Đào Tiến Thi
THƯ KHẨN GỬI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Kính gửi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
Trong gần một tuần qua, dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành hết sức dữ dội ở Trung Quốc và nguy cơ lây lan ở Việt Nam là rất cao. Tin mới nhất, đến nay, Trung Quốc đã có 5494 người nhiễm bệnh, 131 người chết, 976 người nguy kịch, 9239 người nghi nhiễm và 44.132 người đang được theo dõi. Thành phố Vũ Hán gần như đã bị tê liệt các hoạt động. Tại Việt Nam, theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến nay (29/1/2020) đã có 2 người mắc bệnh (đã khỏi 1 người), 64 người nghi nhiễm virus, trong đó có 39 người tiếp tục cách ly theo dõi chặt chẽ; ngoài ra, có 56 người sức khỏe bình thường nhưng cần cách ly theo dõi vì đã tiếp xúc gần với người nghi bị nhiễm virus nCoV.
Tuy số người mắc bệnh và nhiễm virus chưa nhiều nhưng nguy cơ lây lan bệnh là rất lớn và không lường được, vì:
1. Dịch đang lây lan mạnh vào đúng sau kỳ nghỉ Tết, số người di chuyển từ vùng nọ đến vùng kia tăng vọt, có thể nói là lớn nhất trong năm, cho nên đây là cơ hội phát tán bệnh lớn nhất, nó khác hẳn những ngày qua, do nghỉ Tết nên sự lây lan được hạn chế thấp nhất.
2. Dịch lây lan mạnh vào đúng lúc rét đậm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và tương đối lạnh ở Trung Trung Bộ, trong khi đó, theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ dưới 20 độ là rất thích hợp để dịch bệnh phát triển.
3. Từ Nam Trung Bộ trở vào, thời tiết ấm áp, nhưng lại là cửa ngõ ra vào của rất đông người Trung Quốc trong thời gian này, trong đó có nhiều người đến từ vùng dịch đang bùng phát mạnh.
4. Trường học là nơi tập trung đông người nhất, thời gian dài nhất, do đó cũng dễ lây bệnh đường hô hấp nhất. Bệnh lây từ trường học sẽ phát tán về từng thôn xóm, ở khắp các địa phương trong toàn quốc. Thời gian vừa rồi tốc độ lây lan chưa cao có thể một phần do HS nghỉ Tết.
Vì những lẽ trên, tôi khẩn thiết đề nghị ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho HS, SV từ mầm non đến đại học nghỉ học ngay khi vừa hết kỳ nghỉ Tết cho đến khi dịch bệnh được khống chế. Nếu không đóng cửa trường toàn quốc thì ít nhất cũng đóng cửa các trường thuộc 11 tỉnh, thành có nguy cơ cao cần giám sát chặt chẽ.
Dịch bệnh từ trường học dễ lây lan nhưng cũng dễ ngăn chặn nhất, vì chỉ cần tạm thời đóng cửa trường. Việc đóng cửa này không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện kế hoạch dạy học, bởi vì chương trình vẫn luôn dành 2 tuần dự phòng (*) cho những bất thường nếu có (bão lũ, rét đậm, bệnh dịch,…). Thậm chí có thể kéo dài năm học sang tháng sáu (**).
Xin trân trọng cảm ơn.
Đào Tiến Thi
Nhà giáo về hưu, P. 409, tòa CT7E, Đô thị mới Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
……………………………………..
THƯ KHẨN GỬI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Kính gửi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
Trong gần một tuần qua, dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành hết sức dữ dội ở Trung Quốc và nguy cơ lây lan ở Việt Nam là rất cao. Tin mới nhất, đến nay, Trung Quốc đã có 5494 người nhiễm bệnh, 131 người chết, 976 người nguy kịch, 9239 người nghi nhiễm và 44.132 người đang được theo dõi. Thành phố Vũ Hán gần như đã bị tê liệt các hoạt động. Tại Việt Nam, theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến nay (29/1/2020) đã có 2 người mắc bệnh (đã khỏi 1 người), 64 người nghi nhiễm virus, trong đó có 39 người tiếp tục cách ly theo dõi chặt chẽ; ngoài ra, có 56 người sức khỏe bình thường nhưng cần cách ly theo dõi vì đã tiếp xúc gần với người nghi bị nhiễm virus nCoV.
Tuy số người mắc bệnh và nhiễm virus chưa nhiều nhưng nguy cơ lây lan bệnh là rất lớn và không lường được, vì:
1. Dịch đang lây lan mạnh vào đúng sau kỳ nghỉ Tết, số người di chuyển từ vùng nọ đến vùng kia tăng vọt, có thể nói là lớn nhất trong năm, cho nên đây là cơ hội phát tán bệnh lớn nhất, nó khác hẳn những ngày qua, do nghỉ Tết nên sự lây lan được hạn chế thấp nhất.
2. Dịch lây lan mạnh vào đúng lúc rét đậm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và tương đối lạnh ở Trung Trung Bộ, trong khi đó, theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ dưới 20 độ là rất thích hợp để dịch bệnh phát triển.
3. Từ Nam Trung Bộ trở vào, thời tiết ấm áp, nhưng lại là cửa ngõ ra vào của rất đông người Trung Quốc trong thời gian này, trong đó có nhiều người đến từ vùng dịch đang bùng phát mạnh.
4. Trường học là nơi tập trung đông người nhất, thời gian dài nhất, do đó cũng dễ lây bệnh đường hô hấp nhất. Bệnh lây từ trường học sẽ phát tán về từng thôn xóm, ở khắp các địa phương trong toàn quốc. Thời gian vừa rồi tốc độ lây lan chưa cao có thể một phần do HS nghỉ Tết.
Vì những lẽ trên, tôi khẩn thiết đề nghị ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho HS, SV từ mầm non đến đại học nghỉ học ngay khi vừa hết kỳ nghỉ Tết cho đến khi dịch bệnh được khống chế. Nếu không đóng cửa trường toàn quốc thì ít nhất cũng đóng cửa các trường thuộc 11 tỉnh, thành có nguy cơ cao cần giám sát chặt chẽ.
Dịch bệnh từ trường học dễ lây lan nhưng cũng dễ ngăn chặn nhất, vì chỉ cần tạm thời đóng cửa trường. Việc đóng cửa này không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện kế hoạch dạy học, bởi vì chương trình vẫn luôn dành 2 tuần dự phòng (*) cho những bất thường nếu có (bão lũ, rét đậm, bệnh dịch,…). Thậm chí có thể kéo dài năm học sang tháng sáu (**).
Xin trân trọng cảm ơn.
Đào Tiến Thi
Nhà giáo về hưu, P. 409, tòa CT7E, Đô thị mới Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
……………………………………..
(*) Chương trình hiện hành gồm 35 tuần. Từ 7/9/2019 đến hết tháng 5/2020 có 38 tuần, trừ 1 tuần nghỉ Tết còn 37 tuần, cho nên còn dư 2 tuần.
(**) Năm học 1972 – 1973 do máy bay Mỹ oanh tạc dữ dội, các trường học ở miền Bắc phải đóng cửa 2 tháng, năm học ấy kéo dài đến cuối tháng 7/1973.
Thật đáng quý về nỗi lo của ông Đào Tiến Thi đối với hàng ngũ học sinh.
Trả lờiXóaNhưng liệu ông Phùng Xuân Nhạ có đủ tầm để đưa ra chính sách thích hợp trong thời điểm này? Nhìn qua thời gian đãm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT của ông Nhạ, tôi không tin là ông Nhạ có khả năng của một người quản lý cao cấp.
Nhận xét của thật chính xác. Cho đến giờ này thì ông Nhạ làm được 2 việc: 1 là gởi công văn đến Thủ tướng "xin chỉ đạo", 2 là gởi văn thư "hỏa tốc" đến các cơ sở giáo dục với nội dung "tụi bay muốn làm gì thì làm".
XóaVới một Bộ trưởng mà cái tâm và cái tầm thế này thì ngành giáo dục nước ta tiếp tục tuột dốc.