Từ phải sang: Đinh Xuân Lâm - Phan Huy Lê - Hà Văn Tấn - Trần Quốc Vượng.
TỨ TRỤ: LÂM - LÊ - TẤN - VƯỢNG
Đó là bốn ông Thầy của Khoa Sử trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Ai đặt ra danh ngữ Tứ trụ và từ bao giờ? Đến tận mùa hè năm 1997, chính ông Phan Huy Lê cũng thừa nhận: "Cho đến nay, tôi vẫn không biết rõ tự đâu và từ bao giờ, ra đời câu nói 'Lâm - Lê - Tấn - Vượng, Tứ trụ đại thần'. Dĩ nhiên là từ sinh viên khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi qua các thế hệ sinh viên tốt nghiệp công tác ở khắp nơi lưu truyền lan rộng ra cả nước".
Trong 4 ông:
Ông Lâm là một ông giáo làm sử. Mực thước và êm đềm!
Ông Vượng là một nghệ sĩ. Ông làm sử như một nghệ sĩ. Hay ông là một nghệ sĩ làm sử?
Ông Lê là một chính khách. Ông làm sử như một chính khách. Hay ông là một chính khách làm sử?
Ông Tấn là một học giả thuần thành. Không bị chính trị chi phối. Không bị thiên kiến. Không cảm xúc chính trị. Không bị thời tiết chính trị làm xổ mũi.
Vì là sử gia thực thụ, nên ông Tấn ham học hỏi nhất, biết nhiều nhất. Cái gì cũng làm đến cùng kỳ lý, vừa sâu rộng, vừa chắc chắn. Và đương nhiên Ông có phông rộng và chắc nhất. Văn phong của Ông Tấn rất khuôn thước, đĩnh đạc, chắc chắn; rất sang trọng và đầy quyền uy.
Ông Tấn ít xuất hiện trên truyền thông, và chỉ lên tiếng khi có vấn đề liên quan đến chuyên môn.
So trong 3 đám tang các ông Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn thì đám tang ông Tấn là vắng hơn cả.
Đám tang ông Vượng, người ta đến viếng là vì con người quảng giao và nghệ sĩ của ông.
Đến viếng ông Lê là vì chính bản thân người đến viếng, phần lớn là quan chức (kể cả các học trò của ông). Và vì thế báo chí đưa bài và tin rất dày và chi tiết.
Đến viếng ông Tấn chỉ có giới học thuật nhỏ bé. Họ lặng lẽ đến tiễn biệt Ông vì biết ơn ông và hiểu sự nghiệp vĩ đại của ông. Ông là một nhà bác học thực sự!
Cả bốn ông đều là danh sư, tiếng tăm lừng lẫy; và cả 4 ông đều đã ra người thiên cổ.
Xin niệm lòng cầu nguyện anh linh các Thầy thanh thản ở thế giới của các bậc hiền triết muôn thuở mát mẻ và linh thiêng.
Đó là bốn ông Thầy của Khoa Sử trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Ai đặt ra danh ngữ Tứ trụ và từ bao giờ? Đến tận mùa hè năm 1997, chính ông Phan Huy Lê cũng thừa nhận: "Cho đến nay, tôi vẫn không biết rõ tự đâu và từ bao giờ, ra đời câu nói 'Lâm - Lê - Tấn - Vượng, Tứ trụ đại thần'. Dĩ nhiên là từ sinh viên khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi qua các thế hệ sinh viên tốt nghiệp công tác ở khắp nơi lưu truyền lan rộng ra cả nước".
Trong 4 ông:
Ông Lâm là một ông giáo làm sử. Mực thước và êm đềm!
Ông Vượng là một nghệ sĩ. Ông làm sử như một nghệ sĩ. Hay ông là một nghệ sĩ làm sử?
Ông Lê là một chính khách. Ông làm sử như một chính khách. Hay ông là một chính khách làm sử?
Ông Tấn là một học giả thuần thành. Không bị chính trị chi phối. Không bị thiên kiến. Không cảm xúc chính trị. Không bị thời tiết chính trị làm xổ mũi.
Vì là sử gia thực thụ, nên ông Tấn ham học hỏi nhất, biết nhiều nhất. Cái gì cũng làm đến cùng kỳ lý, vừa sâu rộng, vừa chắc chắn. Và đương nhiên Ông có phông rộng và chắc nhất. Văn phong của Ông Tấn rất khuôn thước, đĩnh đạc, chắc chắn; rất sang trọng và đầy quyền uy.
Ông Tấn ít xuất hiện trên truyền thông, và chỉ lên tiếng khi có vấn đề liên quan đến chuyên môn.
So trong 3 đám tang các ông Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn thì đám tang ông Tấn là vắng hơn cả.
Đám tang ông Vượng, người ta đến viếng là vì con người quảng giao và nghệ sĩ của ông.
Đến viếng ông Lê là vì chính bản thân người đến viếng, phần lớn là quan chức (kể cả các học trò của ông). Và vì thế báo chí đưa bài và tin rất dày và chi tiết.
Đến viếng ông Tấn chỉ có giới học thuật nhỏ bé. Họ lặng lẽ đến tiễn biệt Ông vì biết ơn ông và hiểu sự nghiệp vĩ đại của ông. Ông là một nhà bác học thực sự!
Cả bốn ông đều là danh sư, tiếng tăm lừng lẫy; và cả 4 ông đều đã ra người thiên cổ.
Xin niệm lòng cầu nguyện anh linh các Thầy thanh thản ở thế giới của các bậc hiền triết muôn thuở mát mẻ và linh thiêng.
Lâm Khang
Xem thêm:
GS. Phan Huy Lê chia sẻ về tình bạn của “Tứ trụ: Lâm - Lê - Tấn - Vượng”:
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét