ĐỀN SÒNG - SÙNG SƠN LINH TỪ
Bài: Nhân Phúc
Sòng Sơn Linh Từ hay dân gian Vẫn gọi Phủ Sòng là nơi thờ Thiên - Địa Tiên Thánh Mẫu (Vân Hương Đệ Nhất Thánh Mẫu - Sòng Sơn Thánh Mẫu).
Rước Mẫu vào Ba Dội
Rước Mẫu ra Đền Sòng
Đền Sòng thiêng nhất Xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành Tiên xây.
Đền Sòng Sơn nơi lưu dấu tích Đức Địa Tiên Thánh Mẫu giáng thế là ngôi đền rất linh thiêng nổi tiếng trong vùng .
Năm Vĩnh Tộ đời vua Lê Thần Tông (1619 - 1628) một ông lão người làng Cổ Đam, trang Phú Dương, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung (nay là làng Cổ Đam, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) được Tiên Chúa Liễu Hạnh linh ứng báo mộng:
“Hãy về nói với dân làng dựng cho Ta một ngôi đền để Ta ngự, Ta sẽ phù hộ cho các người”. Vâng theo lời của tiên Chúa, vào một sáng cuối tháng Giêng, ông lão mang một cái gậy tre đến mảnh đất (nay là khu vực Đền Sòng) cắm xuống, thắp hương và khẩn cầu: “Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa”.
Ít lâu sau cây gậy tre khô ấy như có phép lạ, đã nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt không ai dám chặt đẵn. Dân gian quen gọi là bụi tre Thần.
Nhân dân quanh vùng cho rằng nữ thần Liễu Hạnh đã ứng linh, hiển Thánh; liền kêu gọi nhau góp tiền, công, của xây dựng ngôi đền bên cạnh bụi tre Thần.
Ngôi đền ban đầu xây cất còn đơn sơ, nhỏ bé, về sau được tu bổ khang trang, uy nghi, đẹp đẽ hơn. Năm thứ 33 niên hiệu Cảnh Hưng, thời vua Lê Hiển Tông (khoảng năm 1773), Bà Hoàng Thái Hậu nhà Lê cùng Vương phi Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm) vào đền Sòng Sơn làm lễ cầu tự, đã phát tâm công đức 50 lạng bạc cho dân sở tại tu sửa lại đền và xây chiếc cầu bằng đá xanh hình vòm bắc qua con suối trước đền để khách thập phương sang vãn cảnh hòn Ngọc và hồ cá Thần.
Vào năm Duy Tân thứ sáu (1912); Lần thứ hai vào năm Khải Định thứ tư (1919); lần thứ ba vào năm Bảo Đại thứ ba (1928) theo văn bia bằng tiếng Pháp của A.Lag re Ze – Công sứ Thanh Hóa (thời thuộc Pháp) được Viện Hán Nôm dịch thuật cho biết: Đến năm 1939, quan Bố chánh tỉnh Thanh Hoá tên là Tôn Thất Toại đã kêu gọi nhân dân quanh vùng hiến đất, đồng thời ông còn cấp một số tiền lớn để trùng tu, tôn tạo đền Sòng Sơn rộng rãi, uy nghi hơn trước. Trong lần tu bổ này, ngày 12 tháng 4 năm 1939, khi đào đất để xây bức bình phong trước đền, thợ xây dựng phát hiện một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. trong đó có cuốn sách gồm 5 tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 – 1628) đời vua Lê Thần Tông.
Nội dung cuốn sách ghi lại lịch sử gia đình ông Lê Tư Thắng và bà Trần Thị là cha mẹ của nữ thần Vân Hương (tức nữ thần Liễu Hạnh) ở làng Vân Cát-huyện Thiên Bản-phủ Nghĩa Hưng (nay là huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định). Theo phỏng đoán của A.LagrèZe (Công sứ Thanh Hóa thời thuộc Pháp): “Vị nữ thần Liễu Hạnh hiển thánh ở Sòng Sơn nên dân làng Vân Cát đã cúng cuốn sách đó cho nữ thần”.
Trong các cung thờ có hơn 40 bức hoành phi, câu đối, đại tự được cung tiến trong dịp trùng tu tôn tạo lại đền năm 1938 với nội dung suy tôn, ngợi ca công đức, sự linh thiêng của Thánh Mẫu và cảnh đẹp của vùng đất thiêng Sòng Sơn. Đặc biệt trong cung cấm, ngoài bức đại tự “Mẫu Nghi Thiên Hạ” ở gian chính điện, gian bên tả có bức đại tự “Vạn Cổ Anh Linh” (Linh thiêng muôn thuở). Gian bên hữu có bức đại tự “Sùng Sơn Hiển Thánh” (Hiển Thánh ở Sòng Sơn).
Đáng chú ý nhất là câu đối; Ở hai cột gian giữa:
“Sòng Sơn hiển tích thiên thu tại,
Thanh Hoá danh lam vạn cổ truyền”.
Nghĩa là:
“Sòng Sơn hiển tích nghìn thu còn mãi đó,
Thanh Hoá danh lam muôn thuở vẫn truyền lưu”.
Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Hà Nội) - một trong những nơi thờ Thánh Mẫu đã phần nào đã nói lên rằng Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt nam nói chung và người Thanh Hoá nói riêng.
“Chẳng thiêng cũng Bụt chùa nhà, đất Thanh Hoa nữ thần có một;
Đẹp nhất là Tiên hạ giới, cõi Nam Thiên bất tử hòa tư”.
Hoặc câu đối tại các di tích đề rằng:
VÂN CÁT GIÁNG SINH THẦN BẤT TỬ
SÒNG SƠN HIỂN THÁNH LẪM NHƯ SINH .
Chùm ảnh quý do người Pháp chụp:
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét