Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

NHẬT BẢN BẮT 14 NGƯỜI TRUNG QUỐC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN


Nhật Bản bắt 14 người Trung Quốc ở đảo tranh chấp

.

Cảnh sát Nhật hôm nay bắt giữ 14 thành viên một nhóm hoạt động Trung Quốc, khi những người này tiếp cận nhóm đảo tranh chấp giữa hai nước ở biển Hoa Đông.

AFP dẫn lời một quan chức tuần duyên Nhật xác nhận nhóm người trên đã đi vào lãnh thổ Nhật Bản chiều nay. Có 7 người trong số này nhảy từ tàu xuống biển và bơi vào đảo Uotsurijima, một trong các đảo nhỏ thuộc quần đảo tranh chấp được gọi là Điếu Ngư trong tiếng Trung và Senkaku trong tiếng Nhật. Hai trong số những người trên sau đó đã bơi trở lại tàu của mình.

Cảnh sát tỉnh Okinawa lập tức bắt giữ 5 người đã bơi vào đảo vì vi phạm luật nhập cư. Một vài giờ sau, phát ngôn viên tuần duyên Nhật Bản thông báo bắt giữ thêm 9 người nhập cư trái phép khác, nâng tổng số người bị bắt lên 14. Tất cả những người này đều được đưa đến đảo lớn Okinawa để điều tra.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc ở Tokyo tới để bày tỏ sự phẫn nộ về việc các nhà hoạt động trên đến đảo tranh chấp. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố sẽ "xử lý nghiêm vụ việc này theo pháp luật". 



Đáp lại, Xinhua đưa tin Bắc Kinh sẽ trao công hàm phản đối vụ bắt giữ nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Trong một bài xã luận riêng, hãng thông tấn này tố cáo Tokyo đang đẩy căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền lên một nấc thang mới và nói rằng các nhà hoạt động đã bị “bắt giữ trắng trợn” khi "đang nỗ lực đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc".

Nhà lãnh đạo Hong Kong Leung Chun-ying cho biết sẽ theo dõi sát sao vụ việc và điều các quan chức về nhập cư đến Nhật Bản để hỗ trợ cho các nhà hoạt động. “Nhật Bản cần đảm bảo an toàn cho các nhà hoạt động, nhất là các công dân Hong Kong”, ông nói. “Lập trường của chúng tôi về lãnh thổ rất rõ ràng. Quần đảo này thuộc về Trung Quốc”.

Tàu cá chở các nhà hoạt động Trung Quốc ra quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ảnh: AFP
Nhóm bị bắt nói trên thuộc "Ủy ban Hành động Bảo vệ Quần đảo Điếu Ngư" đã tìm cách tiếp cận quần đảo, bất chấp việc bị tuần duyên Nhật Bản nã pháo nước vào tàu. 12 tàu Nhật Bản đã theo sát con tàu này khi một trực thăng bay lượn phía trên. Đội tuần duyên đã cảnh báo con tàu không được thâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản trước khi sử dụng đến pháo nước.

Nhóm người trên đến từ Hong Kong và Macau, khởi hành ra đảo tranh chấp hôm 12/8 bằng tàu cá cắm cờ Trung Quốc. Mục đích chuyến đi là để phản đối kế hoạch thăm đảo tranh chấp của một nhóm nghị sĩ Nhật Bản. Nhóm này từng nhiều lần nỗ lực tiếp cận các đảo tranh chấp, nhưng ngoài hai lần thành công vào năm 1996 và 2004, họ luôn bị các tàu tuần tra Nhật Bản ngăn chặn.

Nhóm đảo không người sinh sống ở biển Hoa Đông là nơi chứng kiến vụ đụng độ cuối năm 2010, khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc, người đã đâm tàu vào hai tàu tuần duyên Nhật Bản. Căng thẳng dâng cao trở lại hồi tháng 4 sau khi thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara thông báo quyên tiền mua lại đảo từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Chính phủ nước này sau đó cũng tuyên bố kế hoạch mua lại đảo khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

Anh Ngọc
Nguồn: VNE.
_______________________




  
Bài đọc thêm:  
Những nhà hoạt động
Người Buôn Gió
.
Người ta thường gọi như vậy để bày tỏ sự tôn trọng với một nhóm người nào đó. Bởi thế cho nên báo chí cách mạng hay còn gọi là báo Đảng hoặc gọi dân dã là báo lề phải sẽ không gọi những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là những nhà hoạt động chủ quyền. Thay vào đó họ gọi là những phần tử gây rối, những phần tử âm mưu đen tối muốn chia rẽ quan hệ hai nước, những kẻ lố lăng, kệch cỡm, tâm địa hắc ám...

Báo chí của Đảng cũng gọi những nhà hoạt động nhân quyền bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền con người như vậy. Cũng phần tử này, thế lực nọ. Thậm chí họ còn mỉa mai cụm từ '' những nhà hoạt động'' mà báo chí thế giới viết về những người kia bằng giọng cay nghiệt.

Tóm lại báo chí của Đảng gọi đó là phản động, những kẻ phản động chứ đừng mơ họ gọi là những nhà hoạt động nhân quyền, chủ quyền vi phạm pháp luật.

Hôm nay cảnh sát biển Nhật bắn mười mấy mống Trung Quốc xâm nhập đảo  Senkaku. Những kẻ công khai phá hoại quan hệ hữu nghị Nhật- Trung này lại được báo giới Việt Nam ( báo Đảng, báo lề phải ) cung kính suy tôn là '' những nhà hoạt động ''. Tưởng chừng báo dịch theo Tân Hoa Xã thì nói vậy, nhưng đến chiều xem tin thời sự trên VTV1 cũng gọi bọn đó là '' những nhà hoạt động''.

Có thể dịch dựa tin theo số liệu, ngày giờ, địa điểm chứ còn quan điểm của bài bào dịch mà cũng đem về đưa tin y nguyên thì hỏi là báo của nước có chủ quyền hay của nước mất chủ quyền. Những tin thể thao, kinh tế không nói làm gì. Nhưng tin về chính trị, về tranh chấp chủ quyền cần phải cần phải công bằng giữa hai bên. Nhất là xét phù hợp với tình hình nước mình xem có nhạy cảm hay không. Đằng nào trong lúc Trung Quốc chiếm đòi đảo của nhiều nước, nước mình bị nó chiếm nhiều nhất thì báo chí mình lại gọi bọn định gây sự đó là '' những nhà hoạt động''

Còn lại nhân sĩ, trí thức, sinh viên của mình đi biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc thì cả đống báo, đài hè nhau vào vùi dập bằng đủ thứ từ như bọn phản động, bọn lợ dụng, bọn cơ hội, bọn muốn gây căng thẳng chia rẽ quan hệ hai nước.

Chao ôi ! làm người Việt Nam so với người Trung Quốc ngay trên đất của mình đã khác nhau thế rồi. Hỏi còn cám cảnh nào hơn nữa.

Cái cụm từ '' những nhà hoạt động Trung Quốc ''  là mối nhạy cảm
không phải không ai biết. Mà người ta biết cả ,nhưng vẫn dùng mới là cả vấn đề lớn cần suy ngẫm. Từ báo chí đến truyền hình trung ương đều thống nhất dùng vậy thì không có chuyện là vô tình được.

Liệu bây giờ cho những người biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam xuống tàu ra Hoàng Sa- Trường Sa có ai đi không.? Chắc chắn là có, dù biết ra đó bị bắn hay giết đi nữa thì vẫn có ít là vài chục người đi. Tôi dám chắc là ít nhất vài chục vì trong đó có tôi và các bạn tôi. Chỉ cần một lần chúng tôi được gọi là '' những nhà hoạt động chủ quyền Việt Nam'' thôi thì xác có lênh đênh dạt trên biển cũng vui lòng.

Nhưng chả có đâu, nếu chúng tôi chớm ngỏ ý. Chúng tôi sẽ bị chính cái báo, đài đang gọi bọn Trung Quốc xâm nhập Nhật kia là '' những nhà hoạt động chủ quyền Trung Quốc''. cái báo, đài đó sẽ quay ngoắt gọi chúng tôi là bọn phần tử gây rối, kích động chia rẽ quan hệ hai nước, bọn nham hiểm bụng dạ đen tối lợi dụng việc chủ quyền để mưu đồ làm phức tạp, mất ổn định chính trị. Rồi chúng tôi bị triệu tập đến cơ quan an ninh bộ phận chống phản động, khủng bố trong nước để làm rõ động cơ đằng sau yêu nước là gì. Và rồi đoàn thể, chính quyền địa phương sẽ đến giáo dục chúng tôi là để cho Đảng và Nhà nước lo.

Cũng là một kiếp người, nhưng người Trung Quốc và người Việt Nam cùng trong một hành động, cùng một động cơ mà khác nhau cả một trời, một vực.

Đau đớn nhất là sự phân biệt ấy trên ngay đất nước của mình.

4 nhận xét :

  1. Hãy làm như Nga và Nhật Bảnlúc 19:07 16 tháng 8, 2012

    Một chính quyền chuyên đi gây hấn với tất cả các nước láng giềng lại to mồm phản đối này nọ. Thật đáng xấu hổ cho một nước là UVTT trong hội đồng bảo an LHQ.

    Chính phủ Nhật Bản hành động đúng và kiên quyết.

    Các nước khác hãy học tập Nga và Nhật Bản trong việc xử lí bọn bành trướng TQ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đúng! Nếu Nhật Bản không kiên quyết thì sẽ có 23.000 chiếc tàu cá và các tàu ngư chính của bọn bành trướng Bắc Kinh tràn đến như chúng đang hành xử ở Biển Đông.

      Xóa
  2. Nhìn hai tầu chiến Nhật kẹp chặt mũi chiếc tầu của khựa mà thấy sướng mắt quá. Cứ phải "bóp mũi" chúng nó như vậy cho chừa cái thói hung hăng đi.
    Đúng là bản lĩnh Nhật Bản. Qua vụ động đất và sóng thần năm ngoái đã làm cả thế giới nể phục, nay lại thể hiện bản lĩnh đó trong việc chống lại cái thằng Tầu đểu cáng và đê tiện, chỗ nào cũng thọc cái mõm chó vào.
    Bao giờ mấy ông nhà ta có được một nửa cái bản lĩnh đó?

    Trả lờiXóa
  3. Mình thích nhất cái ảnh 2 tàu Nhật bóp mũi tàu khựa. Phải tát rụng răng cái thằng điên khùng cuồng loạn phá hoại hòa bình thế giới.

    Trả lờiXóa