vì thế cái sai ở đây của anh Sơn và những nhà quản lý văn hóa, nhà thầu, đơn vị thi công, là "tự bịa" ra cái bình phong vốn chưa từng có ở di tích, vi phạm nghiêm trọng vào Khoản 1 Điều 13 Luật Di sản văn hóa. nghiêm cấm hành vi làm sai lệch di sản văn hóa. Qua việc này chúng ta cũng thấy nhiều Đơn vị tư vấn thiết kế tu bổ trùng tu di tích chỉ thạo về vấn đề xây dựng chứ chuyên môn về di sản, luật thì rất kém. Thế nên, những lỗ hổng về luật, kém về chuyên môn, lại thêm tư tưởng "đánh quả", "vẽ thêm để kiếm" vô hình chung đã phá nát, sai lệch, thậm chí xuyên tạc di tích, di sản văn hóa. Theo tôi, cách sửa hay nhất trong vụ này là "cưỡng chế, giải phóng mặt bằng" cái bình phong đi. Cái cần đập phá cưỡng chế giải phóng mặt bằng là ở đây, chứ cái cần giữ là làng Vân Lôi xã Bình Yên không nên đập phá...

    Trả lờiXóa
  2. Một di tích lịch sự cấp quốc gia, nào ban này bệ nọ, đầu tư nhiều tỉ đồng mà làm ăn như cái đồ con trẻ. Phải cắt mọi công đoạn thì mới dư nhiều tiền chia nhau chứ làm đủ công đoạn thì còn đâu mà chia chác, đúi túi? Một nhà nước chẳng làm được một cái gì ra hồn, nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, sai phạm thì có còn là nhà nước của dân, do dân, vì dân không? Một nhà nước mọt rỗng thế này thì còn trụ được bao lâu? Đứa nào trong bộ máy nhà nước này cũng tranh thủ vơ vét, to ăn nhiều, bé ăn ít, từ trên xuống dưới như lũ giòi bọ bẩn thỉu, ngu xuẩn và độc ác, tàn bạo. Thật ghê tởm hết chỗ nói!

    Trả lờiXóa
  3. Cấp trên cấp dưới cùng một giuộc cả. Cấp trên không quan liêu, không nhờn mép thì cấp dưới thằng nào dám lộng quyền

    Trả lờiXóa
  4. Oan quá!
    Cấp trên chỉ đạo "từng ly, từng tí", ăn đến cả giấy chùi đít, mà lại bảo "BQL" dối lừa sao được!

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao Hà Nội càng ngày càng lắm chuyện lôi thôi dở oẹt thế nhỉ? Năng lực lãnh đạo từ cơ quan đảng,CQ càng ngày càng bộc lộ sự yếu kém,cần phải có sự thay đổi ở khâu mạnh mẽ ở khâu này.Không phải nói gở chứ thế này mà đem lên tầm quốc gia thì có mà nguy cho đất nước

    Trả lờiXóa
  6. Bệnh dối trá đã in hằn trên trán, trên mồm mép của quan chức VN thời nay!

    Trả lờiXóa