Ông Ngô Tiến Hùng (Ảnh: M.Thoa).
TAND Tối cao nói về việc dựng tượng
vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý
Dân trí
Thứ Hai 27/04/2020 - 15:59
Theo ông Ngô Tiến Hùng - Người phát ngôn của TAND Tối cao, đa số các cơ quan, nhà sử học và cán bộ ngành toà án ủng hộ việc lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu.
Dân trí
Thứ Hai 27/04/2020 - 15:59
Theo ông Ngô Tiến Hùng - Người phát ngôn của TAND Tối cao, đa số các cơ quan, nhà sử học và cán bộ ngành toà án ủng hộ việc lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu.
“TAND Tối cao sẽ tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến để báo cáo Hội đồng Nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông - nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam xem xét, quyết định”- ông Hùng nói.
"Nhiều nước đã lựa chọn các vị vua làm biểu tượng công lý"
Theo ông Hùng, việc lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam đã được triển khai thực hiện từ 2 năm trước.
TAND Tối cao đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Trần Nhân Tông Đại học Quốc gia Hà Nội…
TAND Tối cao cũng đã tiến hành lấy ý kiến của các đại biểu tham dự đối với 15 nhân vật lịch sử tiêu biểu. Kết quả 75% các chuyên gia, nhà sử học, nhà khoa học lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam.
Từ cơ sở đó, TAND Tối cao đã tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống TAND đối với các nhân vật lịch sử; kết quả, 82% ý kiến đã lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ quan này đã ban hành văn bản xin ý kiến các cơ quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Tư pháp,… và đều nhận được ý kiến đồng thuận cao.
“Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thống nhất đề xuất lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam. Sau đó Ban Chỉ đạo xây dựng nhân vật lịch sử tiêu biểu đã họp và bỏ phiếu nhất trí lựa chọn vua Lý Thái Tông. Thực tế trên thế giới có gần 100 nước đã lựa chọn biểu tượng công lý, trong đó nhiều nước lựa chọn các vị vua làm biểu tượng công lý”- ông Hùng cho hay.
Người phát ngôn TAND Tối cao khẳng định việc lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam bảo đảm tính khách quan, thận trọng và có tác dụng khẳng định truyền thống thượng tôn pháp luật đã có từ lâu đời, cũng như tôn vinh những cống hiến của bậc tiền nhân là vị vua anh minh đã đóng góp vào trị vì đất nước…
Hội đồng Nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông đã mời nhà điêu khắc phác thảo các mẫu tượng và đến nay đã có 3 mẫu phác thảo được lựa chọn để gửi đi TAND các cấp lấy ý kiến góp ý. Kết quả lấy ý kiến sẽ được tổng hợp báo cáo Hội đồng Nghệ thuật xem xét quyết định trong thời gian tới.
.
3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông đang được TAND Tối cao lấy ý kiến.
Có gây tốn kém, lãng phí?
Trả lời thắc mắc xung quanh việc dựng tượng vua Lý Thái Tông trong toàn hệ thống TAND sẽ gây ra tốn kém, ông Ngô Tiến Hùng cho rằng sau khi Hội đồng Nghệ thuật lựa chọn mẫu tượng, bức tượng được đặt tại Quảng trường Công lý - thuộc dự án Trụ sở TAND Tối cao mới (số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thiết kế và kinh phí xây dựng tượng nằm trong gói dự án xây dựng trụ sở TAND Tối cao đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, một số TAND địa phương có đề xuất xây dựng tượng tại trụ sở tòa án nhưng nội dung này TAND Tối cao không có chủ trương.
“Việc lựa chọn vua Lý Thái Tông - nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam để xây dựng tượng đặt tại trụ sở mới của TAND Tối cao đã bảo đảm các quy định tại Nghị định số 113/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
Việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở TAND Tối cao nằm trong khuôn viên của trụ sở TAND Tối cao cũ đã được xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia sẽ là công trình không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc, nghệ thuật, mà còn góp phần thể hiện tầm vóc, sự uy nghiêm của cơ quan tư pháp cao nhất của đất nước”- ông Hùng cho hay.
Thế Kha
Ông Ngô Tiến Hùng này cố nói lấy được, bất chấp, tao là luật, luật là tao, tao thích là tao làm, đố ai ngăn được tao!!!
Trả lờiXóaỦa, mà TANDTC cũng có Người phát ngôn à? Hay quá! Ông ta nói như vẹt: "đa số các cơ quan, nhà sử học và cán bộ ngành toà án ủng hộ việc lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu", lại nói mà không có bằng chứng, không có con số, nói như ông Hoàng Bình Quân hôm trước vậy!!!.
Sao không dựng tượng Bao Công đỡ phải thiết kế tạo hình.Trẻ, già Việt Nam ai cũng biết.......
Trả lờiXóaTANDTC là cơ quan xét xử cao nhất ở Việt Nam, không có nghĩa lãnh đạo cơ quan này có quyền lựa chọn, quyết định việc lấy tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng", các quyết định về ngày truyền thống hay biểu tượng của một ngành thường không do các ngành tự lựa chọn, mà phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền!
Trả lờiXóaAnh Hùng ơi ! Cho em danh sách gần trăm nước kia với.
Trả lờiXóaChưa cần đọc lề trái mà gần 100 % góp ý lề phải đều không đồng ý với quyết định này của TATC. Không tin làm cuộc khảo cứu toàn dân xem dân Việt bao nhiêu người ủng hộ đề án này!
Trả lờiXóaÔng Hùng nói: "Nhiều nước đã lựa chọn các vị vua làm biểu tượng công lý" Nhiều nước là những nước nào? Sao không kể ra mà nói lấp lửng vậy? Hay là không có nước nào hết?
Trả lờiXóaÔng Hùng nói: việc dựng tượng vua làm biểu tượng ngành đã được các lãnh đạo và cán bộ ngành TA đồng tình thì đây:
Trả lờiXóaÔng Ngô Cường (nguyên vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế TAND tối cao): "Việc dựng tượng vua để tôn kính thì được nhưng coi ông là biểu tượng công lý thì... nực cười quá".
Ông Hùng hãy dỏng tai lên mà nghe người từng làm lãnh đạo trong ngành của ông nói nhé:
Trả lờiXóaÔng Ngô Cường - nguyên vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế TAND tối cao - cho rằng việc chọn biểu tượng công lý và dựng tượng trên hệ thống tòa án là hoàn toàn không cần thiết và không có nhiều ý nghĩa về mặt nhận thức.
"Chúng ta không ai biết một chữ nào trong bộ "Hình thư" do vua Lý Thái Tông ban hành. Bộ luật dưới thời phong kiến dù tiến bộ đến đâu vẫn còn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, thủ tục xét xử không thể nào khách quan, hình phạt thì rùng rợn, hà khắc. Việc dựng tượng vua để tôn kính thì được nhưng coi ông là biểu tượng công lý thì... nực cười quá".
"Tôi đi nhiều tòa án các nước trên thế giới và chưa thấy nước nào lựa chọn một con người cụ thể làm biểu tượng công lý. Tòa án tối cao các nước đa số sử dụng tượng nữ thần công lý nhưng họ làm tượng rất nhỏ, đắp trên tường ở sảnh ra vào chứ không làm đồ sộ cao hơn 5m đặt ở khuôn viên như dự án ở Việt Nam".
THẾ MÀ ÔNG HÙNG DÁM NÓI LẤY ĐƯỢC: NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI CHỌN VUA LÀM BIỂU TƯỢNG CÔNG LÝ???
"nếu linh thiêng chắc hẳn người quá rõ
Trả lờiXóadự án tranh đua núp dưới danh người
tưởng niệm phụng thờ bao nhà hoành tráng
tượng đá tượng đồng bao chốn bon chen 1
"thanh bạch" răng xa xỉ rứa người ơi 2
một chốn ngốn một phết tư ngàn tỷ 3
thừa tám năm nuôi mọi người thiếu đói 4
đủ cả năm nuôi gần hết người nghèo 5
đừng để gian thần nấp bóng người ơi
đừng để tôn thờ vẫy cờ tham nhũng
đừng để quan yêu mà dân oán hận
đừng để triệu người quá khổ khổ thêm
xin hãy hiển linh nếu quả anh linh
chặn đám hại dân nếu quả thương dân
bỏ "tượng đồng phơi" tỏ "hồn muôn trượng" 6
tỏ gấp đi người muộn lắm người ơi" H.X.P.
"người":vua Lý Thái Tông
- Ông Hùng đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ được trao. Đó là, đã trình bày đầy đủ nhất quan điểm và lập luận của ngành Tòa Án.
Trả lờiXóaSau này, họ không được sửa đổi, nói thêm hoặc cải chính...
- Việc của dư luận là bác bỏ từng điểm một, trong toàn bộ. Cho đến khi "lấm lưng, trắng bụng".
Cũng cần làm rõ, vài cá nhân hay là cả Hội Sử Học tham gia việc này.