Tường thuật của Nhà báo Trần Mỹ có mặt ở Nha Trang
theo dõi phiên tòa Trần Vũ Hải,
NGÀY THỨ HAI XÉT XỬ VỤ LS TRẦN VŨ HẢI TRỐN THUẾ
VỤ ÁN LẠ TẠO RA BAO CHUYỆN BẤT THƯỜNG
Trần Mỹ
Không phải vô cớ mà người dân Khánh Hòa cho rằng, vụ án cần được ghi vào sử sách lưu lại đời sau! Một vụ trốn thuế như vô số vụ trốn thuế khác khi giao dịch bất động sản, được cơ quan tố tụng ở Khánh Hòa khuếch đại lên nên mới ầm ĩ thế? Trốn thuế là để được lợi cho người phải chịu thuế (người bán). Người mua không phải chịu thuế thì lấy đâu mà trốn?
Số tiền trốn thuế không nhiều, nếu bị phạt tù thì cao lắm cũng chỉ 2 năm không giam giữ. Việc khởi tố, truy tố tội trốn thuế đối với người bán ở đây đã không nên rồi, vì nếu cần thì truy thu là đủ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Quốc tịch Na Uy, chủ nhà đất ở 78/40 Tuệ Tĩnh, TP Nha Trang, ủy quyền cho người em cùng mẹ, khác cha là ông Ngô Văn Lắm đứng tên, chuyển nhượng cho LS Trần Vũ Hải và vợ, bà Ngô Tuyết Phương. Cả bốn người, hai người bán và hai người mua cùng bị truy tố ra tòa tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Nhưng trốn thuế thì may ra chỉ có người bán phải chịu thuế nên mới trốn, nếu trốn thuế trót lọt thì sẽ được lợi. Còn người mua không phải chịu thuế thì không thể nói là trốn thuế. Mà không trốn thuế thì tại sao lại bị truy tố tội này? Thế mới có chuyện để mà bàn chứ.
Không phải vô cớ mà người dân Khánh Hòa cho rằng, vụ án cần được ghi vào sử sách lưu lại đời sau! Một vụ trốn thuế như vô số vụ trốn thuế khác khi giao dịch bất động sản, được cơ quan tố tụng ở Khánh Hòa khuếch đại lên nên mới ầm ĩ thế? Trốn thuế là để được lợi cho người phải chịu thuế (người bán). Người mua không phải chịu thuế thì lấy đâu mà trốn?
Số tiền trốn thuế không nhiều, nếu bị phạt tù thì cao lắm cũng chỉ 2 năm không giam giữ. Việc khởi tố, truy tố tội trốn thuế đối với người bán ở đây đã không nên rồi, vì nếu cần thì truy thu là đủ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Quốc tịch Na Uy, chủ nhà đất ở 78/40 Tuệ Tĩnh, TP Nha Trang, ủy quyền cho người em cùng mẹ, khác cha là ông Ngô Văn Lắm đứng tên, chuyển nhượng cho LS Trần Vũ Hải và vợ, bà Ngô Tuyết Phương. Cả bốn người, hai người bán và hai người mua cùng bị truy tố ra tòa tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Nhưng trốn thuế thì may ra chỉ có người bán phải chịu thuế nên mới trốn, nếu trốn thuế trót lọt thì sẽ được lợi. Còn người mua không phải chịu thuế thì không thể nói là trốn thuế. Mà không trốn thuế thì tại sao lại bị truy tố tội này? Thế mới có chuyện để mà bàn chứ.
Chuyện là thế này: người mua là một trong những LS rất nổi tiếng, ông chính là LS Trần Vũ Hải, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Đương nhiên là không làm gì sai, ngược lại, ông ra sức bảo vệ công lí, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ những người cô thế trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Ông từng bảo vệ thành công cho những người bị buộc tội oan như tội giết người, cụ thể như vụ án vườn điều, mười người trong gia đình bà Nguyễn Thị Lâm bị buộc tội giết bà Dương Thị Mỹ. Hay vụ án Huỳnh Văn Nén bị buộc tội giết bà Lê Thị Bông ở Bình Thuận… Ông đã tham gia minh oan được cho nhiều người, giờ đến lượt ông bị hàm oan.
Sự không bình thường này đã làm nên nhiều kỷ lục. Trên 60 luật sư trong Nam, ngoài Bắc đăng kí bào chữa cho vợ chồng LS Trần Vũ Hải, trong đó 47 LS được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền lợi của Liên đoàn LS Việt Nam có mặt từ đầu đến cuối, để giám sát phiên tòa, đây là điều mà trước nay chưa có. Phiên tòa được bảo vệ nghiêm ngặt cũng chưa từng có. Người ta lập hàng rào sắt và cho công an phong tỏa không chỉ hai đầu đường, mà kể cả các nẻo đường dẫn vào gần Tòa án. Một phiên tòa công khai, là nơi tuyên truyền pháp luật tốt nhất, lẽ ra phải mở rộng cửa đón người dân vào dự. Nhưng ngược lại, bất cứ ai, kể cả các nhà báo đến theo dõi để đưa tin, cũng không được vào, trừ báo địa phương tỉnh Khánh Hòa. Các LS và nhà báo hết sức bất bình vì sự mất dân chủ, vi phạm pháp luật của TAND TP Nha Trang và lãnh đạo Tòa án tỉnh Khánh Hòa. Bất bình hơn, trong khi đó trên 30 người không liên quan vụ án được tòa đưa đến, ngồi ngay sau lưng các bị cáo, giành hết chỗ nên tòa không cho nhà báo vào là phải. Những người này, cứ phiên tòa mở là họ có mặt, không ai nói với ai câu nào kể cả khi HĐXX chưa có mặt hay lúc giải lao. Không hiểu tòa đưa lực lượng này vào chiếm chỗ trong hội trường xử án nhằm mục đích gì? Nhưng… rừng nào cọp nấy, cuối cùng, dân chủ, luật pháp… đều chào thua sự bất công của cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương này.
Việc kiểm tra an ninh còn nghiêm ngặt hơn. Lên máy bay chỉ bị khuyến cáo không sử dụng ĐT di động và thiết bị điện tử, còn ở đây các LS bị thu giữ hết, không cho mang vào phòng xử án kể cả laptop, là nơi lưu trữ tài liệu mà LS rất cần khi bảo vệ thân chủ. Nhưng thu giữ mà không có biên nhận, không lấy gì bảo đảm an toàn tài sản, nên nhiều LS đã phải to tiếng với những người làm công tác an ninh. Sáng ngày xét xử thứ hai, vào lúc 8 giờ 30, LS Nguyễn Duy Bình, Đoàn LS TP Hồ Chí Minh bắt đầu thẩm vấn một bị cáo rằng: Bị cáo có còn yêu cầu LS Võ Văn Dũng và 5 LS khác bào chữa cho mình nữa hay không? Bị cáo trả lời là có. Vậy là bất ngờ, chủ tọa phiên tòa, bà MẠT HẠNG đuổi ông ra khỏi phòng xử án. Ông chưa kịp hiểu ra, chưa kịp lấy tài liệu trên bàn, thì lập tức ba công an xông vào, vặn tay ra sau, xốc nách rồi kẹp cổ lôi về Công an phường Phước Tân, TP Nha Trang…
Chuyện này cũng là một trong kho chuyện không bình thường tại phiên tòa ngày 14/11/2019, ngày thứ hai xét xử vụ án không bình thường kể trên. (Ngày mai và những ngày kế tiếp, hứa hẹn còn nhiều li kì nữa, chúng tôi sẽ thông tin tiếp).
LS Trần Vũ Hải có đủ mọi tiêu chuẩn để được gọi là trí thức chân chính.
Trả lờiXóaCụ Mao, cụ Lenin (thầy, cha, lãnh tụ) coi trí thức là cục phân.