NGƯỜI DÂN TRÔNG CHỜ GÌ Ở KỲ HỌP QUỐC HỘI!!!
Cử tri Nguyễn Xuân Diện
“Đến hẹn lại lên”, các kỳ họp Quốc hội diễn ra thường là rất định kỳ. Trước ngày khai mạc các kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội lại tổ chức họp báo để thông tin tới cử tri và báo chí về các nội dung làm việc của kỳ họp. Cuộc họp báo kiểu này thường có nội dung giống nhau, và thường không phải là vấn đề mà cử tri thực sự quan tâm, tức là không phải là những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Có lẽ vì quá quen với các kỳ họp Quốc hội nên dư luận xã hội cũng không quan tâm nhiều, trừ các cán bộ hưu trí ở các thành phố do họ có thời gian rảnh rỗi. Và như thế, các kỳ họp Quốc hội ít đáp ứng được các quan tâm của cử tri.
Lần này, trong cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, cử tri thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị Quốc hội 2 vấn đề thực sự đang được cử tri cả nước quan tâm là: Quốc hội cần ra Nghị quyết về Biển Đông, và Quốc hội phải có giám sát tối cao về vụ án Hồ Duy Hải.
Qua quan sát mạng xã hội tôi thấy cử tri quan tâm đến 7 vấn đề sau, đòi hỏi Quốc hội phải thể hiện rõ vai trò của một “Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” của đất nước, đặc biệt là việc “giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”(Hiến pháp, Chương V, điều 69):
- Đánh giá tình hình và ra Nghị quyết về Biển Đông;
- Giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải;
- Lắng nghe nguyện vọng của dân và Giám sát tối cao vụ án Đồng Tâm;
- Đánh giá các dự án có liên quan đến Trung Quốc (Đường trên cao Cát Linh -Hà Đông), việc người Trung Quốc chiếm lĩnh các khu đất trọng yếu về an ninh quốc gia, các doanh nghiệp Trung Quốc ở Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh lũng đoạn và vi phạm pháp luật Việt Nam…;
- Tình hình lãng phí ngân sách quốc gia ở các dự án về bảo tàng, tượng đài, khu du lịch núp bóng di tích (Bãi cọc Cao Quỳ (427 tỉ) , Bảo tàng Nông nghiệp Miền Tây ( 400 tỉ), ….;
- Đánh giá tình hình kinh tế xã hội sau Đại dịch Covid-19, đặc biệt là các gói hỗ trợ dân nghèo và thực hiện các chính sách "khoan thư sức dân" (sau Đại dịch mà triển khai CSGT như hiện nay là rất tệ);
- Luật mà Dân đòi đã lâu, Quốc hội nợ đã lâu: Luật Biểu tình.
Trong 7 vấn đề nêu trên thì 3 vấn đề cần ưu tiên là:
- Đánh giá tình hình và ra Nghị quyết về Biển Đông;
- Giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải;
- Lắng nghe nguyện vọng của dân và Giám sát tối cao vụ án Đồng Tâm;
Một Nghị quyết về Biển Đông thể hiện rõ ý chí và nguyện vọng của 96 triệu dân Việt Nam trước tình hình ngày càng phức tạp trên Biển Đông là điều cần được quan tâm trước hết, bởi đó còn thể hiện trách nhiệm của Quốc hội trước lịch sử; thế đứng và trách nhiệm của Việt Nam trước khu vực và thế giới.
Vụ án Hồ Duy Hải và vụ thảm sát Đồng Tâm là hai vụ án chạm đến tính chính danh của chế độ, đến tính chính danh của nền Tư pháp và chấn động đạo đức và tâm linh mỗi người dân Việt Nam. Lòng tin của dân vào thể chế sẽ còn hay mất là phụ thuộc vào việc giải quyết hai vụ án này.
Xem ra, Quốc hội còn lâu mới đáp ứng được yêu cầu của cử tri cả nước!
Cử tri Nguyễn Xuân Diện
“Đến hẹn lại lên”, các kỳ họp Quốc hội diễn ra thường là rất định kỳ. Trước ngày khai mạc các kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội lại tổ chức họp báo để thông tin tới cử tri và báo chí về các nội dung làm việc của kỳ họp. Cuộc họp báo kiểu này thường có nội dung giống nhau, và thường không phải là vấn đề mà cử tri thực sự quan tâm, tức là không phải là những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Có lẽ vì quá quen với các kỳ họp Quốc hội nên dư luận xã hội cũng không quan tâm nhiều, trừ các cán bộ hưu trí ở các thành phố do họ có thời gian rảnh rỗi. Và như thế, các kỳ họp Quốc hội ít đáp ứng được các quan tâm của cử tri.
Lần này, trong cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, cử tri thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị Quốc hội 2 vấn đề thực sự đang được cử tri cả nước quan tâm là: Quốc hội cần ra Nghị quyết về Biển Đông, và Quốc hội phải có giám sát tối cao về vụ án Hồ Duy Hải.
Qua quan sát mạng xã hội tôi thấy cử tri quan tâm đến 7 vấn đề sau, đòi hỏi Quốc hội phải thể hiện rõ vai trò của một “Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” của đất nước, đặc biệt là việc “giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”(Hiến pháp, Chương V, điều 69):
- Đánh giá tình hình và ra Nghị quyết về Biển Đông;
- Giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải;
- Lắng nghe nguyện vọng của dân và Giám sát tối cao vụ án Đồng Tâm;
- Đánh giá các dự án có liên quan đến Trung Quốc (Đường trên cao Cát Linh -Hà Đông), việc người Trung Quốc chiếm lĩnh các khu đất trọng yếu về an ninh quốc gia, các doanh nghiệp Trung Quốc ở Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh lũng đoạn và vi phạm pháp luật Việt Nam…;
- Tình hình lãng phí ngân sách quốc gia ở các dự án về bảo tàng, tượng đài, khu du lịch núp bóng di tích (Bãi cọc Cao Quỳ (427 tỉ) , Bảo tàng Nông nghiệp Miền Tây ( 400 tỉ), ….;
- Đánh giá tình hình kinh tế xã hội sau Đại dịch Covid-19, đặc biệt là các gói hỗ trợ dân nghèo và thực hiện các chính sách "khoan thư sức dân" (sau Đại dịch mà triển khai CSGT như hiện nay là rất tệ);
- Luật mà Dân đòi đã lâu, Quốc hội nợ đã lâu: Luật Biểu tình.
Trong 7 vấn đề nêu trên thì 3 vấn đề cần ưu tiên là:
- Đánh giá tình hình và ra Nghị quyết về Biển Đông;
- Giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải;
- Lắng nghe nguyện vọng của dân và Giám sát tối cao vụ án Đồng Tâm;
Một Nghị quyết về Biển Đông thể hiện rõ ý chí và nguyện vọng của 96 triệu dân Việt Nam trước tình hình ngày càng phức tạp trên Biển Đông là điều cần được quan tâm trước hết, bởi đó còn thể hiện trách nhiệm của Quốc hội trước lịch sử; thế đứng và trách nhiệm của Việt Nam trước khu vực và thế giới.
Vụ án Hồ Duy Hải và vụ thảm sát Đồng Tâm là hai vụ án chạm đến tính chính danh của chế độ, đến tính chính danh của nền Tư pháp và chấn động đạo đức và tâm linh mỗi người dân Việt Nam. Lòng tin của dân vào thể chế sẽ còn hay mất là phụ thuộc vào việc giải quyết hai vụ án này.
Xem ra, Quốc hội còn lâu mới đáp ứng được yêu cầu của cử tri cả nước!
Quốc hội chưa bao giờ thấy họp bất thường trong khi Biển Đông nhiều lần sôi sục! Về cử tri thì có nhiều hạng, cử tri hạng bét chưa bao giờ được mời gặp các ông bà đại biểu! Cái gì cũng có cái giá của nó! Bầu bán lăng nhăng thì giá trị bèo nhèo! Thế thôi!
Trả lờiXóaLà công dân thì ai cũng muốn tôn trọng và tin tưởng tuyệt đối vào người đại diện dân cử của mình nhưng chưa bao giờ người dân thấy lá phiếu mình cầm trên tay thực sự có giá trị! Vì sao vậy? Vì hoàn cảnh nó thế thì làm thế nào?
Trả lờiXóaRất đồng ý với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Ông đã nói lên được những điều mà nhiều người dân như chúng tôi đang mong chờ ở Quốc hội.
Trả lờiXóaChỉ ở Việt Nam mới có hiện tượng dân đfi luật biểu tình – điều ở các nước pháp quyền nếu chính quyền có hiến pháp xác định quyền được hội họp (biểu tình là khái niệm chính trị) thì dân nghiễm nhiên có quyền, vì Hiến pháp là luật mẹ – mà luật mẹ đã quyết định thì không chờ luật con cho phép!!! Luật mẹ các nước chỉ có thể dựa vào luật con để hạn chế người dân không biểu tình bừa bãi – chứ không thể ngăn quyền biểu tình. Và thức tế như Việt Nam nên nói rõ là KHÔNG CÓ QUYỀN ĐÓ VÀ HIẾN PHÁP CHƠI CHỮ (gây sự hiểu lầm của) VỚI NHÂN DÂN VÀ CẢ CHUYÊN GIA VỀ LUẬT – và tất cả chỉ quan tâm đề nghị ban hành luật biểu tình là đã bị lái dư luận – y hệt như Covid Việt Nam không lấy ví dụ về Lào và Mông cổ có số nhiễm bệnh ít hơn nhiều so Việt Nam và tất nhiên không có ai chết – mà Việt Nam cứ lấy số quốc gia bị bệnh và chết nhiều để dân tình thấy choáng (lái dư luận, đánh bóng)
Trả lờiXóaChỉ ở Việt Nam mới có hiện tượng dân đòi luật biểu tình – điều ở các nước pháp quyền nếu chính quyền có hiến pháp xác định quyền được hội họp (biểu tình là khái niệm chính trị) thì dân nghiễm nhiên có quyền, vì Hiến pháp là luật mẹ – mà luật mẹ đã quyết định thì không chờ luật con cho phép!!! Luật mẹ các nước chỉ có thể dựa vào luật con để hạn chế người dân không biểu tình bừa bãi – chứ không thể ngăn quyền biểu tình. Và thức tế như Việt Nam nên nói rõ là KHÔNG CÓ QUYỀN ĐÓ VÀ HIẾN PHÁP CHƠI CHỮ (gây sự hiểu lầm của) VỚI NHÂN DÂN VÀ CẢ CHUYÊN GIA VỀ LUẬT – và tất cả chỉ quan tâm đề nghị ban hành luật biểu tình là đã bị lái dư luận – y hệt như Covid, Việt Nam không lấy ví dụ về Lào và Mông cổ có số nhiễm bệnh ít hơn nhiều so Việt Nam và tất nhiên không có ai chết – mà Việt Nam cứ lấy số quốc gia bị bệnh và chết nhiều để dân tình thấy choáng (lái dư luận, đánh bóng), trong khi nếu đúng thì nên để thế giới người có hiểu biết đánh giá khách quan.
Trả lờiXóaVân Đồn đang được lén lút thực hiện theo dự luật đặc khu kinh tế mà người dân đã nhổ vào chúng. Kẻ nào trong những kẻ trên cao đang tiếp tay cho TQ thực hiện một vành đai một con đường của Tập kẻ cướp. Hãy lôi kê bán nước ra ánh sáng
Trả lờiXóaNgười dân phải tự tranh đấu cho quyền Hiến định của mình. Tôi không mong chờ gì ở cái loại QH "Đảng cử (thì phải đắc cử) - Dân (phải) bầu"!
Trả lờiXóathời xưa có 2 bộ phim nổi tiếng và vẫn có giá trị thực tiễn
XóaĐến hẹn lại lên & Bao giờ cho đến tháng 10