Phật giáo không chủ trương đốt vàng mã
Báo Công luận
Thứ Ba, 24/08/2010-9:57 AM
(CL)- Nhân lễ Vu lan rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân PV đã có trao đổi cùng TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm về ngày lễ này.
Báo Công luận
Thứ Ba, 24/08/2010-9:57 AM
(CL)- Nhân lễ Vu lan rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân PV đã có trao đổi cùng TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm về ngày lễ này.
PV: Xin TS có thể cho biết nguồn gốc của lễ Vu Lan?
TS Nguyễn Xuân Diện: Trước hết lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Phật giáo, cụ thể là xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ và sự tích lễ cúng cô hồn.
Còn Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Vu-lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa là cách phiên âm Phạn- Hán từ danh từ ullambana- chỉ sự khổ đau kinh khủng khi sa đoạ địa ngục.
Còn Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Vu-lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa là cách phiên âm Phạn- Hán từ danh từ ullambana- chỉ sự khổ đau kinh khủng khi sa đoạ địa ngục.
Phật giáo cho rằng tinh thần cốt lõi nhất trong ngày lễ Vu Lan dịp Rằm tháng Bảy là chữ "hiếu". Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo cũng là con đường của mọi Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một Phật tử chân chính được.
Sự tích lễ cúng cô hồn tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".
Sự tích lễ cúng cô hồn tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".
Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà tổ tiên và cũng để bố thí cho những linh hồn đói khát. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
PV: Lễ Vu Lan đối với người Việt có vai trò gì?
TS. Nguyễn Xuân Diện: Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian để tạo thành Phật giáo Việt Nam .
Với người Việt, lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ rất quan trọng. Trong các loại hình văn học nghệ thuật khác cũng nhắc tới ngày lễ này, như “Văn tế thập loại chúng sinh” của đại thi hào Nguyễn Du, trong hát xẩm có “Thập ân”,
hoặc bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy đã được chuyển thể thành hát văn với những câu thơ da diết:
hoặc bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy đã được chuyển thể thành hát văn với những câu thơ da diết:
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương....
Nghi thức trong lễ Vu Lan có nhiều nhưng phổ biến nhất là việc các gia đình tự tổ chức các mâm cúng cho tới việc lập đàn Mông sơn thí thực- trai đàn, đàn lập lên để bố thí cho những vong hồn, các bà vãi kể hạnh, các gánh chèo diễn tích truyện Mục Kiều Liên cứu mẹ; hay lập lễ giải oan cắt kết. Lễ phóng sinh các loài như: chim, cá, rùa, cua, ốc...
PV: TS. có thể cho biết trải nghiệm của mình qua mỗi mùa Vu Lan?
TS. Nguyễn Xuân Diện: Trước đây, mỗi dịp Lễ Vu Lan tôi thấy người dân chỉ mua một ít tiền, vàng, một vài bộ quần áo tượng trưng để đốt cho ông bà, tổ tiên. Những năm gần đây, nhu cầu đốt vàng mã ngày càng tăng, trung bình mỗi nhà sắm mã cúng rằm khoảng 50.000đ/lễ, khá giả thì 200.000- 300.000đ/lễ. Còn đối với các "đại gia" thì số tiền dành cho vàng, mã vài ba tới vài chục triệu đồng là bình thường.
Người ta đổ xô đi mua đủ các thứ hàng mã: nhà lầu, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, ti-vi, điện thoại, tiền vàng, quần áo...Năm nay tôi còn thấy trong các mặt hàng gửi cho “người âm” còn có cả thẻ tín dụng, Iphone, vé máy bay và hộ chiếu và cả mũ bảo hiểm..
Việc tổ chức lễ Vu Lan đã trở nên ồn ào và phô trương hơn so với thời gian trước.
PV: Vậy Phật giáo có chủ trương đốt vàng mã?
TS. Nguyễn Xuân Diện: Theo tôi được biết, thì đạo Phật không chủ trương đốt vàng mã. Cụ thể trong tài liệu mà Hòa thượng Tố Liên (sinh năm 1903) đã viết: “Đức Phật Thích Ca không dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Ngày Rằm tháng bảy là ngày Mục Kiều Liên cứu bà Thanh Đề. Mục Kiều Liên tu chứng được 6 phép thần thông mắt trông thấy thân mẫu là bà Thanh Đề phải đày đoạ ở địa ngục mà ngài không sao cứu nổi mới cầu đến đức Phật. Đức Phật mới dạy rằng “dầu ông có thần thông đến đâu chăng nữa cũng không có thể cứu được tội, nghiệp của thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông được. Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư phật hoan hỷ, ngày của chư tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư tăng. Các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát.” Chính ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật dạy đốt vàng mã cúng gia tiên ngày rằm tháng bảy.
Người Việt xuất phát từ quan niệm truyền thống “trần sao âm vậy” cho rằng con người khi chết đi thì vẫn còn những nhu cầu như người sống, ban đầu người ta chôn theo những vật dụng sinh hoạt theo người chết, sau đó để giản tiện hơn người ta làm tiền vàng bằng giấy và mã. Việc đốt vàng mã khi đó mang yếu tố tâm linh, chi phí cho một lễ tiền vàng cũng không đáng kể, nhưng tới hôm nay việc đốt vàng mã đã có rất nhiều biến đổi dẫn đến sự tốn kém, cùng với nguy cơ về cháy nổ và ô nhiễm môi trường.
PV: Và việc đốt vàng mã có thực sự đem lại cho người đã khuất và người còn sống sự yên ổn?
TS. Nguyễn Xuân Diện: Con số thống kê chưa đầy đủ cách đây 7 năm (2003) của ngành văn hóa cho thấy: đã có hơn 40.000 tấn vàng mã được sử dụng trong một năm và riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ trên 400 tỉ đồng cho việc đốt vàng mã. Rõ ràng, đây là một con số “biết nói”…
Được biết, trong ngày lễ Vu Lan năm 2009, một đại gia thầu cát xây dựng tại sông Hồng đã xác lập "kỷ lục" đốt vàng mã với việc bỏ ra hơn 400 triệu đồng thuê 6 người làm 1.000 người, ngựa giấy, đốt "tặng" Thổ công, Hà Bá mong các "ngài" phù hộ cho giá cát tăng...
Đốt các loại giấy này là một hành động gây ô nhiễm môi trường nói chung và vệ sinh môi trường tại cộng đồng nói riêng. Đặc biệt là đối với khu dân cư tập trung đông người thì tàn tro của vàng mã đã trở thành một vấn nạn.
Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy- Công an Thành phố Hà Nội thì một trong những nguyên nhân của các vụ cháy là do người dân bất cẩn khi thắp hương và hóa vàng (14/43 vụ trong 3 tháng đầu năm 2009), sau các nguyên nhân về điện và sử dụng khí đốt hóa lỏng gas.
Chẳng biết “người âm” sẽ nghĩ gì khi cùng với một đống vàng mã đắt tiền là những lời khấn đặc mùi vật chất. Sự thiêng liêng của tâm linh, và đức tin trong mỗi người bỗng chốc trở nên ồn ào và khó hiểu.
Thay bằng việc đốt vàng mã một cách phô trương, mọi người hoàn toàn có thể làm rất nhiều việc có ý nghĩa thiết thực hơn như quan tâm tới cha mẹ, tới những bậc trưởng lão, tham gia thiện nguyện, nuôi dưỡng những người cô đơn khó khăn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Công luận.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bác Diện pv về lĩnh vực văn hóa rất hay, bài viết có một số thông tin hữu ích. Cảm ơn TS và mong TS tiếp tục có nhiều thành công trong nghiên cứu của mình.
Trả lờiXóaNhưng đốt vàng mã cũng có mặt tích cực của nó: Giải quyết công ăn việc làm để tạo ra 400 tỷ đồng giá trị sản phẩm: sử dụng tới 20 nghìn lao động!
Trả lờiXóaKhông thì biết làm gì?
Đúng thế ! 20 nghìn lao động này chẳng biết làm gì ngoài việc làm vàng mã . Nhưng cũng còn hơn cả triệu người "hủ Mark" ngay cả đến vàng mã cũng chẳng biết làm và không thích làm , việc duy nhất họ thích làm là nhũng nhiễu và tàn phá đất nước này! Tuy vậy , tôi vẫn đồng ý với Tễu : đốt vàng mã vừa ô nhiễm môi trường vừa phá hủy rừng . Cần vận động hạn chế.
XóaCông ăn việc làm phải có mục tiêu phục vụ đời sống vật chất cho con người mới đúng nghĩa?
XóaBài PV rất hay.
Trả lờiXóabao giờ cho đến ngày xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương....
Chỗ này có lẽ bị nhầm: là thế này chứ bác Diện
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương....???
Xin Bác chỉnh lại cho hoàn chỉnh
Cháu thấy câu này hay quá, có biết hay cảm nhận mà ko thể viết thành ( đọc thành ) câu ca dao tục ngữ này " miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.... ".Câu này mấy anh chị ở Phố chắc đọc không hiểu ý hihihi.Xin cảm ơn bác Diện đã cho sống lại cảm giác xưa qua câu trên.
Trả lờiXóaChào bác Hoa Hòe,
Trả lờiXóaLâu lắm mới lại thấy bác sang hiên trà. Mừng quá!
Câu thơ ấy, đúng như bác đã nhắc:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...
Tôi đã sửa lại rồi (có mở tập thơ Mẹ và em của Nguyễn Duy để kiểm chứng nữa! hi hiii..)
Xin cảm ơn bác! Và mời bác vừa thưởng trà, vừa nghe hai bài hát (1 hát xẩm, 1 hát văn).
Trân trọng
Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện
Sao trên Công luận không tìm thấy bài này, anh Diện? Hay là lại gỡ xuống rồi?
Trả lờiXóaEm sưu tầm một câu đối Nôm, các Bác vừa uống trà vừa suy ngẫm chút xíu:
Trả lờiXóaMẹ thương Con bóng ác canh gà, chín tháng bốn mươi lăm ngày đã vậy
Con thương Mẹ áo xô mũ mấn, ba năm hai bảy tháng mà thôi.
Thưa bác, bài này đăng vào Thứ Ba, 24/08/2010-9:57 AM
Trả lờiXóaNhân nói về chx hiếu, có câu chuyện sau:
Trả lờiXóaTôi đi dự nhiều đám cưới ở nông thôn, thấy người đẫn chương trình bao giờ cũng nói về hiếu nghĩa của con cái trước và chuyêbj hôn nhân sau. Và như thói thường đã quen câu ca dao sau thường được đọc lên:
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."
Nhưng vừa rối tôi đi đự một đám cưới ngoại ô, thấy người dẫn chương trình đọc câu này:
“Công cha như đỉnh non cao
Nghĩa mẹ như nước dạt dào biển Đông."
Tôi vừa thấy thú vị vừa tò mò. Theo trí nhớ của tôi thì nó không phải là ca dao. Sau đó tôi tìm gặp anh ấy và hỏi chuyện. Anh cho biết anh tự thay đổi vì thấy núi THái Sơn nằm bên TQ, mà anh thì không thích TQ chút nào, Biển đông đang là điểm nóng, hơn nữa anh lại lấy ý từ câu hát của Y vân "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào" mà làm nên câu ca dao trên. Tôi khâm phục tinh thần yêu nước của anh. Nó cao đẹp quá. Xin giới thiệu câu ca dao mới về ơn nghĩa sinh thành như một biểu hiện của chủ nghĩa "Thoát Trung"
Đúng thế:
“Công cha như đỉnh non cao
Nghĩa mẹ như nước dạt dào biển Đông."
Kinh Thi viết:
Trả lờiXóa“Phụ hề sinh ngã.
Mẫu hề cúc ngã.
Ai ai Phụ Mẫu, sinh ngã cù lao.
Dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực”
經詩曰
“父兮生我母兮匊我
哀哀父母生我劬勞
欲報深恩昊天罔極”
Cha sinh ta, Mẹ nuôi ta, Xót thương Cha Mẹ sinh ta khó nhọc. Muốn báo ơn Cha Mẹ, nhưng ơn Cha Mẹ như Trời cao chẳng cùng."
Ca dao về ơn cha nghĩa mẹ và đạo hiếu
Trả lờiXóa“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.”
“Ru hời, ru hỡi, ru hời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
“Công cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm mớn (búng) lưỡi lừa cá xương”
“Đội ơn chín chữ cù lao
Sinh thành kể mấy công lao cho bằng
Trời ơi có thấu tình chăng
Bước sang mười sáu ông trăng đã già”
“Mất mẹ, mất cha thật là khó kiếm
Chứ điệu vợ chồng không hiếm gì nơi”
“Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha mất gót con đen xì”
“Còn cha còn mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây
Đờn đứt dây còn thay nối lại
Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi”
“Bạc bảy đổi còn sách được vàng mười
Mồ côi đâu sánh được người có cha.”
“Mất cha con cũng u ơ
Mất mẹ con cũng bơ vơ một mình”
“Phụ mẫu hiện tiền như Phật tại thế”
“Lên chùa thấy Phật muốn tu
về nhà thấy mẹ công phu sao đành”
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.”
Rat tu hao co nguoi con Duong Lam - Son Tay - Xu Doai nhu TS. Mong TS tiep tuc cong hien va lam rang danh que huong.
Trả lờiXóaTS NXD thật là sâu sắc khi phân tích mọi nhẽ của vấn đề.
Trả lờiXóaNam mô đại hiếu Mục Kiền Liên bồ tát!
Trả lờiXóaBac Dien doc xem: http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=6419
Trả lờiXóaTôi rất đồng ý với Xuân Diện , hàng ngày thấy bà xã đốt nhiều vàng mã quá tôi cũng thấy không được : tại sao trước đây đâu có đốt nhiều đên vậy? Chỉ cần nén nhang , chén ruou là được rồi. Giờ tôi thấy XH lãng phí quá. Làm sao mà có thể khắc phục được hành động phi VH và lãng phí này ?
Trả lờiXóaMong TS NXD có thể download bài này cho bà con xem nhân ngày lễ rằm tháng 7: Nhà Ngoại Cảm Nguyễn Văn Nhã Nói Về Cõi Âm [Video] - nói về đốt vàng mã ngày lễ VU LAN.
Trả lờiXóahttp://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/08/nha-ngoai-cam-nguyen-van-nha-noi-ve-coi-am-video/comment-page-1/#comment-579
Cảm ơn TS Diện về những thông tin thiết thực trong bài trả lời phỏng vấn này.
Trả lờiXóa"...Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con..."
Trả lờiXóaKhông lẽ ông bà cha mẹ họ tạo nhiều ác nghiệp lắm phải đoạ địa ngục vô gián không có ngày thoát hay sao mà năm nào cũng đốt, đốt mãi đầu độc bầu khí quyển mà chưa cứu đựợc cha mẹ?
Trả lờiXóaTrót sinh ra những đứa con hư, làm hại cộng đồng xã hội...thì cũng là "vô tình" tạo ác nghiệp ! Và những đứa con đốt nhiều vàng mã đầu độc môi trường cũng lại tiếp tục tạo thêm ác nghiệp ! Trời Phật cũng chẳng cứu được chúng đâu !
XóaKhông ngờ người Việt Nam sang đến thế kỷ 21 rồi còn lạc hậu đến thế! May những nước phương Tây họ không mê mờ thế, chứ cũng đốt như đây chắc loài người càng sớm diệt vong vì khí thải.
Trả lờiXóaMô Phật!
Trả lờiXóaTheo thuyến Nhân-Quả của Phật tổ, hễ gieo nhân nào nhận quả ấy thôi, chả ai cứu được ai, xưa kia cả dòng họ Thích Ca của Phật từng bị tàn sát trả thù mà ngài cũng chả cứu được vì hiểu quá rõ đấy là cái quả của cái nhân ác mà dòng họ ngài đã làm trong tiền kiếp mà ra. Đốt vàng mã chỉ làm giầu cho gian thương thôi, chả thay đổi được gì đâu.
Quá chính xác ! Vì đốt vàng mã chỉ là muốn "hối lộ" thần thánh mà thôi ! LŨ NÀY LÁO !
Xóatheo nguyên tắc lưu thông hàng hóa thì sản phẩm nào bán được thì nghề làm ra sản phẩm đó sẽ tồn tại và phát triển. Thực tế lịch sử cho thấy, việc đốt vàng mã đã giúp nhàng giấy tồn tại và phát triển từ khi chưa có chữ viết, chưa có sự hocjcho đến hôm nay. Cấm đốt vàng mã, hàng loạt xí nghiệp giấy sẽ bị đóng cửa, xí nghiệp phá sản, công nhân thát nghiệp...
Trả lờiXóaSản xuất ra giấy rồi đem in ra những thứ báo không ai thèm đọc mới là chuyện đại lãng phí ! Không chỉ lãng phí giấy mà lãng phí cả máy in, người in, người viết, mưc in, lương công nhân...
Trả lờiXóaDùng lắm vào những việc vô nghĩa thế này thảo sản xuất ra toàn giấy hạng bét, giấy đểu chứ có phải bằng nguyên liệu tự nhiên đâu, sách vở thời nay nhiều thứ chưa dùng đã rách đã mòn đã bở bục, giấy xưa dai bền đẹp biết bao.
Trả lờiXóaNhững người xưa bỏ nhà vào chùa là mong có chỗ yên tịnh để TU HÀNH (TU sửa thân và tâm họ và thực HÀNH những giáo lý Phật đà), hàng ngày họ lo thúc liễm thân tâm chính mình để đạt đdược giác ngộ đặng bớt khổ. Vị nào căn cơ cao lắm, sở học cao, sở tu thâm hậu lắm mới giúp cho chúng sinh hiểu lẽ Đạo lẽ đời ra khỏi cõi mê, thoát được bể khổ trần gian. Thời nay xã hội rối loạn, nhiều những sư giả hành nghề lừa đảo tâm linh, biến chùa chiền thành nơi chốn kinh doanh, người dân phải đối mặt với bao khó khăn bất ổn trong cuộc sống không biết bấu víu vào đâu nên dễ tin vào mê tín dị đoan, tiền mất tật mang thật khổ. Những tệ nạn này không ngăn bớt, sẽ sinh ra hạng người lười biếng chui vào chốn tu hành cạo tóc khoác áo cầm mõ đì vào những đám tang ma gọi là cầu siêu cầu an, ê a đọc không biết có đúng Kinh Phật hay đọc cái gì, người dân đâu biết đúng sai rồi mất tiền oan. Bản thân những vị "sư" đó không lo tu hành, thân tâm họ còn đầy ô trược làm sao đủ năng lực tâm linh mà hòng cầu cho người khác?
Trả lờiXóaPhật giáo rất phát triển ở các nước phương Tây, được giới trí thức rất ưa chuộng, họ lo tìm hiểu và học những giáo lý thâm sâu của Triết học Phật giáo chứ không lo cầu cúng lễ lậy như ở ta. Thời Đức Phật tại thế, Phật giáo đang rực rỡ cũng không có chùa chiền cúng lậy, chỉ khi sang đến Trung quốc mới bắt đầu sinh ra chùa, dần dần biến thái sai lạc nhiều đi. Có lẽ cần có những vị chân tu mạnh mẽ như Đấu chiến thắng Phật Tôn ngộ Không để triệt bớt những ma quân trong Tăng đoàn, dẹp bớt những chùa chiền giả mạo, chính những thứ đó phá hỏng ý nghĩa cao quí của Đạo Phật.
PHẬT TẠI TÂM chứ Đức Phật đã đi "kinh tế mới" từ nửa thế kỷ nay rồi còn đâu ! Trong chùa chỉ còn lại những tượng bê tông, gỗ, đá... vô hồn thôi !
XóaÐồng quan điểm với anh. Ở Âu Mỹ , họ nghiên cứu giáo lý Phật Giáo rất thâm sâu. Và họ hiểu Giáo Lý Nhà Phật rất kỷ càng... không như người Á Ðông và nhất là Người Việt chúng ta. Chúng ta chỉ theo cái lệ "Cha theo, con tiếp" mà thôi. Hơn nữa Dân Trí VN còn rất thấp về mọi mặt. Thường nghe theo tin đồn, hơn là tìm hiểu và nghiên cứu. Ngay gia đình tôi là Phật giáo đấy ...nhưng giáo lý Phật Giáo cũng chỉ biết lỏm bỏm...nhìn ra đa số người khác cũng thế, bởi vì chúng ta sống trong môi trường đó nên rất khó thoát ra khỏi sự u mê vô thức, để đến cái Trí Thức và Tri Thức.
XóaChính vì bản chất kém hay lười suy nghĩ, lười tìm hiểu nên qua nhiều thế hệ, Phật Giáo dần dà cứ đi theo đường mê tín không thể tránh khỏi, nhất là ở xã hội hiện tại.... khi dùng Phật Giáo là nơi xin xỏ cho cá nhân riêng, gia đình riêng của mình...hơn là cho nhân loại.
Gọi là theo Phật đó, họ càng đi càng xa giáo lý Phật. Và càng đi vào về mặt cầu xin hạnh phúc, vật chất hơn là về mặt Tâm linh, để tự giải thoát cho chính họ.
Giáo lý Phật rất rỏ ràng : "Phật không cứu ai cả, mọi người phải tự chịu trách nhiệm cho chính mình, tự cứu chính mình. Bởi vì cái Nghiệp của cá nhân đến từ hành động tốt hay xấu của chính người đó... và đó phải nhân được cái "Quả" do chính việc làm (Nghiệp) của người đó.
Người Âu Mỹ cũng thừa nhận "Nghiệp Quả" ở bất cứ mọi nơi, dù ai đó theo bất cứ tôn giáo nào đi nữa ... thì Nghiệp Quả luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống.
Trong khoa học, đó là quan điểm "Nguyên nhân và hậu quả" luôn luôn có sự ràng buộc với nhau ...không khác gì Giáo Lý Nhà Phật.
Quả Tốt hay Xấu là do cái việc làm (Nghiệp) tốt hay xấu mà thôi.
Cần phải nhìn rỏ : Ðâu là chính đạo đâu là ma đạo ... nhất là trong xã hội VN hiện nay. Kẻ tu hành thật thì ít, kẻ tu giả thì rất nhiều, chính vì đó Phật Giáo VN đang trên con đường đi vào mê tín, đồng bóng...như cái việc "Cúng vàng Mã" ở mùa Vu Lan là vậy.
May mắn con mình lúc nào cũng có hiếu chứ không chờ đến lễ VU LAN mới báo.
Trả lờiXóaThấy thiên hạ đốt vàng mã quá trời tôi bảo con khi nào ba mất con đừng bắt chước người ta đốt, để tiền ấy mua sữa tốt cho con mày nó ăn, ba hổng cần những thứ đó, mày ngoan với ba vầy là được rồi.
Trả lờiXóaRất hay ! Lời của Cha dạy cho con : Chí phải . Còn lời của con như thế nào ? để đúng nghĩa với cụm từ báo hiếu với cha mẹ , ông bà , tổ tiên . Đi với Phât mặc áo cà sa , đi với Ma thì mặc áo giấy . Vấn đề mà TS Diện đưa ra không phải nhỏ đâu ( chỉ mới Phât Giáo ) .Hy vọng mùa báo hiếu của cả dân tộc chúng ta sẽ không al làm phiền ai ! Và hãy thành kính tịnh tâm !!!
XóaToàn mua rác của thằng Tầu về đốt làm bẩn không khí, đốt mãi vẫn khổ, càng đốt càng cầu càng lậy càng khổ hơn, càng thấy địa ngục ngay ở trần gian, ngay trước mắt: đói, khát, giết chóc, cướp phá, bất công, tai nạn, trôm cắp...còn rùng rợn hơn ngàn lần cái địa ngục tưởng tượng của bà Thanh Đề!
XóaChữ Hiếu trong tim luôn thường trực
Trả lờiXóaSao chờ cho đến lễ Vu Lan
Cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện. Ông đã hiểu rất sâu sắc về Phật Giáo. TS đã giải thích rất đúng: "...Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư phật hoan hỷ, ngày của chư tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư tăng. Các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát.” Cùng với hai phản hồi mà tôi rất thích của Nặc danh 19:45 25/8/2015 và của Kalkin 15:19 ngày 26/8/2015
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTu lau toi van rat kinh-trong trang nha` cua Ts Nguyen-Xuan-Dien,
Ha-Tuyet-Van.
Tôi e là Phật giáo không thể thay đổi chuyện này. Nó độc lập với giới luật Phật.
Trả lờiXóaBác Diện nói đúng. Việc đốt vàng mã có từ thời cổ của nhân loại. Ðông Tây đều có qua các "lễ tế thần" của các dân tộc thời man rợ. Người bị tế "sống" bị giết trong lễ tế để qua thế giới kia hầu hạ kẻ đã chết. Á đông ta không ít việc này qua truyện như giết trinh nữ để bảo vệ kho tàng. Ngay trong lịch sử dân tộc Hán, việc biết rỏ ràng nhất là Tần Thủy Hoàng khi chết đã đem "chôn sống" theo ông hơn 3000 người cùng với bàng bạc.. để hầu hạ ông ở thế giới bên kia. Sau này biến đổi quan điểm ... chôn người sống, vàng bạc bằng người giấy và giấy vàng mã. Nó xuất phát từ Ðạo Lão của mấy ông Ðạo Sĩ, tu luyện thành thánh thần đi mây về gió.
Trả lờiXóaViệc đốt vàng mã, người nộm KHÔNG có trong nghi lễ Phật giáo và cũng không có phong tục này trong giáo lý Phật giáo.
Phật giáo không có xây dựng trên quan niệm "số mệnh" như mấy ông Ðạo Sĩ của Ðạo Lão.
Giáo lý Phật giáo đặt trên quan điểm "Duyên và Nghiệp", nền tảng này đưa ra "luật Nhân Quả"
Người VN nên nhìn rỏ sự khác biệt này, và nên chấm dứt phong tục "đốt vàng mã" mê tín này .
Ðồng ý với quan điểm của Bác Diện.
Cố Hòa thượng Thích Thanh Từ - Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viết cuốn Hủ tục đốt vàng mã. Trong đó ông viết " Hủ tục đốt vàng mã là sự lừa đảo lớn nhất trong lịch sử loài người".
Trả lờiXóaTục đốt vàng mã vốn bắt nguồn từ TQ. Dân mình chịu ảnh
Trả lờiXóahưởng VH của họ nên làm theo. Suy nghĩ kĩ thì tục đốt vàng mã không phải chỉ lãng phí tiền của vô ích , làm ô nhiễm môi trường mà còn là biểu hiện "thói giả dối"! Nếu nghĩ "Trần sao
Âm vậy" sao không mang vàng thật, ngựa xe thật, tiền thật mà chôn theo người chết, lại mang mấy thứ làm bằng giấy là
một thứ đồ giả để lừa dối cả ông bà tổ tiên của mình? Nếu đúng "các cụ" linh thiêng thật, chắc phải "báo mộng" mắng vào
mặt con cháu là một lũ gian trá lừa đảỏ không chừng! Tôi nghĩ tập tục chia của cải cho người chết của một số vùng
đồng bào ta còn giữ ở Tây Nguyên mới đúng là niềm tin chân
thành "Trần sao Âm vậy". Tôi thực tình nghĩ vậy, nên những
ngày giỗ tết, gia đình tôi tuy không bao giờ không cúng Ông
Bà, Tổ Tiên để nhắc nhở cháu con nhớ về nguồn cội và công ơn của Tổ Tiên, nhưng tuyệt nhiên bỏ tục đốt vàng mã từ bao năm
nay mà chẳng thấy thần linh báo mộng, hay trừng phạt gì cả!
Cũng chưa bao giờ đi lễ đền chùa cầu tài lộc như nhiều người. Vậy mà toàn thể đại gia đình tôi vẫn sống khỏe mạnh
đời sống cũng đầy đủ, con cháu cũng học hành đỗ đạt,
có nghề nghiệp đủ sống lành mạnh... Điều này chứng tỏ việc bỏ
hủ tục đốt vàng mã là hợp lí,vừa loại trừ ảnh hưởng văn hóa của Tầu vừa đúng với lối sống văn minh! (T.A)
Khó lắm. Tôi bán ở chợ gần tiệm bán đồ cúng, thấy người mua vàng mã phân trần: "Không biết đốt người âm có nhận được không. Nhưng cứ theo thói quen đốt thôi. Cúng cõi âm, không đốt thì cũng thấy thiêu thiếu, nhàn nhạt...".
Trả lờiXóaKhó cũng phải làm, dần dần sẽ hết khó.
XóaGia đình bác không đốt, con cháu bác không đốt....
Nhiều gia đình không đốt....dần dần cả xã hội sẽ không đốt vàng mã.
Phật giáo nào đốt vàng mã ? Chỉ có con người lắm tham sân si ! Đốt vàng mã cũng không phát xuất từ VN, cũng không từ Ấn Độ . Nó là phong tục của người Trung Hoa !
Trả lờiXóaNgười theo đạo Thiên Chúa như Công Giáo, Tin Lành có đốt vàng mã cho người quá cố đâu !
Trả lờiXóaGia đình tôi từ xưa tới nay chỉ thờ cúng tổ tiên cố can ông bà cha mẹ,một lòng thành kính hương khói nhà thờ vào các dịp lễ tết hoặc giỗ chạp và chăm sóc phần lăng mộ các vị đã khuất,không thờ Phật thì như vậy đúng hay sai đây TS Diện và các bác?Xin cho lời chỉ giáo
Trả lờiXóaĐốt vàng mã nhiều thì chỉ có đại gia và cán bộ mà thôi, bởi vì quyền và tiền dựa nhau cướp đất của dân nên lúc nào cũng lo sợ trong cõi vô hình!
Trả lờiXóaỞ nước ta thì chỉ có cướp đất của dân và bán công sản, tài nguyên thì mới có tiền và tiền này thì kéo theo lo sợ nên phải cúng bái đốt vàng mã vì sợ âm binh! Thật ra kẻ đi cướp đất, bán tài nguyên, bán nước thì đã là âm binh rồi!
Trước tiên,gia đình người thân các lãnh đạo đảng, NN và CP nên gương mẫu thực hiện trước...May ra toàn xh sẽ noi gương !
Trả lờiXóa