Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

CỰU CHÁNH VĂN PHÒNG TÒA ÁN TỐI CAO BÌNH LUẬN VỀ VỤ ÁN

Ôi ! 17 cánh tay hoá ra chập lại thành một và chỉ một mà thôi !!!

VỀ VỤ ÁN HỒ DUY HẢI 
Lời dẫn của Dân Vũ: Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lộc, Cựu chiến binh, nguyên Thẩm phán + Chánh Văn phòng TANDTC phân tích về phiên tòa Giám đốc thẩm xử vụ Hồ Duy Hải.

Được biết, tuy nghỉ hưu, Ông vẫn rất bận rộn với việc đi giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm ND các tỉnh, học viên Học viện Tư pháp...
Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, học trò hỏi tôi về vụ án Hồ Duy Hải . Quả thật tôi không được nghiên cứu hồ sơ vụ án, chỉ nghe qua các luồng thông tin đa chiều nên không dám có ý kiến gì về việc kết tội đối với bị cáo Hải . Tuy nhiên, qua theo dõi phiên toà Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tôi xin nêu một số ý kiến về thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Xin nói trước là những ý kiến của tôi không nhằm chỉ trích ai mà trên tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật mà thôi. 

1/Về thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm 

Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “ Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp :
...c / Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, cán bộ điều tra,Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án. 

Đây là quy định của Phần thứ nhất “Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 , được coi như là nguyên tắc xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự từ sơ thẩm , phúc thẩm , giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy người nào đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là người tiến hành tố tụng thì phải từ chối tham gia xét xử vụ án hoặc bị thay đổi. Việc ký quyết định không kháng nghị vụ án hoặc trả lời khiếu nại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của những người tiến hành tố tụng hình sự cũng chính là đã tiến hành tố tụng vụ án . 

Vì thế, tôi cho rằng ông Nguyễn Hoà Bình phải từ chối tham gia xét xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vì ông Bình đã ký quyết định không kháng nghị vụ án này với tư cách là Viện trưởng VKS NDTC.

Sở dĩ luật quy định như vậy để bảo đảm tính vô tư , khách quan , tránh áp đặt ý muốn chủ quan của người ngồi xét xử vụ án. 

Ông Bình ngồi xét xử, lại là Chánh án Toà án nhân dân tối cao chủ tọa phiên toà làm cho người ta đặt câu hỏi về tính Khách Quan, Vô Tư của phán quyết ?! 

2/ Về thành phần triệu tập đến phiên toà 

Điều 383 BLTTHS quy định: 
...2/ Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, Toà án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên toà giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.”

Rõ ràng là Hội đồng giám đốc thẩm đã xét thấy cần thiết (chứ không phải là có căn cứ để sửa án) nên đã triệu tập người bào chữa cho bị cáo và xét không cần thiết phải triệu tập bị cáo và những người tham gia tố tụng khác ra toà. 

Theo quy định tại Điều 386 BLTTHS thì ..."Trường hợp người bị kết án ,người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên toà thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu... 

Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên toà giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên toà phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước toà".

Tại phiên toà giám đốc thẩm này, luật sư của bị cáo chỉ được trình bày ý kiến mà không có tranh tụng. Việc Hội đồng giám đốc thẩm không cho phép luật sư tham gia đầy đủ phiên toà rõ ràng là vi phạm pháp luật. Có lẽ Hội đồng giám đốc thẩm sửa sai bằng việc lai triệu tập lại khi vị luật sư này đã buộc phải trở về thành phố Hồ Chí Minh trong tâm trạng “Bắc thang mà hỏi ông trời! Có lẽ đây cũng là trường hợp hy hữu trong lịch sử của nền tư pháp XHCN ?! Không biết có còn vụ án nào học theo không? 

3/ Về kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 

Hội đồng giám đốc thẩm cho rằng kháng nghị của VKSNDTC trái pháp luật nên không được chấp nhận. Vậy kháng nghị đó trái pháp luật nào? Kháng nghị khi mà Quyết định số 639/QĐ- CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực pháp luật? Luật nào quy định? Không có quy định nào về vấn đề này trong BLTTHS . 

Thực tế thì Hồ Duy Hải không làm đơn xin ân giảm án tử hình, vậy Chủ tịch nước xét đơn của ai để ra quyết định bác đơn? 

Khi Hội đồng giám đốc thẩm cho rằng kháng nghị trái pháp luật tức là không cần xem xét về nội dung của vụ án thế mà phiên toà vẫn diễn ra trong ba ngày. Thông thường khi xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm HĐXX phải xem xét ngay đến cơ sở của trình tự tố tụng này là Kháng cáo , kháng nghị . Một kháng cáo hoặc kháng nghị đã không hợp pháp thì không có phiên toà. 

4/ Về cái được gọi là “sai sót trong tố tụng hình sự của vụ án này"

Tôi không đồng ý với cách gọi như vậy mà phải nói thẳng đó là những vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mới đúng bản chất của sự việc. Vậy các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự trong vụ án có làm thay đổi nội dung, bản chất của vụ án không? 

Nội dung, bản chất của vụ án phải được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chứng minh bằng chứng cứ được thu thập một cách khách quan, toàn diện , đầy đủ để xác định sự thật của vụ án. Đó thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (Điều 15, Điều 85, Điều 86 BLTTHS) 

Rõ ràng là trong vụ án này, việc điều tra đã có quá nhiều vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục tố tụng hình sự từ khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, dấu vết, nhận dạng vật chứng , mua cái không phải là vật chứng để cố tình hợp pháp hoá vật chứng... Khi mà các cái gọi là chứng cứ được thu thập trái pháp luật, không đúng quy định của pháp luật và lại được sử dụng như là chứng cứ buộc tội thì không ổn vì đó không phải là chứng cứ . Vì thế nó không có sức thuyết phục, không đủ để chứng minh tội phạm và đương nhiên nó làm ảnh hưởng hoặc thay đổi nội dung , bản chất của vụ án.

Sẽ là một tiền lệ và nguy hiểm hơn là án lệ cho các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự nói riêng và phát luật tố tụng nói chung . Đáng quan ngại! 

5/ Về cái kết của vụ án này 

Theo quy định của Chương XXVll của BLTTHS “Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “ thì vẫn còn có những người sau có thể yêu cầu, kiến nghị , đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao 

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu;

- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị;

- Viện trưởng VKSTC kiến nghị;

- Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao đề nghị;

Tuy nhiên xem ra chỉ là một phần ngàn của tia hy vọng mà thôi. Dù sao thì cũng vẫn hy vọng cho dù là vô vọng ! 

Ôi ! 17 cánh tay hoá ra chập lại thành một và chỉ một mà thôi !!!

13 nhận xét :

  1. HOAN HÔ ÔNG NGUYỄN HÒA BÌNH.
    PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HỒ DUY HẢI ĐÃ CÓ TIẾNG VANG LỚN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC.
    CÁI MẶT CỦA ÔNG XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CÔNG LÝ CHO TÒA ÁN TỐI CAO NHÂN DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
    NGÀN NĂM LƯU DANH.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên đồ tể . Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

      Xóa
    2. Cảm ơn ông Nguyễn Quang Lộc! Ông đã chỉ ra vi phạm tố tụng nghiêm trọng của chính Chánh án Nguyễn Hòa bình ( ngay từ trước khi vụ án được đưa ra xét xử GĐT, dư luận đã đặt quá nhiều câu hỏi về việc ông Bình đã ký quyết định không kháng nghị khi ngồi ghế viện trưởng VKSTC, lại ngồi ghế chủ tọa có khách quan hay không?). Giờ thì rõ rồi! Nhưng phiên tòa vi phạm bộ luật TTHS thì có bị hủy hay không? Ai có quyền hủy?

      Xóa
    3. Đừng vội kết tội ông Bình, ông ta biết rõ mình ngồi là xử án là sai, nhưng không kẻ nào dám có ý kiến để thay người ngồi sử tử hình một con người mà quá nhiều vi phạm PL tố tụng, ông Bình là người ngầm đẩy kết luận cho UBTVQH và coi như đã hoàn thành nhiệm vụ !!!

      Xóa
  2. Việc tên Nguyễn Hoà Bình ngồi ghế chánh án phiên toà giám đốc thẩm là đã sai ngay từ đầu. Vậy ai đã ký phê chuẩn hội đồng xét xử này nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Tuy nhiên xem ra chỉ là một phần ngàn của tia hy vọng mà thôi. Dù sao thì cũng vẫn hy vọng cho dù là vô vọng ! 
    (ông Nguyễn Quang Lộc)

    Thực tế không bi quan như ông Nguyễn Quang Lộc trình bày, bởi vì theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì có thể tiến hành những phiên toà giám đốc thẩm thêm nữa chứ không phải duy nhất một lần:

    "Tức là có bao nhiêu Giám đốc thẩm cũng được, vả lại nếu bỗng nhiên có gì đặc biệt, có thể áp dụng Tái thẩm, tức là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao có thể ra quyết định kháng nghị GIám đốc thẩm lần hai vân vân."
    (tiến sĩ Hà Hoàng Hợp)
    Hiện nay theo báo Công an Nhân dân đã phát hiện Nguyễn Văn Nghị là nghi can, vậy thì có thể tái thẩm rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Việc Giám đốc thẩm lần hai, lần ba thuộc về nguyên tắc, chánh án TAND tối cao vẫn phải đề nghị khi Quốc hội và VKSND tối cao kiến nghị vì đó là nguyên tắc.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết hay ,súc tích, lập luận chặt chẽ.Vậy mà đây lại là của phiên tòa của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân TC .không thể hiểu nổi ........mà nên gọi là TỐI THẤP thì đúng hơn xin bó tay.........

    Trả lờiXóa
  6. Tôi tin là Vụ án này chưa kết thúc. Dư luận còn sục sôi,...không lẽ không có ai có đủ quyền dám lên tiếng đề nghị GĐ Thẩm lần 2 (UBTVQH, CTN, VT VKSTC,... Chánh án TATC thì không rồi)?

    Trả lờiXóa
  7. Càng đọc, càng nhìn rộng, càng thấy PGS.TS Nguyễn Hoà Bình, Chánh toà tối cao lú lẫn, dốt luật, dốt tiếng Việt đến mức nào. Ông Bình đã tự đào mồ chôn khi tự xử vụ án này. Nếu PGS.TS Bình còn được QUY PHÂN (quy hoạch phân công) giữ ghế hoặc lên cao... thì người ta tự khoét thêm xẻng đất cho huyệt mộ!

    Trả lờiXóa
  8. Toàn là Thạc sĩ, Tiến sĩ luật nhưng không thèm thuộc luật TTHS.Hay là ThS, TS mua? Yêu cầu Quốc hội đuổi cả 17 vị này về chăn vịt cho đúng với năng lực của họ. Cứ để họ ở vị trí này thì càng làm ô nhục cho nền tư pháp Việt Nam. Đúng là "VN làm được những cái mà thế giới không bao giờ làm được cả"./.

    Trả lờiXóa
  9. Đẹp mặt chưa hỡi các ông bà tiến sỹ, thạc sỹ luật của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông nghè ở VN thời nay nhiều lắm. Xưng danh xưng hàm trong vụ án này chỉ lộ ra loại tiến sĩ phổ cập thôi. Dân khinh, trí thức tởm.

      Xóa