Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Luân Lê: VỊ THẾ CỦA LUẬT SƯ


Luân Lê

VỊ THẾ CỦA LUẬT SƯ

Luật sư bị áp giải như một tội phạm rời khỏi phiên toà mà luật sư đang bảo vệ quyền được bào chữa và quyền có luật sư của bị cáo tại phiên xét xử.

Luật sư bị xốc nách và dẫn đi trông không khác gì một kẻ phạm tội.

Nếu cách nêu trên được áp dụng với luật sư Loseby tại Hồng Kông năm 1931, chắc hẳn ông Hồ sẽ không được cứu vớt vì nền tư pháp mà đuổi cổ cả luật sư khỏi toà án theo cách này thì còn biết đến luật pháp và công lý nữa hay không?


Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) ra toà, với sự chỉ dẫn của luật sư bảo vệ, đã lập tức đưa đôi tay đang bị xích lên rung mạnh để nó kêu những tiếng chói tai, nhằm tố cáo hành vi vi phạm của toà án. Tống Văn Sơ được giải cứu bởi luật sư vì toà án ở đây đã ra lệnh bắt sau 06 ngày kể từ ngày mà Tống Văn Sơ bị giam trong nhà lao. Việc bắt bớ là một thủ tục quan trọng, nếu bị vi phạm, mọi cáo buộc sẽ coi như bị huỷ bỏ - không ai bị đặt vào chu trình buộc tội bất hợp pháp ngay từ đầu. Đấy chính là nguyên tắc tối cao của nền tư pháp độc lập và phụng sự cho công lý.

Luật sư bị áp giải ra khỏi toà khi đang bảo vệ quyền được có luật sư bào chữa cho bị cáo, đó phải gọi là gì? Tôi không thể nào định nghĩa nổi thực tế này.


3 nhận xét :

  1. Nhìn cứ như cảnh phim hư cấu!

    Trả lờiXóa
  2. Thương lắm nghề Luật sư trong thể chế tư pháp này!

    Trả lờiXóa
  3. Dù trải qua muôn vàn gian khổ, lực lượng luật sư ở VN sẽ góp phần quan trọng hàng đầu trong sư nghiệp tái lập cơ sở công lý cho nền tư pháp nước nhà.

    Trả lờiXóa