Các biện pháp trả đũa Mỹ sẽ phải nhận được sự đồng ý của ông Tập Cận Bình,
theo một chuyên gia Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Vì sao Bắc Kinh chưa nói gì sau khi
ông Trump dọa cắt ưu đãi cho Hong Kong?
ông Trump dọa cắt ưu đãi cho Hong Kong?
Tuổi trẻ
31/05/2020 17:37 GMT+7
TTO - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đến giờ vẫn chưa nói gì về động thái của ông Trump. Giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang tính toán mọi kịch bản và chờ xem Washington sẽ làm gì tiếp theo để nhanh chóng trả đũa.
Các quan chức cấp cao Hong Kong chỉ trích ông Trump vì đòi bỏ quy chế đặc biệt
Chính khách Hong Kong: 'Không có gì phải sợ lệnh trừng phạt của ông Trump'
Các công ty nước ngoài ở Hong Kong: Đi hay ở?
Theo báo South China Morning Post (SCMP), truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như đã được chỉ đạo không đưa tin cuộc họp báo về Hong Kong của Tổng thống Trump hôm 29-5 (giờ Mỹ).
Hầu hết đều chỉ tập trung vào việc ông Trump tuyên bố cắt đứt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phát ngôn được đưa ra trong cùng cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
Hôm 28-5, Quốc hội Trung Quốc thông qua một nghị quyết mở đường cho việc soạn thảo dự luật an ninh mới cho Hong Kong. Động thái này bị Mỹ và phương Tây tố cáo là làm xói mòn nền tự chủ của Hong Kong và vi phạm cam kết đảm bảo "một quốc gia, hai chế độ".
Nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh "đã nuốt những lời hứa với Hong Kong", ông Trump tuyên bố sẽ bắt đầu hủy bỏ các chính sách giúp Hong Kong có được những đãi ngộ đặc biệt từ Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng xác nhận sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong làm suy yếu nền tự chủ của đặc khu này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đến giờ vẫn chưa đưa ra tuyên bố gì về các phát ngôn trên khiến nhiều người thắc mắc về sự im lặng này.
"Tôi nghĩ có lẽ Bắc Kinh đang chờ các hành động cụ thể hơn từ Mỹ để tung ra các đòn trả đũa chính xác", báo SCMP dẫn lời giáo sư Tian Feilong thuộc Đại học BeiHang ở Trung Quốc.
"Bắc Kinh chắc đang bận chuẩn bị các kịch bản trừng phạt từ Mỹ và đáp trả bằng lệnh cấm đi lại hoặc tăng thuế quan lên hàng hóa Mỹ", ông Tian suy đoán.
Đồng quan điểm, ông Shi Yinhong thuộc Đại học Renmin cho rằng khả năng cao Trung Quốc sẽ từ chối cho các quan chức Mỹ nhập cảnh và đẩy nhanh việc xây dựng luật an ninh cho Hong Kong.
"Tất cả các biện pháp trả đũa của Trung Quốc đều phải nhận được sự chấp thuận của Chủ tịch Tập Cận Bình", ông Shi lưu ý. "Tôi nghĩ Mỹ sẽ hành động nhanh, trước khi luật an ninh cho Hong Kong có hiệu lực, Washington sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào Trung Quốc".
.
Hầu hết đều chỉ tập trung vào việc ông Trump tuyên bố cắt đứt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phát ngôn được đưa ra trong cùng cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
Hôm 28-5, Quốc hội Trung Quốc thông qua một nghị quyết mở đường cho việc soạn thảo dự luật an ninh mới cho Hong Kong. Động thái này bị Mỹ và phương Tây tố cáo là làm xói mòn nền tự chủ của Hong Kong và vi phạm cam kết đảm bảo "một quốc gia, hai chế độ".
Nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh "đã nuốt những lời hứa với Hong Kong", ông Trump tuyên bố sẽ bắt đầu hủy bỏ các chính sách giúp Hong Kong có được những đãi ngộ đặc biệt từ Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng xác nhận sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong làm suy yếu nền tự chủ của đặc khu này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đến giờ vẫn chưa đưa ra tuyên bố gì về các phát ngôn trên khiến nhiều người thắc mắc về sự im lặng này.
"Tôi nghĩ có lẽ Bắc Kinh đang chờ các hành động cụ thể hơn từ Mỹ để tung ra các đòn trả đũa chính xác", báo SCMP dẫn lời giáo sư Tian Feilong thuộc Đại học BeiHang ở Trung Quốc.
"Bắc Kinh chắc đang bận chuẩn bị các kịch bản trừng phạt từ Mỹ và đáp trả bằng lệnh cấm đi lại hoặc tăng thuế quan lên hàng hóa Mỹ", ông Tian suy đoán.
Đồng quan điểm, ông Shi Yinhong thuộc Đại học Renmin cho rằng khả năng cao Trung Quốc sẽ từ chối cho các quan chức Mỹ nhập cảnh và đẩy nhanh việc xây dựng luật an ninh cho Hong Kong.
"Tất cả các biện pháp trả đũa của Trung Quốc đều phải nhận được sự chấp thuận của Chủ tịch Tập Cận Bình", ông Shi lưu ý. "Tôi nghĩ Mỹ sẽ hành động nhanh, trước khi luật an ninh cho Hong Kong có hiệu lực, Washington sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào Trung Quốc".
.
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong đụng độ với người biểu tình ngày 27-5.
Hoàn Cầu thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì cho rằng việc Mỹ rút quy chế đặc biệt cho Hong Kong là "tự sát". "Người Mỹ sẽ dám trừng phạt Trung Quốc tới đâu? Các người nên tự tính lại thiệt hại của mình trước", tờ báo nổi tiếng vì quan điểm cứng rắn bình luận.
Hãng tin Reuters trước đó bình luận việc ông Trump tuyên bố các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc nhưng không nói rõ thời gian cho thấy tổng thống Mỹ đang thử dò phản ứng của Bắc Kinh. Reuters cũng cho rằng đây có thể là một cách nhằm kéo dài thời gian để cân nhắc thiệt hơn của ông chủ Nhà Trắng trước khi quyết định áp đặt các biện pháp quyết liệt hơn nữa.
Các đãi ngộ đặc biệt của Mỹ dành cho Hong Kong được quy định trong Đạo luật quan hệ Mỹ - Hong Kong năm 1992. Các nhà lập pháp Mỹ khi đó cho rằng Hong Kong xứng đáng được đối xử khác với phần còn lại của đại lục kể cả khi không còn là thuộc địa của Anh và được trao trả cho Trung Quốc.
Theo đó, Mỹ sẽ giữ nguyên các ưu đãi dành cho Hong Kong như khi còn là thuộc địa của Anh sau ngày 1-7-1997, thời điểm Trung Quốc tiếp nhận Hong Kong. Đạo luật này đã nhắc tới rất nhiều chính sách đặc biệt cho thấy tình cảm của Mỹ đối với cựu thuộc địa Anh.
Chẳng hạn, cho dù Trung Quốc đã thu hồi Hong Kong, đạo luật yêu cầu Mỹ nên tiếp tục hỗ trợ Hong Kong "tiếp cận các công nghệ nhạy cảm được kiểm soát bởi Ủy ban điều phối về kiểm soát xuất khẩu đa phương, miễn là các công nghệ đó được bảo vệ khỏi việc sử dụng hoặc xuất khẩu không đúng cách".
Một điều khác yêu cầu Mỹ "duy trì và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với Hong Kong và tiếp tục đối xử với Hong Kong như một lãnh thổ tách biệt trong các vấn đề kinh tế, thương mại" cũng như tiếp tục quy chế "tối huệ quốc" trong thương mại cho Hong Kong.
Bảo Duy
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét