Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (giữa) được Bộ Chính trị ĐCSVN điều động thay thế ông Hoàng Trung Hải (trái) hôm 07/02/2020.
Liệu Đồng Tâm có là 'một thách thức'
09.2.2020
Thành phố Hà Nội vừa có tân Bí thư Thành ủy, khi ông Vương Đình Huệ, đang là Phó Thủ tướng, nhận quyết định của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, về thành ủy Hà Nội, thay thế cho ông Hoàng Trung Hải.
Quyết định thay đổi nhân sự cao cấp ở thủ đô của Việt Nam diễn ra trung với mốc thời gian tròn một tháng xảy ra vụ bố ráp, tập kích đầy bạo lực, gây đổ máu ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội làm cho nhiều người, trong đó ngoài ba sỹ quan Công an, một công dân 84 tuổi, ông Lê Đình Kình, thiệt mạng.
Nhân dịp này, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam nêu bình luận của mình trước câu hỏi, liệu giải quyết hậu quả vụ tập kích ở Đồng Tâm hôm 01/09/2020 có phải là một thách thức đối với ông Vương Đình Huệ.
"Đồng Tâm là một vụ mà rất là không hay và đang là vấn đề khó xử," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 07/02 từ Hà Nội.
"Thế nhưng nhiệm vụ của ông Huệ lại không nằm ở một chỗ cụ thể như thế.
"Nhiệm vụ của ông Vương Đình Huệ là ông phải tiếp tục thực hiện được Nghị quyết của Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ Hà Nội và thực hiện các vấn đề thuộc về Nghị quyết của Đại hội đảng (toàn quốc) lần thứ 12.
Vì sao ông Huệ thay ông Hải làm Bí thư Hà Nội?
"Có khoảng 16 nhiệm vụ thể mà vừa rồi trong vòng bốn năm vừa rồi, khi mà người ta tổng kết, người ta thấy rằng là cả 16 nhiệm vụ ấy, thì ông Hoàng Trung Hải thực hiện một cách là tốt."
Theo nhà nghiên cứu này, từ nay đến Đại hội lần thứ 13 của đảng Cộng sản Việt Nam, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ phải 'làm tốt' tất cả những việc đó.
'Đồng Tâm - chắc chắn sẽ phải đụng'
Liên quan vụ việc Đồng Tâm hôm 09/01 và hậu sự kiện này từ đó về sau, trong bối cảnh Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp:
"Việc Đồng Tâm là một việc cụ thể mà chắc chắn trong quá trình mà làm Bí thư Hà Nội, thì sẽ có lúc ông ấy phải đụng đến nó.
"Bởi vì bây giờ ông ấy thay ông Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Nội.
"Cho nên việc Đồng Tâm thì thế nào người ta cũng phải nêu ra ở Quốc hội.
"Không sớm thì muộn sẽ phải nêu ra. Cho nên, sẽ đến lúc người ta sẽ phải đụng đến nó."
Nhân nhắc đến Quốc hội Việt Nam liên quan vụ tập kích 'đẫm máu' ở Đồng Tâm xảy ra tròn một tháng trước, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của mình về việc cơ quan lập pháp này cần phải làm gì và vì sao.
Đồng Tâm: Vì sao Quốc hội VN cần "vào cuộc điều tra"?
"Xét về mặt Quốc hội, thì Quốc hội có vai trò giám sát việc thực thi pháp luật, nên phải có những hành động. Trước hết là những cuộc họp để mà giám sát lại vụ việc Đồng Tâm, vì sao nó xảy ra như thế? Và vì sao lại xảy ra việc giết ông Lê Đình Kình như thế?
"Tôi cũng nhắc lại là người ta đã khởi tố vụ án giết người, tức là giết ba người sỹ quan cảnh sát đấy, thì cũng rất nên, Quốc hội cũng rất cần thiết là phải điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình.
"Quay lại Quốc hội, thì vai trò giám sát việc thực thi pháp luật là một việc.
"Vai trò thứ hai là vai trò giám sát thực hiện Hiến pháp, hành vi, hành động nào của chính quyền có thể dính đến việc vi hiến, thì Quốc hội cũng có vai trò như thế.
"Ở đây, Quốc hội, theo luật của Quốc hội, luật Tổ chức Quốc hội, giao cho Ban thường vụ Quốc hội giải thích việc hợp hiến hay là vi hiến trong hành động cụ thể như là việc xảy ra ở Đồng Tâm, xem nó có hợp hiến hay không. Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Vương Đình Huệ (trái) tại Đại hội 12 của ĐCSVN
"Trên cơ sở hai việc này, cũng phải dẫn đến việc điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình," ông Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm với BBC hôm thứ Sáu.
Trở lại với việc Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, tin cho hay hôm 7/2, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.
Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Trước đó, hồi tháng 01/2020, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì được cho là có những "vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng" trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.
Thành phố Hà Nội vừa có tân Bí thư Thành ủy, khi ông Vương Đình Huệ, đang là Phó Thủ tướng, nhận quyết định của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, về thành ủy Hà Nội, thay thế cho ông Hoàng Trung Hải.
Quyết định thay đổi nhân sự cao cấp ở thủ đô của Việt Nam diễn ra trung với mốc thời gian tròn một tháng xảy ra vụ bố ráp, tập kích đầy bạo lực, gây đổ máu ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội làm cho nhiều người, trong đó ngoài ba sỹ quan Công an, một công dân 84 tuổi, ông Lê Đình Kình, thiệt mạng.
Nhân dịp này, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam nêu bình luận của mình trước câu hỏi, liệu giải quyết hậu quả vụ tập kích ở Đồng Tâm hôm 01/09/2020 có phải là một thách thức đối với ông Vương Đình Huệ.
"Đồng Tâm là một vụ mà rất là không hay và đang là vấn đề khó xử," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 07/02 từ Hà Nội.
"Thế nhưng nhiệm vụ của ông Huệ lại không nằm ở một chỗ cụ thể như thế.
"Nhiệm vụ của ông Vương Đình Huệ là ông phải tiếp tục thực hiện được Nghị quyết của Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ Hà Nội và thực hiện các vấn đề thuộc về Nghị quyết của Đại hội đảng (toàn quốc) lần thứ 12.
Vì sao ông Huệ thay ông Hải làm Bí thư Hà Nội?
"Có khoảng 16 nhiệm vụ thể mà vừa rồi trong vòng bốn năm vừa rồi, khi mà người ta tổng kết, người ta thấy rằng là cả 16 nhiệm vụ ấy, thì ông Hoàng Trung Hải thực hiện một cách là tốt."
Theo nhà nghiên cứu này, từ nay đến Đại hội lần thứ 13 của đảng Cộng sản Việt Nam, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ phải 'làm tốt' tất cả những việc đó.
'Đồng Tâm - chắc chắn sẽ phải đụng'
Liên quan vụ việc Đồng Tâm hôm 09/01 và hậu sự kiện này từ đó về sau, trong bối cảnh Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp:
"Việc Đồng Tâm là một việc cụ thể mà chắc chắn trong quá trình mà làm Bí thư Hà Nội, thì sẽ có lúc ông ấy phải đụng đến nó.
"Bởi vì bây giờ ông ấy thay ông Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Nội.
"Cho nên việc Đồng Tâm thì thế nào người ta cũng phải nêu ra ở Quốc hội.
"Không sớm thì muộn sẽ phải nêu ra. Cho nên, sẽ đến lúc người ta sẽ phải đụng đến nó."
Nhân nhắc đến Quốc hội Việt Nam liên quan vụ tập kích 'đẫm máu' ở Đồng Tâm xảy ra tròn một tháng trước, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của mình về việc cơ quan lập pháp này cần phải làm gì và vì sao.
Đồng Tâm: Vì sao Quốc hội VN cần "vào cuộc điều tra"?
"Xét về mặt Quốc hội, thì Quốc hội có vai trò giám sát việc thực thi pháp luật, nên phải có những hành động. Trước hết là những cuộc họp để mà giám sát lại vụ việc Đồng Tâm, vì sao nó xảy ra như thế? Và vì sao lại xảy ra việc giết ông Lê Đình Kình như thế?
"Tôi cũng nhắc lại là người ta đã khởi tố vụ án giết người, tức là giết ba người sỹ quan cảnh sát đấy, thì cũng rất nên, Quốc hội cũng rất cần thiết là phải điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình.
"Quay lại Quốc hội, thì vai trò giám sát việc thực thi pháp luật là một việc.
"Vai trò thứ hai là vai trò giám sát thực hiện Hiến pháp, hành vi, hành động nào của chính quyền có thể dính đến việc vi hiến, thì Quốc hội cũng có vai trò như thế.
"Ở đây, Quốc hội, theo luật của Quốc hội, luật Tổ chức Quốc hội, giao cho Ban thường vụ Quốc hội giải thích việc hợp hiến hay là vi hiến trong hành động cụ thể như là việc xảy ra ở Đồng Tâm, xem nó có hợp hiến hay không. Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Vương Đình Huệ (trái) tại Đại hội 12 của ĐCSVN
"Trên cơ sở hai việc này, cũng phải dẫn đến việc điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình," ông Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm với BBC hôm thứ Sáu.
Trở lại với việc Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, tin cho hay hôm 7/2, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.
Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Trước đó, hồi tháng 01/2020, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì được cho là có những "vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng" trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.
Hy vọng gì bà Kim Ngân mà chờ Quốc hội vào cuộc. Từ Thủ Thiêm oan khuất dậy trời cho đến những việc được chính đại biểu Quốc hội đưa ra như vụ phân bón giả ở Đồng Nai, bà luôn đóng vai anh hùng "Núp". Ngày trước bà bước vào Tứ trụ là nhờ phe phái 3X. Có cơ hội là bà trả ơn cho 3X ngay
Trả lờiXóađồng ý
XóaNguyễn Quang Lập khái quát vấn đề một cách vô cùng dung dị: “Nguyễn Trọng Tín đánh xe tới nhà tui, nói, tui nói với ông một câu rồi tui dzề: Dzụ Đồng Tâm cho biết điều quan trọng này: Thực sự chính quyền này không phải của dân. Dzậy thôi!”
Trả lờiXóa"Thực sự chính quyền này không phải của dân. Dzậy thôi!”
XóaTừ lâu rồi, bây giờ các bác mới biết thôi.