Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Lật chồng báo cũ: LÀNG BỊ MẤT ĐÌNH, DÂN BỊ MẤT HỘI


Màn trình diễn ánh sáng sẽ diễn ra trong lễ hội

.
Nâng cấp lễ hội đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Radiovietnam - Lễ hội đền thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân (thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) diễn ra từ mùng 3-6 tháng Ba âm lịch. 

Không xa từ trung tâm thành phố Hà Nội, theo quốc lộ 6 đến ngã ba Ba La rẽ sang quốc lộ 21B, hướng đi chùa Hương đến km số 7 là làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, mảnh đất cổ giàu truyền thuyết, nơi chứa đựng khởi nguyên dân tộc Việt – cha rồng mẹ tiên.

Đến đền Nội làng Bình Đà, khu đền thờ Lạc Long Quân vào một ngày cuối tháng Hai, làn mưa bụi lây phây khiến khung cảnh mờ phủ nét tôn nghiêm. Ao sen hình chữ nhật soi bóng mái đền cong nhuộm màu thời gian. Ngôi đền thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân nằm trên khu đất rộng, rợp bóng cổ thụ. Cửa đền còn lưu bức đại tự “Vi bách Việt tổ’’- Tổ của trăm họ Việt mà không nơi nào có được. Thiêng liêng, tĩnh mịch. Nhưng chỉ ít ngày nữa, đây cũng là nơi diễn ra những hoạt động chính của ba ngày lễ hội thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân mà người dân địa phương gìn giữ, lưu truyền hàng trăm năm nay.

Đền thờ Đức Quốc tổ_radiovietnam.vn
Đền thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân

Thắp một nén nhang thành kính, chúng tôi được nghe truyền thuyết do chính cụ từ coi đền kể lại: “Quốc tổ Lạc Long Quân kết duyên cùng Quốc mẫu Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con. Khi trưởng thành, 50 người con theo mẹ ngược đường về đất Phong Châu, 50 người con theo cha xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ, cách biển không xa thấy đất đai màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều dáng đất cao mang dáng “rồng chầu hổ phục” ngài bèn chọn đất này làm nơi sinh cơ lập nghiệp.

Tương truyền, Quốc tổ Lạc Long Quân hóa tại Bình Đà vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, và mộ của ngài được đặt tại Ba Gò, hay còn gọi là gò Tam Thai. Nhân dân nơi đây đã lập đền để thờ tự Quốc tổ Lạc Long Quân tại Bình Đà, nhằm tri ân người có công khai phá vùng đất này”.

Tiếp lời cụ từ coi đền, ông Nguyễn Hữu Minh – Bí thư Đảng ủy xã Bình Minh chia sẻ niềm tự hào chỉ có tại ngôi đền thiêng: "Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, có những lúc đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân bị đốt, nhưng lạ thay, cứ cháy đến hậu cung là lửa tắt. Bởi thế, hậu cung đền Nội vẫn còn nguyên vẹn bức phù điêu tạc hình Lạc Long Quân từ 1000 năm trước”. Bức giá tượng tái hiện đầy đủ cảnh sinh hoạt thuộc về triều đình Việt cổ, qua nhiều biến cố thăng trầm vẫn giữ được gần như nguyên vẹn cả về kích thước cũng như nội dung. 

Nâng cấp lễ hội đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân_radiovietnam.vn
Bức phù điêu trong hậu cung đền Nội

Trước đây, lễ hội tri ân Quốc tổ diễn ra từ ngày 24 tháng Hai đến mùng 6 tháng Ba âm lịch hàng năm, luôn có một sức hút, tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Độc đáo và mang những giá trị lịch sử cao quý như vậy, nhưng đến nay, lễ hội Bình Đà vẫn được coi như truyền thống địa phương, chưa đủ sức lan tỏa như một lễ hội lớn được cả nước biết đến. Lý giải điều này, PGS.TS Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết, những di sản cha ông qua bao đời nay còn tồn tại được là do các bậc cao niên trong làng giấu đi, bao bọc qua chiến tranh loạn lạc để tránh bị "nhòm ngó”. Đến nay, dù có nơi chỉ còn là tàn tích, nhưng những gì là linh thiêng, giá trị nhất của đền vẫn được lưu giữ vẹn nguyên. Đây cũng là thời điểm để phục dựng lễ hội Bình Đà trở lại đúng với vị tầm vóc của một lễ hội lớn của cả nước, không chỉ dừng lại ở quy mô làng, xã.

Dù chỉ diễn ra trong 4 ngày chính là mùng 3, 4, 5, 6 tháng Ba âm lịch (ngày 3-6/4/2014) nhưng lễ hội Bình Đà năm nay sẽ tái hiện được những phần lễ độc đáo của lễ hội truyền thống: lệ cũng bò, lễ rước mã, lễ đốt cây bông truyền thống, lễ rước thần. Riêng lễ cũng bánh vía và thả bánh xuống giếng Ngọc là một nghi lễ nhận được sự theo dõi, chờ đợi của hàng ngàn người dân. Theo tục, bánh sau hoàn thành được rước tới giếng Ngọc. Từng chiếc bánh được quan tế bóp nát thả xuống nước, nếu chìm hết thì năm sau mọi sự tốt lành…

Không chỉ phục dựng màn lễ hội truyền thống, những người đau đáu với việc giáo dục cội nguồn dân tộc còn tìm cách lôi cuốn thế hệ trẻ bằng những điểm nhấn hiện đại. Ban tổ chức lễ hội Bình Đà năm nay với sự tham gia và tư vấn của Viện Văn hóa nghệ thuật đã khéo léo kết hợp giữa nghệ thuật đương đại với lễ hội truyền thống. Đó là việc trình diễn nghệ thuật thư pháp của nhóm nghệ sĩ đương đại “Tiền Vệ” để làm bức Đại thư pháp "Vi bách Việt tổ”. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, công nghệ trình chiếu ánh sáng hiện đại sẽ ra mắt công chúng trước mặt tiền của đền Quốc tổ Lạc Long Quân.

Theo PGS.TS Bùi Quang Thắng, người đưa ra ý tưởng cho màn trình chiếu, phần trình diễn ánh sáng được thiết kế thành ba chương, gửi gắm thông điệp về “Những ngôi đền và những vị thần bất tử trên thế giới”, “Thủy cung” và "Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân theo chiều lịch sử”.

Nâng cấp lễ hội đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân_radiovietnam.vn

Nâng cấp lễ hội đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân_radiovietnam.vn
Màn trình diễn ánh sáng sẽ diễn ra trong lễ hội

Thông qua hình thức biểu đạt hiện đại, trẻ trung mà không phá vỡ giá trị cốt lõi truyền thống, những người phục dựng lễ hội tin tưởng, đây sẽ là chất keo gắn kết thế hệ trẻ với sinh hoạt văn hóa lâu đời của cha ông, để hiểu thêm về cội nguồn dân tộc. Tìm về vùng đất tổ ngày nay, hẳn du khách thập phương hay người thành tâm chiêm bái sẽ còn nhiều điều thú vị về điểm khởi nguyên dân tộc. 
Nguồn: Radio VietNam

8 nhận xét :

  1. Sự dốt nát, tham lam tiền bạc, ... có phải đang làm tiền lịch sử-văn hóa-nghệ thuật-khoa học-... , biến lịch sử-văn hóa-nghệ thuật-khoa học-... thành những con đĩ để thỏa mãn dục vọng của sự tham lam và dốt nát này?

    Trả lờiXóa
  2. Ôi, cái công đổi tên là của ông PGS TS Bùi Quang Thắng đây.
    Thử xem ông là người ra sao nhé:
    + Lí lịch:
    Bùi Quang Thắng sinh năm 1954
    Quê quán: Nam Đàn Nghệ An
    Năm 1988-1993: NCS về xã hội học nghệ thuật, Đại học Humboldt Cộng hòa Dân chủ Đức
    Năm 1997 - 2003: NCS tại Viện Văn Nghệ thuật Việt Nam.
    Thì ra bạn đồng hương Nghệ An của chúng ta mất 5 năm NCS ở Đông Đức mà không giật được bằng tiến sĩ ngoại, về nước phải mất 5 năm NCS trong nước để giật cái bằng tiến sĩ nội.
    + Hoạt động n/c khoa học: hơn chục đầu sách, nhiều chục đề tài n/c khoa học từ cấp bộ trở lên, rồi hàng chục hội thảo tất cả đều tập trung vào đề tài văn hóa dân gian các miền, cả đén văn hóa đo thị.
    Ô hay, quê quán hắn ở Nghệ An mà sao hắn thù xứ Nghệ hay sao? Nhiều chục bài viết, sách, đề tài, hội thảo đến hoa cả mắt mà không hề có một đề tài nào, chữ nào nói về xứ Nghệ An – Hà Tĩnh. Văn hóa, nghệ thuật dân gian xứ nghệ không có gì để đáng để cho hắn viết hay sao mà hắn lại nhảy về tận Bình Đà để đổi ĐÌNH LÀNG thành ĐỀN THỜ?
    Đúng là thằng mất gốc. Nơi nguồn cội mà hắn không nhớ đến thì việc đến làng Bình Đà để biến ĐÌNH thành ĐỀN thì rõ là bốc mùi tiền rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Làng truyền thống Việt Nam rất coi trọng ĐÌNH. Đình là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong làng. Ở đó phân rõ ngôi thứ, chức sắc trong làng khi có việc làng. Vì thế mà đình làng luôn được đặt ở vị trí bên trong làng, nếu không ở trung tâm làng thì cũng phải nằm trong nội khu, không thể đặt đình làng bên ngoài làng được. Đó là đặc trưng ĐÌNH khác với ĐỀN.
    Theo cách gọi truyền thống, thì phải gọi là LÀNG chứ không phải là THÔN như hiện nay. Thế mới có "làng nghề", từ xưa đến nay có ai gọi là "thôn nghề" đâu.
    Sau CMT8 ta ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc nên gọi LÀNG là THÔN.
    Ngay cả các tộc người thiểu số ở VN cũng ảnh hưởng cách gọi của người kinh là LÀNG. thế nên mới có GIÀ LÀNG. có ai gọi là GIÀ THÔN bao giờ đâu. Các từ BẢN, BUÔN lại thường kèm theo từ LÀNG như: BẢN LÀNG, BUÔN LÀNG. Có ai gọi là BUÔN THÔN, BẢN THÔN đâu. Vậy mà mấy ông TS, GS về VH lại đi n/c những cái nhố nhăng để móc tiền nhà nước ra xài.
    Nếu các ông hiểu thế nào là LÀNG thì chắc không dám liều đổi ĐÌNH thành ĐỀN đâu. Làm lkhoa học mà ngu thế thì chỉ có hại thôi.
    Cám ơn Chú Tễu đã thông tin để mọi người biết được dẳng cấp trí tuệ và não trạng của các nhà VH VN đương đại.

    Trả lờiXóa
  4. Đến chừ, các cụ tuổi 193X cũng "đai" sắp hết rùi, còn ai thì trí nhớ (cả trình độ nữa) cũng hạn chế. Các "lão làng" 194X đang thả sức "nổ", nhưng ở cái tuổi được nuôi dạy dưới chế độ XHCN ấy (mình cũng là một trong số đó), bị các cơn địa chấn chính trị và cuộc chiến kéo dài làm cho nhận thức về phong tục tập quán dân tộc đã được nhìn qua lăng kính quá khác. Các thế lực "quyền lực" đương đại thì chảng hiểu gì mấy đến quan niệm của cha ông, lại được trang bị kiến thức kiếm tiền cho ...nhanh, thì họ phải "nhanh tay lưới" mà thu được cái gì thì thu!
    Cho nên Lâm Khang cũng chẳng nên hỏi "CHẲNG LẼ LÀNG BÌNH ĐÀ BỊ CƯỚP ĐÌNH, CƯỚP HỘI LÀNG MÀ KHÔNG BIẾT?".
    Tôi nghĩ thực sự là ít người biết là mình bị "cướp", có khi họ lại thấy ...OAI!
    Và cái vị PGS TS đi nghiên cứu "văn hóa" quê người kia mới là người được lợi đích thực!

    Trả lờiXóa
  5. Cái thời nhiễu nhương này, người ta chỉ coi trọng đồng tiền. Văn hóa, tín ngưỡng....cũng vì tiền.

    Trả lờiXóa
  6. Phải công nhận rằng cuộc cải cách ruộng đất vừa bất nhân vừa đẫm máu đã để lại một di chứng dai dẳng không nguôi. Cái phi nhân tính của tầng lớp cán bộ lúc đầu thì mù quáng, lúc sau thì tiền và đời sống vật dục như con vật, không còn một chút nào nhân tính, không có một chỗ nào gọi là thiêng liêng trong cái đầu của cái lũ ngợm này!
    Vẫn còn những con người này sống trong cái thế kỷ 21 này thì nền giáo dục Việt Nam chỉ là chiếc thuyền nan trôi dạt trong biển lớn của văn minh nhân loại!

    Trả lờiXóa
  7. Nó phải dẹp đi các hội dân gian để mục đích lùa dân vào các hội của nó để nhằm mục đích thu ngân và rút ngân của dân mà

    Trả lờiXóa
  8. Không có thời nào nhố nhăng như thời nay cả. Những cán bộ cách mạng nửa mùa vốn rất thiếu hiểu biết, lúc còn tại vị không làm được gì thì khi nghỉ hưu họ mang cái máu "liều" vô học có sẵn về, vì đồng tiền mà hành động bất chấp tất cả, câu kết với đám quan Sở Văn hoá mà đổi tên ĐÌNH thành đền. Đó là một hành vi tội ác về văn hoá.
    Từ xưa, cấu trúc mỗi làng xã Việt Nam đều có đình, chùa, quán (Đền thì nơi có nơi không, có nơi có vài đền nhưng nhiều nơi lại không một ngôi đền nào). Đình là biểu trưng của Nho giáo, thế quyền, là nơi giải quyết việc làng của các chức sắc. Chùa là nơi thờ Phật. Quán thuộc Đạo giáo, thờ Lão tử. Đình và chùa phải ở trong thôn (thường ở đầu làng), vì Nho giáo và Phật giáo nhập thế, giúp rập trị vì và cứu độ chúng sinh... Quán ở trên đồng vì Đạo giáo thoát tục, tiêu dao.
    Đình được lập ra với mục đích ban đầu là giải quyết việc làng, và vì vậy nó thường phải ra đời trước cả chùa, quán... Do vậy, các ngôi thờ tự như đền, miếu, điện, am… có thể có, có thể không, nhưng đình thì nhất quyết phải có. Về sau, đình được dựng lên nhằm một công đôi việc: có trụ sở để giải quyết việc làng, có nơi để thờ thành hoàng (chức năng thứ hai này bắt đầu có từ cuối thời Lê Hoàn, đến thời triều Nguyễn mới thịnh hành). Bởi thế, ngôi đình luôn được các chức sắc trong thôn quan tâm xây dựng từ sớm, và trở thành trung tâm hành chính của cả làng… Hễ có việc, làng cho mõ đi rao mời “các cụ” ra đình họp.

    Trả lờiXóa