BIÊN BẢN PHIÊN TOÀ NGÀY THỨ 2
(Phiên tòa xét xử sơ thẩm liên quan đến luật sư Trần Vũ Hải
với cáo buộc giúp sức trốn thuế)
(Phiên tòa xét xử sơ thẩm liên quan đến luật sư Trần Vũ Hải
với cáo buộc giúp sức trốn thuế)
Quang cảnh chung: Giống các phiên toà trước. Các phóng viên báo chí vẫn không được vào tác nghiệp, có ít nhất là đại diện các Báo Vnexpress, Tuổi trẻ, Pháp luật, Tạp chí luật sư Việt Nam.
3. Hỏi bà Ngô Tuyết Phương
- HĐXX hỏi
- Đại diện VKS:
- Các luật sư hỏi làm rõ:
+ Luật sư Lê Thị Minh Nhân:
Ý kiến chung:
Đề nghị cấp giấy chứng nhận cho các luật sư đã đăng ký nhưng chưa được giải quyết.
Các luật sư sẽ phát biểu sau khi giơ tay, không cần gọi tên.
Bà Phương không làm việc, thảo luận với bà Hạnh và những người có liên quan
Khi ký hồ sơ, nhân viên công chứng hướng dẫn ký đâu thì ký đó
Trước khi ký hợp đồng, bà Phương không biết nội dung giao dịch là gì.
+ Luật sư Đào Kim Lân:
Tiếp tục đề nghị giải quyết thủ tục cấp giấy thông báo bào chữa cho luật sư đồng nghiệp đã đăng ký.
Thời điểm đến ký hợp đồng ngày 10/8/2016: ký vào lúc gần 5 giờ chiều, ký toàn bộ văn bản 01 lần. Sau thời điểm này, bà Phương không tham gia bất kỳ giao dịch nào khác.
+ Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Lê Văn Hoà, Trương Chí Công, Lưu Vũ Anh…
có chung đề nghị cấp thủ tục luật sư cho các luật sư đã đăng ký từ hôm qua nhưng chưa được giải quyết.
+ Luật sư Nguyễn Duy Bình:
Đề nghị HĐXX tuân thủ quy định của phiên toà, đại diện VKS kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của chủ toạ phiên toà, của HĐXX.
Vợ chồng bà Phương đã ký thủ tục mời luật sư rồi, luật sư cũng đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu nhưng vẫn chưa được chấp nhận là người bào chữa là trái quy định của pháp luật. Luật sư Bình chưa thực hiện quyền xét hỏi của mình thì đã bị chủ toạ phiên toà yêu cầu cảnh sát tư pháp áp giải ra khỏi phiên toà trước sự bức xúc của thân chủ, của đồng nghiệp và trước sự hoan hỉ, vỗ tay của những “người dân” có mặt tại phiên toà.
+ Luật sư Nguyễn Hồng Hà:
Bà Phương biết ai là người trốn thuế và bà tiếp tục có yêu cầu về việc giám định bổ sung vì yêu cầu trước đây vẫn chưa được giải quyết.
+ Luật sư Trần Văn Đạt:
Ý kiến riêng với HĐXX: Quyền xét hỏi là quyền của luật sư chứ không phải quyền mà HĐXX ban tặng, HĐXX đang lạm quyền.
+ Luật sư Lê Ngọc Luân:
Bà Phương khẳng định mình vô tội.
+ Luật sư Trần ĐÌnh Triển:
Ý kiến riêng với chủ toạ phiên toà: Tôi đã có ý kiến vừa gửi thư ký phiên toà vào sáng nay, đề nghị công bố công khai trước toà.
4. Hỏi ông Trần Vũ Hải:
- HĐXX:
+ Giao dịch với bà Hạnh là do ông Hải quyết định, vợ tôi không liên quan.
+ Cho rằng Chủ toạ không đọc kỹ hồ sơ nên ông Hải đã giải thích một số nội dung liên quan tới vụ việc.
+ Giá trị thực tế hai bên đã thực hiện, ông Hải đã khai, không khai lại. Ông Hải đề nghị khi ông nói, Chủ toạ không ngắt lời.
+ Ông Hải không nhớ nhưng tin vào những lời khai của bà Hạnh nên toà có thể căn cứ vào lời khai của bà Hạnh đối với sự việc liên quan tới ông. Nội dung nào ông không thống nhất ông sẽ khai báo riêng.
+ Phòng công chứng không phải do ông Hải lựa chọn, không biết ai là trưởng phòng. Vợ chồng ông Hải có đến ký hồ sơ tài đây là đúng.
+ Thời điểm ký hồ sơ là khoảng 6h-6h20 chiều 10/8/2016 do văn phòng công chứng cung cấp là đúng sự thật.
+ Chị Hạnh nhờ dịch vụ hoàn tất các thủ tục nên mọi thứ do họ sắp xếp.�+ Các nghĩa vụ thuế do chị Hạnh, ông Hải không liên quan.
+ Phòng công chứng là nơi có người có hiểu biết pháp lý nên hồ sơ họ đưa ra là đáng để tin tưởng nên ông Hải ký hồ sơ.
+ Các hợp đồng đã ký là do ông Hải ký, những số tiền đó chị Hạnh, văn phòng công chứng và đại diện ngân hàng đều biết.
+ Ông Hải không trả lời các câu hỏi của Hội thẩm nhân dân vì hỏi trùng lắp với Chủ toạ phiên toà đã hỏi và đã được trả lời.
+ Khi giao dịch với chị Hạnh, ông Hải có niềm tin với chị, ông tin người được thừa hưởng văn hoá từ một nền giáo dục có uy tín. Ông Hải quan tâm tới giá trị thanh toán và quyền sở hữu, lệ phí cũng thông qua bà Hạnh đã đóng nên ông Hải tin rằng mình đã làm đúng, đủ mọi trách nhiệm và không có trách nhiệm quan tâm tới nghĩa vụ của người khác. Trong các quan hệ pháp luật dân sự, ông Hải khẳng định mình đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ công dân đối với khách hàng và với nhà nước.�
- Đại diện VKS:
+ Kiểm sát viên chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi diễn ra phiên toà, kiểm sát viên không đọc các bút lục có trong hồ sơ, không nên hỏi những vấn đề mà mình chưa nghiên cứu kỹ. Ông Hải cho biết mình từng là KSV và luôn nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi ra toà.
+ Mọi việc liên quan tới hợp đồng, phòng công chứng sắp xếp và hưỡng dẫn mọi người ký.
+ Ông Hải cho rằng tôi khai thế nào cũng không đúng bằng trích lục dữ liệu điện tử, đề nghị KSV xem lại các lút lục vì nó thể hiện rất rõ các nội dung này rồi.
- Các luật sư hỏi để làm rõ:
+ Luật sư Ngô Quốc Kỳ:
Khi mua tài sản từ bà Hạnh, ông Hải không có thu nhập gì từ giao dịch này nên không có nghĩa vụ liên quan tới việc nộp thuế. Do đó, việc truy tố tôi về tội trốn thuế TNCN là sai lầm cơ bản của các cựu đồng nghiệp của tôi (các KSV).
+ Luật sư Đào Kim Lân:
Ông Hải bị thu giữ nhiều tài liệu mà tới nay tôi vẫn chưa thống kê hết. Việc khám xét văn phòng của tôi là khám xét khiến việc hoạt động của văn phòng bị xáo trộn, ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông Hải không công nhận các tài liệu, hồ sơ mà cơ quan điều tra thu giữ, ông không biết những tài liệu ấy có được từ văn phòng của tôi hay từ ngoài tuồn vào. Ông Hải nhận một số tài liệu do cơ quan điều tra trả lại là tôn trọng, cảm thông với sự vất vả của các điều tra viên nhưng luôn khẳng định là cơ quan điều tra đã vấp phải quá nhiều nhiều sai lầm. Ông Hải một lần nữa khẳng định, nhiều tài liệu cơ quan điều tra cho rằng mình thu giữ tại văn phòng luật sư của mình là trái pháp luật.
Ông Hải không mong ai bị khám xét, đặc biệt là những người lương thiện như bà Hạnh; ông cho biết: “việc khám xét văn phòng tôi là một âm mưu chiếm đoạt tài liệu của văn phòng tôi mà thôi”.
Ông Hải bổ sung thêm, đúng ra cơ quan điều tra phải giám định các tài liệu đang còn thu giữ để biết rằng những tài liệu đó có thuộc về văn phòng của tôi hay không để trả lại hoặc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật. �
+ Luật sư Nguyễn Hồng Hà:
Ông Hải đã có yêu cầu giám định lại nhưng chưa được giải quyết và tiếp tục có yêu cầu này ngay tại phiên toà.
+ Luật sư Lê Thị Minh Nhân
Mọi thoả thuận liên quan tới hợp đồng do ông Hải với bà Hạnh, ông Lắm hay bà Phương đều không liên quan.��+ Luật sư Trần Đình Triển:
Chủ toạ phiên toà đã vi phạm nội quy phiên toà.
+ Luật sư Phạm Công Hùng:
Các văn bản đã ký ngày 10/8/2016 không xác định thời điểm chính xác cái nào có trước, cái nào có sau.
Hợp đồng ghi rõ 02 giá chuyển nhượng và giá khai thuế ông Hải không ký nên không công nhận giá trị.
5. Hỏi nhân chứng Thuý (Vợ Ngô Văn Lắm)�
- HĐXX:
+ Bà Thuý cho biết lý do không đứng tên trong quyền sử dụng đất vì không biết gì về giao dịch nhưng khi ông Lắm kêu ký các văn bản thì vẫn cứ ký vì vợ chồng nên không có gì phải nghi ngờ gì.
- Luật sư hỏi để làm rõ:
+ Nguyễn Hồng Hà:
Chỉ có 01 văn bản từ chối tài sản của bà Thuý đối với tài sản mà ông Lắm đứng tên.
+ Luật sư Trần Đình Triển:
Công chứng viên kêu ký gì thì bà Thuý cái đó. Bà cũng không hiểu lý do tại sao chị Phương bị khởi tố mà mình không bị khởi tố.
6. Hỏi nguyên đơn dân sự (Chi cục thuế thành phố Nha Trang)
- HĐXX:
+ Hồ sơ kê khai thuế và các hồ sơ, thủ tục đầy đủ nên cơ quan thuế xác định mức thuế phải đóng theo đúng quy định.
+ Căn cứ vào Luật thuế 2007 (sửa đổi 2012), Nghị định 65/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC: Theo quy định, ông Lắm đã nộp hơn 42 triệu là đúng quy định của pháp luật.
+ Các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ các quy định khác là không có căn cứ (mọi người trong khán phòng vỗ tay tán đồng, trong đó có cả các bị cáo, luật sư của họ và có cả những “người dân” vô tình vỗ tay theo cảm xúc thực của mình). Tuy nhiên, vị đại diện này nói thêm, nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng khẳng định các bị cáo phải nộp thuế thì họ phải nộp và chúng tôi sẽ thu.
- Các luật sư hỏi để làm rõ:
+ Luật sư Phạm Công Hùng:
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về cách tính thuế đối với việc khai báo giá giao dịch thấp hơn khung giá nhà nước.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc chị Hạnh có được miễn thuế thu nhập cá nhân nếu như bà chỉ có 1 tài sản là bất động sản và tài sản đó chuyển nhượng cho vợ chồng ông Hải.
+ Luật sư Trần Đình Triển:
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về cách tính thuế, tính giá đối với thu nhập cá nhân từ giao dịch bất động sản.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi khác liên quan tới việc bồi thường giải phóng mặt bằng có tính theo giá thị trường hay không.
+ Luật sư Lê Ngọc Luân:
Ý kiến riêng: Mong muốn đại diện Chi cục thuế trả lời để có cơ sở bào chữa cho bị cáo
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc ai là chủ thể phải nộp thuế trong trường hợp này.�Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc đề nghị khắc phục hậu quả, việc điều tra do cơ quan điều tra thực hiện, cơ quan thuế không liên quan.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc nếu bà Hạnh chỉ có tài sản duy nhất và thuộc diện được miễn thuế TNCN thì cơ quan thuế có trả thuế hay không. Tuy nhiên, vị này khẳng định, nếu bà Hạnh không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà thì không có cơ sở để xem xét trách nhiệm hay quyền lợi được.
+ Luật sư Đặng Minh Thọ:
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về căn cứ truy cứu TNHS đối với bị cáo về tội trốn thuế đối với bị cáo Hải vì trách nhiệm đó thuộc về cơ quan điều tra.
+ Luật sư Phạm Công Hùng:
Chi cục thuế không trả lời về việc đã bao giờ Chi cục đã có yêu cầu gì về việc ông Hải, bà Phương phải nộp thuế hay không.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc người mua có phải nộp thuế TNCN hay không.
Đại diện Chi cục thuế khẳng định giá trị tính thuế là giá được ghi trên hợp đồng công chứng chứ không phải căn cứ vào các văn bản khác.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc cho biết quan điểm về kết luận giám định của giám định viên Nguyễn Văn Trang.
+ Luật sư Ngô Hoàng Anh:
Luật sư mong muốn mang tài liệu, có kệ kê vào phòng xử án nhưng không được chủ toạ chấp nhận nên luật sư Luân phải làm “giá đỡ” cho tài liệu.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc đề nghị đọc lại một đoạn trong văn bản
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về khi kê khai, nộp thuế, ông Lắm có kê khai giá chuyển nhượng hay không.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về việc cơ quan thuế có yêu cầu ông Lắm cung cấp các tài liệu khác liên quan tới việc kê khai thuế hay không.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về cách tính thuế trong trường hợp đồng có ghi ro giá đất và giá nhà nhưng không tổng hợp giá đất và giá nhà.
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về cách tính thuế trong trường hợp đồng giao dịch giá đất ghi cao hơn giá quy định theo khung giá nhà nước
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về trường hợp giao dịch mà các tài sản không xác định giá của từng loại mà chỉ ghi chung tổng số
Đại diện Chi cục thuế từ chối câu hỏi về trường hợp giao dịch mà các tài sản không xác định giá
7. Hỏi người giám định (ông Nguyễn Văn Trang):
- HĐXX:
+ Căn cứ để ban hành kết luận giám định và kết luận giám định bổ sung: Căn cứ vào các tài liệu được cơ quan điều tra cung cấp, căn cứ vào Luật quản lý thuế.
+ Số tiền trốn thuế cụ thể: hơn 280 triệu
- Luật sư hỏi để làm rõ:
+ Luật sư Hùng:
Chị Hạnh xin nộp số thuế đã trốn: không phải trách nhiệm của cơ quan giám định
rong yêu cầu giám định, không nhắc tới vai trò của ông Lắm nhưng trong kết luận giám định vẫn nêu trách nhiệm là do ông Lắm tự nhận trách nhiệm
+ Luật sư Lê Ngọc Luân:
Không có phán quyết nào của toà án tuyên bố các giao dịch của các bị cáo là giả tạo nhưng Nhà nước phải thu đúng, đủ thuế. Việc khai man thuế, nếu có thì phải bị truy thu.
Hợp đồng 1,8 tỷ là hợp đồng bất hợp pháp là do cơ quan thuế xem xét trên cơ sở của mình.
Luật sư Luân nhắc nhở nghĩa vụ của Giám định viên phải trả lời các câu hỏi của luật sư và không được từ chối đề nghị của luật sư (viện dẫn Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người giám định)
Người giám định không trả lời căn cứ vào đâu để làm cơ sở xác định số tiền trốn thuế
Không nhất thiết không phải tách giá đất và giá nhà để tính thuế nếu không phân định rõ trong hợp đồng (quy định tại Điều 17, Thông tư 92/2015/BTC)
Trong kết luận giám định không nêu ai là người trốn thuế nhưng tại phiên toà, giám định viên khẳng định ông Lắm đương nhiên là người trốn thuế. Giám định viên không diễn đạt cụ thể ra là không sai.
Giám định viên từ chối trả lời ai là người nộp thuế.
+ Luật sư Trần Văn Đạt:
Trong quá trình giám định, giám định viên có lập hồ sơ tư pháp nhưng trong hồ sơ vụ án không có vì cơ quan điều tra không yêu cầu nên không cung cấp.
Giám định viên đang công tác tại Cục thuế tỉnh Khánh Hoà
Khi ra quyết định giám định tư pháp, giám định viên đã cân nhắc tư cách thực hiện việc giám định và khẳng định không có vấn đề gì
+ Luật sư Nguyễn Hoàng Trung:
Giám định viên khẳng định ông Lắm là người có trách nhiệm nộp thuế (đây là tình tiết mới).
Trong thời điểm trưng cầu giám định, xác định ông Lắm là người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đương nhiên ông Lắm là người trốn thuế
Tại phiên toà, giám định viên công nhận giao dịch 16 tỷ là giao dịch đúng với bản chất của hợp đồng nhưng xác định ai phải chịu trách nhiệm với sự sai trái không phải là việc của người giám định.
Giám định viên không có nghĩa vụ ai là người hưởng lợi từ giao dịch, giám định viên chỉ xác định ai là người có nghĩa vụ nộp thuế
+ Luật sư Ngô Quốc Kỳ:
Giám định viên khẳng định không có điều khoản nào trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định giá trị tính thuế TNCN từ giao dịch bất động sản là giá trị giao dịch thực tế nhân với thuế suất (2%).
+ Luật sư Nguyễn Hồng Hà:
Về nội dung yêu cầu giám định của cơ quan điều tra “Ai là người trốn thuế”, kết luận giám định không kết luận nhưng tại phiên toà, người giám định khẳng định rằng: ông Lắm là người trốn thuế.
Số tiền giao dịch hợp pháp để làm căn cứ tính toán cụ thể số tiền trốn thuế giám định viên không tự đưa ra mà do cơ quan điều tra đưa ra (số tiền giao dịch thực tế do cơ quan điều tra khẳng định, cung cấp cho người giám định, giám định viên không tự đưa ra nên không chịu trách nhiệm về số giá trị pháp lý của văn bản nêu trên.
Giám định viên mới được đọc, nghiên cứu kết luận điều tra trong thời gian gần đây, trước đây không được biết và cũng không có ý kiến.
Kết luận người nào trốn thuế không thuộc trách nhiệm của giám định viên
+ Luật sư Đào Kim Lân, luật sư Nguyễn Hồng Hà hỏi lại đại diện nguyên đơn dân sự Chi cục thuế thành phố Nha Trang về trách nhiệm nộp thuế, phí, lệ phí (nếu có) của người nhận chuyển nhượng đất ở, nhà ở nhưng ông từ chối trả lời.
+ Luật sư Trần Đình Triển:
Giám định viên khẳng định, nếu giám định viên không đủ tư cách của người giám định thì các cơ quan tiến hành tố tụng đã không yêu cầu tôi thực hiện nhiệm vụ này.
Dù khẳng định mình đủ tư cách là người giám định nhưng người giám định cho biết, Cục thuế không phải là một tổ chức giám định.
Phương pháp giám định là nghiệp vụ quản lý thuế và pháp luật về thuế.
Thuế áp dụng trong vụ án này là thuế trực thu, người bị đánh thuế là người phải nộp thuế.
Giám định viên từ chối câu hỏi căn cứ vào đâu để ra kết luận giám định.
Giám định viên từ chối câu hỏi khi bồi thường giải phóng mặt bằng thì nhà nước căn cứ vào giá theo khung giá nhà nước hay giá thị trường.
Giám định viên từ chối câu hỏi có căn cứ vào Luật Giá để ra kết luận giám định hay không.
Giám định viên từ chối câu hỏi có căn cứ vào Luật Công chứng 2014 không? Đã có bản án nào tuyên hợp đồng 1,8 tỷ là vô hiệu hay chưa.
Phiên toà tạm nghỉ lúc 11h25 và bắt đầu lại vào lúc 13h30
Phiên toà bắt đầu vào lúc 13h53 ngày 14/11/2019
Các luật sư hỏi bổ sung:
- Luật sư Lưu Vũ Anh:
+ Nguyên đơn dân sự: Không trả lời câu hỏi
+ Người giám định: Hồ sơ cơ quan điều tra cung cấp cho người giám định không đủ để xác định người nộp thuế có thể đưa ra nhận định; do người kê khai thuế cũng không cung cấp tài liệu chứng minh mình có thuộc diện được miễn thuế TNCN hay không nên người giám định không xem xét nội dung này.
- Ông Trần Vũ Hải hỏi và làm rõ:
+ Nguyên đơn dân sự (Chi cục thuế thành phố Nha Trang):
Nguyên đơn dân sự không trả lời về nội dung mình đã có đơn yêu cầu bồi thường để trở thành nguyên đơn dân sự hay không.
Nguyên đơn dân sự không trả lời về việc có quy định nào về việc thoả thuận giữa cơ quan điều tra và cơ quan điều tra về việc cơ quan thuế không được thu thuế của công dân theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
Nguyên đơn dân sự không nhớ có nhận được văn bản nào của cơ quan điều tra về việc không được truy thu thuế của bà Hạnh hay không.
Cơ quan thuế có trách nhiệm tư vấn kê khai thuế cho người dân nhưng không hướng dẫn cho bà Hạnh kê khai, nộp thuế vì bà không có yêu cầu, đề nghị.
+ Giám định viên (Nguyễn Văn Trang)
Ông Hải khẳng định: Giao dịch thực tế là 16 tỷ và ông Hải trả cho bà Hạnh, ông Lắm không có thu nhập thực tế (giao dịch 0 đồng). Giám định viên không khẳng định nội dung này, không trả lời.
Theo Điều 2, Luật thuế TNCN 2007, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức phải nộp thuế TNCN.
Giám định viên từ chối trả lời câu hỏi Bà Hạnh có thu nhập 16 tỷ thì có phải nộp thuế TNCN, có phải cả hai người (ông Lắm, bà Hạnh) đều phải chịu thuế TNCN hay không. Giám định viên cho rằng, trách nhiệm xác định người chịu thuế là do cơ quan điều tra (cả khán phòng cười ồ lên).
Ông Hải đề nghị chủ toạ phiên toà hỏi người giám định câu hỏi mà người giám định không chịu trả lời cho ông. nhưng Chủ toạ không hỏi thay cho ông Hải.
8. Hỏi người làm chứng (ông Phương “cò” đất:
- HĐXX:
Có mặt trong buổi đặt cọc chuyển nhượng bất động sản tại khách sạn Aroma.
- Luật sư hỏi để làm rõ:
+ Luật sư Trần Đình Triển: Trách nhiệm của người môi giới chỉ kết nối để hai bên thương lượng giá cả, còn văn phòng công chứng có nghĩa vụ tư vấn giá cả.
Tài sản này thực tế là của chị Hạnh, ông Lắm chỉ đứng tên giùm. Chị Hạnh thuê người đóng thuế TNCN và phí trước bạ thay cho anh Hải, sau đó anh Hải trả lại cho chị Hạnh.
+ Luật sư Lê Thị Minh Nhân: Khi đặt cọc, chị Phương không có mặt.
9. Công bố lời khai, tài liệu
- Lời khai ông Phạm Văn Tuấn (xin xét xử vắng mặt):
- Biên bản đối chất giữa Công chứng viên Phạm Anh Tuấn và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vào ngày 12/9/2019.
Kết thúc phần Xét hỏi, chuyển sang phần Tranh luận lúc 14h45
PHẦN TRANH LUẬN
VKS đọc bản luận tội:
Các bị cáo phạm tội trốn thuế theo Khoản 1, Điều 161 BLHS. Nhân thân tốt. Hạnh, Lắm thành khẩn.
Mức án đề nghị:
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh chủ mưu: 15-18 tháng cải tạo không giam giữ, phạt bổ sung 50 triệu
Ngô Văn Lắm thực hành: 15-18 tháng cải tạo không giam giữ, phạt bổ sung 50 triệu
Trần Vũ Hải, Ngô Tuyết Phương giúp sức: 12-15 tháng cải tạo không giam giữ, phạt bổ sung mỗi người 20 triệu
Tranh luận:
- Luật sư Phạm Công Hùng (Bào chữa cho bị cáo Phương).
Nhận định chung:
Việc VKS cho rằng Hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên là giao dịch dân sự vô hiệu, đó là sự quy kết vội vàng, không có căn cứ pháp luật vì chưa được toà cấp có thẩm quyền tuyên bố.
Cáo trạng không khẳng định vai trò từng bị cáo nhưng bản luận tội đã khẳng định vài trò từng bị cáo. Bản luận tội coi các bị cáo là đồng phạm nhưng lại không chứng minh được.
Cáo trạng sơ sài về nội dung và hình thức:
Hình thức: Không đánh bút lục; truy tố 1 con người phạm tội với một hồ sơ sơ sài, sơ suất và thiếu trách nhiệm. Cần cảm thông với các bị cáo vì những bức xúc của họ khi nhận bản cáo trạng này.
Nội dung:
Cáo trạng đưa ra vấn đề truy tố nhưng không tích về dấu hiệu đồng phạm. Trong bản cáo trạng có 2 vấn đề lớn cần tranh luận:
+ Hành vi khách quan của tội phạm: có 02 Hợp đồng và 01 thoả thuận ngày 10/8/2016. Thoả thuận ghi 02 giá trị giao dịch hơn 16 tỷ và giá trị 1,8 tỷ là văn bản không có công chứng; việc căn cứ vào văn bản này để quy kết tội phạm là không chính xác. VKS chỉ lấy căn cứ giá trị 1,8 tỷ làm căn cứ tính thuế mà không lấy số tiền trên 16 tỷ để yêu cầu kê khai thuế là chưa phù hợp.
Khi bà Hạnh biết được hành vi mình là sai và xin được khắc phục nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không cho bà khắc phục là thiếu trách nhiệm.
+ Bản giám định là một chứng cứ quan trọng, là cơ sở duy nhất chứng minh giá trị trốn thuế. Tuy nhiên, bản giám định này còn rất nhiều vấn đề cần xem xét lại:
Đây là bản giám định về hành vi đăng ký kê khai, trốn thuế của bị cáo Lắm nhưng toàn bộ hồ sơ, lời khai liên quan lại là của bị cáo Hạnh. Giám định viên đưa những tài liệu, tình tiết khác vào hồ sơ giám định là sai quy định của pháp luật.
Phương pháp giám định: giám định viên không trả lời được phương pháp giám định khoa học, đề nghị xem xét lại giá trị của kết luận giám định này.
Tại phiên toà, giám định viên trình bày: giá trị nộp thuế là của cơ quan điều tra là khẳng định thiếu trách nhiệm của người giám định.
Cần xem xét lại điều kiện trình độ của giám định viên để chúng tôi yên tâm về kết quả giám định.
Bào chữa riêng cho bà Phương:
Tất cả các lời khai của các bị cáo, các nhân chứng có mặt tại phiên toà khẳng định bị cáo Phương không tham gia vào bất kỳ một thoả thuận nào trong suốt quá trình thực hiện giao dịch này. Cần cảm thông với bà Phương. Cần đồng cảm với hành vi của vợ bị cáo Lắm. Cần cảm thông với bà Phương. Trường hợp của vợ bầu Kiên (được miễn trách nhiệm hình sự dù cũng ký hồ sơ cùng với chồng) cũng là một ví dụ để HĐXX để áp dụng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Kết luận, đề xuất:
Kính mong HĐXX xem xét lời thỉnh cầu của tôi theo hướng: Tuyên bố hành vi của bị cáo Phương không cần thiết phải truy cứu TNHS theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 BLHS 1999. Điều đó thể hiện sự nhân văn của pháp luật.
- Luật sư Trần Văn Pháo:
�Đồng tình với quan điểm của luật sư Hùng, bổ sung thêm:
Bà Hạnh đã nhận mọi hành vi, cần xem xét để cho bà Hạnh khắc phục hậu quả theo mong muốn của bà.
Hành vi của bị cáo Phương được thực hiện một cách chóng vánh các yêu cầu của chồng, không cần phải xử lý TNHS.
Kết luận, đề xuất:
Cần áp dụng Khoản 4, Điều 8, BLHS 1999; Khoản 2, Điều 8 BLHS 2015 xem xét miễn trách nhiệm cho bị cáo Phương và các bị cáo.
- Luật sư Trần Đình Triển:
+ Về thủ tục tố tụng:
Ban đầu, vụ án được xác định phát sinh từ tin báo tội phạm nhưng sau đó lại xác định là từ kiến nghị của Phòng PC46, công an tỉnh Khánh Hoà, điều đó chứa đựng nhiều sự khuất tất.
Nếu xác định bị cáo Hạnh, Lắm là đối tượng thực hiện chính hành vi trốn thuế thì việc đối xử với vợ chồng ông Hải trong suốt quá trình tố tụng (với vai trò là người giúp sức) là sự bất bình đẳng của cơ quan điều tra khi mà nhà riêng của ông bà bị khám xét, văn phòng bị lục soát và thu giữ tài liệu một cách vô lối.
Hồ sơ vụ án, lý lịch không đề cập tới quốc tịch của bà Hạnh (công dân Na uy), truy tố, xét xử công dân nước ngoài mà không thông báo cho đại sứ quán nước họ là vi phạm các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Việc để toà án cấp thành phố thuộc tỉnh xét xử công dân nước ngoài là vi quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử.
Khi VKS tỉnh Khánh Hoà uỷ quyền giải quyết vụ án cho VKS thành phố Nha Trang mà không thông báo cho cơ quan này trước thời gian tối thiểu 02 tháng là vi phạm quy định về Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đã có thông tư giữa ngành thuế và cơ quan công an về việc phối hợp các vụ việc phát sinh của ngành công an có liên quan tới thuế nhưng trong vụ việc này đã không tuân thủ quy định trong các nội dung của thông tư này mà mỗi bên làm một phách.
Về mặt nội dung:
Về việc giám định:
Người giám định chưa có thẻ giám định viên do Bộ Tư pháp cấp (trong hồ sơ vụ án không có).
Giám định viên chưa phân định được vai trò của mình là đại diện cho Cục thuế hay đại diện cho chính bản thân mình? Kết luận do tư cách cá nhân ký, không có xác nhận của cơ quan chủ quản nên không thể nói là ông đang nhân danh cho cơ quan mình còn nếu ông giám định với tư cách cá nhân thì bản thân ông chưa đủ điều kiện trở thành một giám định viên độc lập theo quy định của pháp luật.
Về các quy định về thuế:
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, kêu gọi người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam đầu tư, được mua nhà ở Việt Nam. Nếu tài sản này là của bà Hạnh (theo án lệ 02 trong danh mục án lệ của Toà án nhân dân Tối cao) thì bà thuộc diện được miễn thuế TNCN vì đó là tài sản là bất động sản duy nhất của bà vào thời điểm thực hiện việc chuyển nhượng cho vợ chồng ông Hải.
Tài sản mà bà Hạnh (ông Lắm) nhận chuyển nhượng trước đây là tài sản thừa kế, những người chuyển nhượng đã được miễn thuế TNCN, tại sao cơ quan thuế và cơ quan tiến hành tố tụng khác không xem xét nội dung này trước khi quy kết trách nhiệm cho bà? Phải chăng các cơ quan nêu trên đã vô ý hay cố tình bỏ qua quyền lợi này đối với bà Hạnh?
Thuế TNCN Việt Nam khác với thuế TNCN của phần lớn nước khác trên thế giới, đó là thuế trực thu, luỹ tiến từng phần. Giám định viên sai lầm nghiêm trọng, cụ thể:
Khoản 2, Điều 14 Luật thuế TNCN “Chính phủ quy định giá chuyển nhượng bất động sản”.
Áp dụng Nghị định 65/2013/ND-CP, Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC: Lấy bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm căn cứ tính thuế trong trường hợp này. Để đánh thuế, chỉ cần lấy giá đất do nhà nước quy định nhân với thuế suất là được.
Giám định bác bỏ giá trị của mọi văn bản về thuế và đưa ra một cách thức tính riêng của mình. Giám định viên cần phải áp dụng Luật thuế, Luật giá và quán triệt nguyên tắc áp dụng giá nhà nước. Giám định viên đã tự mình phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng mà không có bất kỳ bản án, quyết định nào của toà án cấp có thẩm quyền.
VKS vận dụng vào việc sử dụng chứng từ hồ sơ pháp lý không hợp lệ để cáo buộc các bị cáo là không đúng pháp luật. Ông Hải có giỏi, luật sư có giỏi cũng không thể giỏi mọi việc. Trách nhiệm lớn nhất trong vụ án này đúng ra sẽ phải thuộc về công chứng viên, môi giới bất động sản rồi mới đến các bị cáo Hạnh, Lắm.
Việc khởi tố vụ án này là hành vi “cầm đèn chạy trước ô tô”: Luật quản lý thuế quy định thời hạn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có thời hiệu là 5 năm (Điều 104 Luật Quản lý thuế). Đúng ra khi phát hiện hành vi, Phòng PC46 công an tỉnh Khánh Hoà phải chuyển cho cơ quan thuế xử lý trách nhiệm hành chính. Trong trường hợp cơ quan thuế nhận thấy có dấu hiệu hình sự thì mới đề nghị cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
�Kết luận, đề xuất:
Việc xử lý trách nhiệm của 4 bị cáo là sai, tất cả bị cáo không có tội, nếu có tội, người có tội phải là Công chứng viên, giám định viên và các điều tra viên tham gia việc điều tra vụ án này.
- Luật sư Nguyễn Hoàng Trung:
- Luật sư Lê Thị Minh Nhân:
Đồng tình với phát biểu trước của các đồng nghiệp. Bổ sung thêm:
Bà Phương quá tin tưởng vào công chứng viên, nhân viên công chứng nên vô ý ký vào các hồ sơ. BLHS 1999 không có quy định nào trong tội trốn thuế liên quan tới hành vi ký hợp đồng với giá thấp hơn giá trị thực tế giao dịch là có tội.
Kết luận, đề xuất:
Đề nghị HĐXX xem xét, tuyên bố bà Phương không phạm tội, đình chỉ vụ án.
Đề nghị HĐXX xem xét về việc làm sai lệch hồ sơ vụ án do nhiều tài liệu thân chủ và luật sư cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng không được đưa vào hồ sơ vụ án.
- Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga:
+ Chưa có bản án tuyên huỷ giá trị thì hợp đồng với giá trị 1,8 tỷ vẫn có hiệu lực và vẫn là căn cứ để tính thuế và để các bên có liên quan, cơ quan có thẩm quyền căn cứ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác;
+ Nếu cho rằng giao dịch 16 tỷ mới là giao dịch có giá trị thì căn cứ Điều 124 BLDS về Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ xảy ta tình huống sau:
Hợp đồng 1,8 tỷ bị tuyên vô hiệu;
Hợp đồng 16 tỷ cũng có thể bị tuyên vô hiệu, không thể đương nhiên hợp đồng này được công nhận là có hiệu lực.
Giao dịch này được xem là giao dịch không ghi giá; do vậy kể cả trong trường hợp coi giá 16 tỷ là giá có hiệu lực thì cũng chỉ được tính thuế theo giá mà khung giá đất mà địa phương quy định.
Kết luận, đề xuất:
Đề nghị tuyên các bị cáo không phạm tội.
- Luật sư Ngô Thị Hoàng Anh:
Kết luận, đề xuất:
Đề nghị tuyên 4 bị cáo không phạm tội.?
- Luật sư Đào Kim Lân:
Bào chữa cho bà Phương:
Bà Phương ký vào hợp đồng giao dịch là bắt buộc, ký hàng loạt, không thương lượng, không bàn bạc với ai.
Kết luận, đề xuất:
Đề nghị tuyên bà Phương không phạm tội.
Bào chữa cho ông Hải:
Tài sản thực tế là của bà Hạnh, cần phải chuyển giao lại quyền sở hữu cho bà Hạnh để bà Hạnh thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thời điểm chuyển nhượng tài sản, bà Hạnh đang có chồng nhưng cơ quan điều tra không hỏi chồng của bà Hạnh xem có phải là tài sản riêng của bà Hạnh hay không - nếu có thì văn bản nào xác nhận, nếu không thì chồng bà Hạnh có cho phép bà Hạnh thực hiện giao dịch này?
Cơ quan điều tra chỉ chăm chăm tìm chứng cứ buộc tội chứ không tìm chứng cứ gỡ tội cho các bị cáo.
Việc thu giữ các tài liệu của cơ quan điều tra là trái pháp luật
Lời khai công chứng viên không đúng sự thật khách quan, mâu thuẫn với lời khai các bị cáo và nhân chứng nhưng không được làm rõ tại phiên toà. Có 4 hợp đồng: 12 tỷ, huỷ, 1,8 tỷ và 16 tỷ. Công chứng viên khai không trung thực: thời điểm gặp bà Hạnh, biết giao dịch sai nên bỏ ra ngoài, thời điểm thực hiện giao dịch…
HĐXX đã quá tin tưởng công chứng viên và không triệu tập công chứng viên tới toà cho đối chất công khai để làm rõ là không tôn trọng đề nghị của các luật sư, không tôn trọng quyền của các bị cáo. Các luật sư sẽ có kiến nghị về những sai phạm của các cơ quan, các cá nhân mà mình phát hiện trong quá phiên toà.
Kết luận, đề xuất: Đề nghị tuyên các bị cáo vô tội.
Phiên toà tạm dừng vào lúc 16h45 và sẽ mở lại vào lúc 7h30 ngày 15/11/2019
Người ghi biên bản: Luật sư Ngô Anh Tuấn
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét