Góc nhìn về Công hàm Phạm Văn Đồng, 1958
Ngày 17/4/2020, Chính phủ TQ có Công Hàm gửi LHQ, trong đó có đoạn:
“Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Hoa ban hành Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải của Trung Hoa, tuyên bố một lãnh hải rộng mười hai hải lý, và quy định rằng, Quy định này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm quần đảo Hoa Đông, Hoàng Sa, Trung Xa (bãi cạn Scarborough của Philippines- lời người dịch), Trường Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Hoa. Vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao tới Chu n Lai, Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Hoa, tuyên bố long trọng rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và ủng hộ tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 và rằng chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tôn trọng quyết định này”. (Nguồn internet - xem phần dưới)
Hiện nay có nhiều ý kiến của các học giả cho rằng: Công Hàm do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 (xem phần dưới) không có giá trị vì 2 lý do chính như sau:
1) Trong Công hàm Phạm Văn Đồng không có nhắc tới HS - TS;
2) Năm 1958, HS - TS thuộc Việt Nam Cộng Hòa theo Hiệp ước Geneve, 1954, do vậy CP - VNDCCH không thể cho, bán, tặng cái không phải của mình cho người khác, giống chuyện bán ngựa hoang, vịt trời.
Xin phân tích như sau:
1) Công Hàm PVĐ đã “Ghi nhận, tán thành, tôn trọng... bản Tuyên bố ngày 04/9/1958 của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc”. Thực tế, trong bản Tuyên bố ngày 04/9/1958 đã đề cập rất rõ về chủ quyền HS - TS của TQ, do vậy, về logic, Công Hàm PVĐ không cần nhắc lại và vẫn có bao hàm...
2) Ta thừa nhận rằng: “Ta không thể cho, tặng hay bán những cái mà không thuộc sở hữu của ta cho người khác” (trừ đồ ăn cắp); Nhưng “Ta có thể ghi nhận và tán thành những cái không thuộc sở hữu của ta là của người khác”, Ví dụ: Đài Loan không thuộc sở hữu của VN, nhưng ta vẫn có quyền công nhận Đài Loan thuộc hay không thuộc Trung Quốc. Nếu trong nội dung Công hàm 1958, có một trong các từ “cho, bán, tặng” thì nó vô giá trị; nhưng nó “ghi nhận, tán thành, tôn trọng” cái không phải của mình là của người khác, từ ngữ tinh tế, rắc rối là chỗ này.
Do vậy, mặc dù năm 1958, HS, TS không thuộc VNDCCH, mà thuộc VNCH (theo Hiệp định Geneve, 1954) thì Công hàm PVĐ vẫn có giá trị đối với TQ và VN, (Không có giá trị đối với VNCH). Năm 1975, VNDCCH đã thắng VNCH và lập ra Nhà nước CHXHCNVN, do vậy nó đã có tính kế thừa, nên nó là “con đẻ hay con trưởng thành” của chính thể VNCDCH, nên nó vẫn còn giá trị; nhưng Công hàm PVĐ sẽ không còn giá trị nếu năm 1975 VNCH thắng VNDCCH.
Với tư cách là công dân của nước Việt, tôi ủng hộ VN kiện TQ ra tòa án Quốc tế về việc TQ xâm phạm chủ quyền của VN tại Việt Nam; Tuy nhiên, để việc kiện này được dễ dàng hơn, Quốc hội VN cần phải nghiên cứu và có Công hàm chính thức phủ nhận tính pháp lý của Công hàm PVĐ thì lúc đó TQ mới hết viện cớ; Khi đó các bằng chứng lịch sử của VN về chủ quyền HS, TS mới phát huy giá trị khi VN kiện TQ ra tòa án quốc tế.
VD: Khi mảnh đất của gia đình ta bị ông hàng xóm xâm chiếm, mặc dù gia đình ta có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền sở hữu mảnh đất đó từ thời ông tổ, đến ông nội. Nhưng khi ta kiện ông hàng xóm ra tòa, chúng ta chưa chắc đã thắng; vì ông hàng xóm đã có giấy viết tay (có dấu) do bố ta đã ghi nhận và tán thành đất đó là của ông hàng xóm. Nhưng sẽ thắng kiện nếu đại diện gia đình phủ nhận được tính pháp lý của tờ viết tay đó./.
Bài viết này không có ý định phân tích đúng sai của các học giả khi phân tích Công hàm PVĐ, mà muốn chỉ ra một góc nhìn khác về giá trị của của nó để góp phần có một cách nhìn đa chiều, lường trước các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp ứng phó khi VN kiện TQ ra tòa án quốc tế về xâm chiếm chủ quyền HS, TS của VN.
Thấu hiểu rằng: Tổ quốc là tối thượng, với danh dự và trách nhiệm của công dân với Tổ quốc, tôi xin trình bày suy nghĩ của mình và rất mong những suy nghĩ của tôi là không đúng, và kết luận của các học giả trên là đúng để việc VN kiện TQ ra tòa án quốc tế sẽ dễ dàng thắng 100%:
Tóm lại, ai có quy tôi là “phản động” thì cũng không thể thay đổi được nhận thức của tôi về Công hàm đó, vì trình độ của tôi chỉ có vậy. Xin mọi người góp ý, mấy tay DLV đừng có phá đám.
************
Dưới đây là nội dung có liên quan (Nguồn: LHQ: https://www.un.org và các trang web khác)
NỘI DUNG CÔNG HÀM MỚI NHẤT CỦA TRUNG QUỐC GỬI TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG:
NỘI DUNG CÔNG HÀM MỚI NHẤT CỦA TRUNG QUỐC GỬI TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG:
Công hàm số: CML / 42/2020
Kính thưa ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres,
Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc xin bày tỏ sự kính trọng đối với quý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Chúng tôi xin được nhắc lại nội dung quan điểm của mình đã tuyên bố thông qua các Công hàm số CML/17/2009 và số CML/18/2009 đã được Phái đoàn thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc vào năm 2009 gửi tới Ngài Ban Ki-moon, là Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khi đó;
Phái đoàn thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập vấn đề liên quan đến Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30 tháng 3 năm 2020 và hai Công hàm số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 ngày 10 tháng Tư năm 2020 đã gửi đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thông qua Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Nay chúng tôi chính thức tuyên bố quan điểm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa như sau:
Trung Hoa có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn: Xisha Qundao), quần đảo Trường Sa (nguyên văn: Nansha Qundao) và các vùng biển lân cận của chúng. Trung Hoa có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển có liên quan cũng như đáy biển và lòng đất. Trung Hoa có quyền lịch sử ở Biển Đông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa). Chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông (Nanhai Zhudao) và các quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông được thiết lập trong quá trình thực hành lịch sử lâu dài. Các quyền này đã được duy trì bởi các chính phủ Trung Hoa kế tiếp và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Chính phủ Trung Hoa bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với nội dung của các công hàm số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 của Việt Nam.
Chủ quyền của Trung Hoa đối với Trường Sa và Hoàng Sa được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận nó một cách rõ ràng. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Hoa ban hành Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải của Trung Hoa, tuyên bố một lãnh hải rộng mười hai hải lý, và quy định rằng, Quy định này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm quần đảo Hoa Đông, Hoàng Sa, Trung Xa (bãi cạn Scarborough của Philippines- lời người dịch), Trường Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Hoa. Vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao tới Chu n Lai, Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Hoa, tuyên bố long trọng rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và ủng hộ tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 và rằng chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tôn trọng quyết định này. Trong những năm đầu của thập niên 1970, Việt Nam đã chính thức công nhận rằng Hoàng Sa và Trường Sa luôn là một phần của lãnh thổ Trung Hoa kể từ thời cổ đại. Sở hữu này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thức của Việt Nam.
Sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm tuyên bố của chính mình và đưa ra yêu sách lãnh thổ bất hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Hoa. Vi phạm mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đưa quân xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và rạn san hô của Trung Hoa ở quần đảo Trường Sa bằng vũ lực, cố gắng kích động tranh chấp. Trung Hoa luôn phản đối sự xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam tại một số đảo và rạn san hô của Trung Hoa ở quần đảo Trường Sa, và các hoạt động xâm phạm quyền và lợi ích của Trung Hoa trong phạm vi quyền tài phán của Trung Hoa. Trung Hoa kiên quyết yêu cầu Việt Nam rút toàn bộ thủy thủ đoàn và các cơ sở khỏi các đảo và rạn san hô mà họ đã xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp.
Đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia ngày 6 tháng 5 năm 2009 và đệ trình của Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 2009 lên Ủy ban về giới hạn của thềm lục địa liên quan đến các giới hạn bên ngoài của thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở một số khu vực ở Biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Hoa ở Biển Đông. Trung Hoa kiên quyết phản đối điều này. Quan điểm của Trung Hoa về vấn đề này đã được nêu trong Công hàm số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi cho Ngài Ban Ki-moon, khi đó là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bởi Phái đoàn thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009.
Quan điểm của Trung Hoa liên quan đến vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, và đã được nhắc đến nhiều lần trong các tuyên bố của chính phủ Trung Hoa và các công hàm có liên quan gửi Liên Hợp Quốc.
Phái đoàn thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành công hàm này đến tất cả các quốc gia thành vien của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc.
Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc tận dụng cơ hội này để nhắc lại quan điểm của mình với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
New York, ngày 17 tháng Tư năm 2020
Nguồn: LHQ https://www.un.org/…/s…/mys_12_12_2019/20200417CHVNM_EN.pdf…
Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa (Nguồn wikipidea)
Bản tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có nội dung như sau:[9][10]
"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp."
Các phân tích của t/g NXV cũng có cơ sở! Tuy nhiên, đề xuất phủ nhận c/v PVĐ trước khi kiện TQ thì ko khả thi; vì trong luật pháp quốc tế, nhiều trường hợp ko chấp nhận phủ định, thay đổi các văn bản lịch sử ( TQ cũng phải chấp nhận các hiệp ước Pháp- Thanh để phân định biên giới với VN; Nga cũng ko thể xóa thỏa thuận Nga Hoàng ký với Mỹ để đòi lại Alaska....)
Trả lờiXóaTrung Quốc không thể phủ định hiệp định Genève trong do cong nhan VNCH quản lý Hoàng Sa, Trường Sa ( dưới vi tuyến 17) mà Trung Quốc có ky kết
XóaLấy ví dụ VN Công nhận Đai Loan thuộc Trung Quốc đại lục roi áp sang chuyện Công hàm Phạm Văn Đồng là không thỏa đáng.
Trả lờiXóaChính quyền Dài Loan chưa từng tuyên bố tách lãnh thổ đài Loan ra khỏi Trung Quốc.
Không phải Viet Nam công nhận lãnh thổ Đai Loan thuộc Trung Quốc ( Thuc te thì Dai loan và trung quốc chua tách ra) Việt Nam cong nhận chinh sach 1 Trung Quốc của Công hòa nhan dan Trung Hoa.
Dai loan la Trung Hoa dan Quốc ý là gồm cả lanh thổ Trung Hoa đại lục.
Dai Loan chưa từng tuyên bố tach khỏi lãnh thổ Trung Hoa đại lục.
Xin nhắc lại là Việt Nam tôn trọng chinh sách mot Trung Quốc. Khác xa với cái "Cong nhan cái minh không có"
Trung Quốc tham gia đàm phán hội nghị Giơnevơ, cong nhận vi tuyến 17 là giới tuyến tam thoi.
Trả lờiXóaCong nhan VNCH quản lý Hoang Sa, Trường Sa. Không cong mhan VNDCCH quản lý Hoàng Sa, Truong Sa.
Như vậy, neu ong Pham Văn Đồng viet cong hàm co cau: VNDCCH cong nhan Hoang Sa, Truong Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, thi câu đó cũng không có gia trị vì no di nguoc lại hiep dinh Giơnevơ mà Việt Nam và Trung Quốc cung tham gia đàm phán va ký kết.