Các thùng hàng viện trợ Nhật gửi tặng đến tỉnh Hồ Bắc, đều có dòng chữ: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" (Sông núi khác vực, nhưng trăng gió cùng trời).
Người đã đề xuất ý kiến in 8 chữ này lên các thùng hàng là Bác sĩ Sơn Trung Thân Di (Yamanaka Shin'ya). Chính ông cũng là tác giả của hai chữ "Lệnh Hòa" mà Nhật hoàng Đức Nhân (Naruhito) đã chọn làm niên hiệu.
8 chữ "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" (Sông núi khác vực, nhưng trăng gió cùng trời) bắt nguồn từ một câu chuyện về giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc cách đây hơn 1.300 năm.
Cụ thể vào thế kỷ 8, Nhật hoàng cử người đến Trung Hoa học Phật pháp. Nhật đã tặng cho nhà Đường cả ngàn chiếc áo cà sa trên đó thêu bài kệ 16 chữ: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên, ký chư Phật tử, cộng kết lai duyên" (Sông núi khác vực, trăng gió cùng trời, gửi chư Phật tử, cùng kết thành duyên).
Cảm động với hành động này, nhà sư nổi tiếng Trung Quốc lúc bấy giờ là Giám Chân đã đến Nhật Bản truyền bá Phật pháp, đánh dấu một trong những sự kiện mang tính biểu tượng trong giao lưu văn hóa Trung - Nhật.
Người đã đề xuất ý kiến in 8 chữ này lên các thùng hàng là Bác sĩ Sơn Trung Thân Di (Yamanaka Shin'ya). Chính ông cũng là tác giả của hai chữ "Lệnh Hòa" mà Nhật hoàng Đức Nhân (Naruhito) đã chọn làm niên hiệu.
8 chữ "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" (Sông núi khác vực, nhưng trăng gió cùng trời) bắt nguồn từ một câu chuyện về giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc cách đây hơn 1.300 năm.
Cụ thể vào thế kỷ 8, Nhật hoàng cử người đến Trung Hoa học Phật pháp. Nhật đã tặng cho nhà Đường cả ngàn chiếc áo cà sa trên đó thêu bài kệ 16 chữ: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên, ký chư Phật tử, cộng kết lai duyên" (Sông núi khác vực, trăng gió cùng trời, gửi chư Phật tử, cùng kết thành duyên).
Cảm động với hành động này, nhà sư nổi tiếng Trung Quốc lúc bấy giờ là Giám Chân đã đến Nhật Bản truyền bá Phật pháp, đánh dấu một trong những sự kiện mang tính biểu tượng trong giao lưu văn hóa Trung - Nhật.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Trả lờiXóaTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.