Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Mai Thanh Sơn: CẢM XÚC THÁNG HAI

Ảnh (chôm trên mạng): Hiện trạng đất nước là thế này đây.

CẢM XÚC THÁNG HAI: CƠ BẢN LÀ TIÊU CỰC 

Mai Thanh Sơn
22.02.2020

Điểm sáng duy nhất được ghi nhận là nhà nước và nhân dân đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra. Mặc dù nằm sát nách Trung cộng và có lượng người nhập cảnh từ vùng dịch rất lớn, nhưng tại Việt Nam số người bị lây nhiễm không cao so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế, đến 7h30 sáng nay (22/02/2020) đã có 15/16 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện, trong đó có 1 cháu bé 3 tháng tuổi. Có lẽ chỉ có vậy. Còn cơ bản là ngao ngán.


1. Vụ tập kích Đồng Tâm với những dấu hiệu vi hiến rất rõ ràng nhưng đến nay vẫn chưa thấy có bất cứ động thái nào chứng tỏ sẽ được điều tra toàn diện, khách quan, công tâm bởi một tổ chức độc lập. Trong khi đó, nguồn tiền phúng viếng ông Lê Đình Kình bị giữ lại ở Vietcombank với cáo buộc "tài trợ cho khủng bố" nhưng cơ quan chấp pháp lại không đưa ra bằng chứng, cũng không tiến hành truy tố những người gửi tiền (tức là NHỮNG KẺ tài trợ/ủng hộ khủng bố). Thông tin về những người bị bắt giữ trong vụ này cũng rất mờ mịt. Mới đây, công an mấy lần lại định tiến hành khám xét, tháo dỡ các cánh cửa nhà ông Lê Đình Kình. Thông thường, bắt và khám xét luôn đi liền với nhau trong quy trình tố tụng. Sao lại phải làm thế?

2. Sự thụ động trong ra quyết định đối với việc đóng/mở cửa trường học ở Bộ Giáo dục-Đào tạo và một số địa phương thể hiện rất rõ. Khi dịch virus Covid-19 còn chưa lên đến đỉnh, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Bộ GD-ĐT đã tỏ ra lúng túng trong việc khuyến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương kiên quyết đóng cửa trường học và điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020. Các địa phương cũng không hoàn toàn ý thức được quyền hạn của mình trong việc quản lý ngành giáo dục trên địa bàn nên luôn trông chờ vào các động thái của Bộ GD-ĐT. Điều đó chứng tỏ rằng, ý thức/hiểu biết về quyền hạn công vụ của đội ngũ công chức cao cấp là đáng báo động.

3. Quan Tể tướng đầu triều hoan hỉ chấp nhận sự xu nịnh và có công văn khen thưởng thái độ bưng bô thể hiện qua một bài "được gọi là thơ" là sự kiện chưa từng có tiền lệ kể từ năm 1945. Những thắc mắc/khiếu nại/phê phán của người dân thường được phản ứng chậm, hoặc rất chậm. Nhưng một bài "tụng ca" vừa được tung ra, ông tể tướng đầu triều đã vội tớn lên cho quân gửi công văn khen ngợi thì không thể không đặt dấu hỏi về não trạng. Về chuyện này, nhà văn Tạ Duy Anh đã có bài phân tích rất hay, tôi không muốn nhắc lại ở đây.

Chỉ lưu ý rằng, trong lịch sử hiện đại, thái độ của mỗi người đang sống trước việc được tôn vinh luôn bị soi xét rất kỹ. Việc Anh hùng LLVT La Văn Cầu ngay khi còn sống đã được lấy tên đặt cho 1 đường phố Hà Nội là một ngoại lệ hiếm hoi nhưng chẳng mấy ai quan tâm. Bởi lẽ, vị thế của ông quá nhỏ. Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ II, Bắc Việt cần động viên tinh thần thanh niên ra trận, việc tôn vinh La Văn Cầu cũng là điều dễ hiểu. Nhưng một nhân vật khác, ngay khi còn sống đã thản nhiên chấp nhận sự xưng tụng là "cha già dân tộc" và cho phép lấy cái tên từng dùng một thuở để đặt cho trường đào tào cán bộ to nhất miền Bắc lúc đó thì thực sự khó hiểu. Đó không phải là thái độ của những bậc hiền minh.

5 nhận xét :

  1. Mai Thanh Sơn nói chí lý. Còn nhiều thí dụ dẫn chứng nữa nhan nhãn đầy ra đấy, kể "một ngàn lẻ một đêm" không hết.

    Trả lờiXóa
  2. He he...Mạnh mượt.

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị cô giáo ở Gia lai làm bài thơ ảnh này.

    Trả lờiXóa
  4. Cái nước mình nó thế = Hài kịch + bi kịch gần một thế kỷ của cả một dân tộc .

    Trả lờiXóa
  5. Cô giáo Chu nên làm bài thơ theo hình ảnh bài viết trên các báo:Yêu cầu thu hồi thông báo kỷ luật cô giáo đăng ảnh học sinh đeo khẩu trang giấy.

    Trả lờiXóa