Gửi ông Phùng Xuân Nhạ và Quốc hội
Chu Mộng Long
9-11-2019
Tôi, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, thâm niên công tác trong ngành giáo dục gần 30 năm.
Tôi ủng hộ Quốc hội thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật “không phân biệt bằng đại học chính quy và không chính quy”. Bởi lý do đơn giản: 1) Chính quy hay không chính quy chỉ là hình thức đào tạo, chất lượng đào tạo là tương đương, 2) Mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức đào tạo tùy theo điều kiện của mình, 3) Việc không phân biệt trình độ của hai hình thức đào tạo là thông lệ quốc tế Việt Nam cần tuân theo.
Tất nhiên, có ủng hộ hay không ủng hộ đều phải chấp hành nghiêm túc khi luật đã được đại biểu quốc hội thông qua và có hiệu lực.
Hàng năm, khi đăng ký và báo cáo thi đua, các công chức, viên chức đều cam kết và buộc phải thực hiện ngay trong mục đầu tiên: “Nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước…”
Nhưng quả thực là khó.
Tại hội nghị và các cuộc họp nội bộ của nhà trường, tôi đặt vấn đề, rằng, Luật Giáo dục đại học không phân biệt trình độ đại học chính quy và không chính quy, tức buộc cả hai cùng thực hiện một quy chế, một chương trình, nội dung, phương pháp và đánh giá để đảm bảo chất lượng, nhưng hiện nay vẫn có sự chênh lệch khá xa giữa hai hệ đào tạo.
Hệ chính quy phải tuyển sinh, lấy điểm chuẩn vượt sàn theo chỉ tiêu. Trong khi hệ không chính quy không cần tuyển sinh, chỉ ghi danh và nhập học… tràn lan. Hệ chính quy đào tạo đúng theo quy chế tín chỉ, một học phần phân bố rải đều ra mỗi tuần chỉ 2 đến 3 tiết để người học có thời gian tự học.
Điểm đánh giá trên 3 cột: chuyên cần, giữa kỳ và thi hết học phần. Trong khi hệ không chính quy chỉ học vào Thứ Bảy, Chủ Nhật, hoặc vào 2 tháng hè, học dồn 30 tiết trong 2 ngày xong hết một học phần. Đánh giá thì chỉ có hai cột điểm: quá trình và thi hết học phần. Chưa nói những tiêu cực trong học hành thi cử như nạn học thuê, thi thuê, cách ra đề và tổ chức thi cử, đánh giá vô tội vạ, chỉ nói về thời gian và phương thức tổ chức học tập đã đủ thấy chất lượng của hai hệ là cách xa nhau một trời một vực.
Không dưới một lần tôi đề nghị, để chấp hành luật một cách nghiêm túc, cần phải nâng chất lượng đào tạo hệ không chính quy tương đương như chính quy. Nhưng kết quả là… không ai trả lời. Một số lãnh đạo và đồng nghiệp nói rằng không thể nâng chất lượng đào tạo không chính quy lên ngang bằng chính quy được!
Vậy là, để nghiêm túc chấp hành luật, phải hạ chất lượng đào tạo chính quy xuống ngang bằng hệ không chính quy? Tức là từ nay việc tuyển sinh và dạy học chính quy cũng tràn lan và tùy tiện như không chính quy?
Ông Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu quốc hội có trả lời được không?
Mong quý ông, quý bà trả lời rõ để tôi biết mà chấp hành đúng luật. Còn nếu vẫn duy trì như lâu nay thì cuối năm tôi sẽ khởi kiện từ Hiệu trưởng cho đến tất cả các đồng nghiệp về tội không thực hiện cam kết chấp hành pháp luật mà vẫn nhận các danh hiệu thi đua.
Nói là làm mới là tư cách trung thực tối thiểu của nhà giáo!
Chu Mộng Long
9-11-2019
Tôi, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, thâm niên công tác trong ngành giáo dục gần 30 năm.
Tôi ủng hộ Quốc hội thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật “không phân biệt bằng đại học chính quy và không chính quy”. Bởi lý do đơn giản: 1) Chính quy hay không chính quy chỉ là hình thức đào tạo, chất lượng đào tạo là tương đương, 2) Mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức đào tạo tùy theo điều kiện của mình, 3) Việc không phân biệt trình độ của hai hình thức đào tạo là thông lệ quốc tế Việt Nam cần tuân theo.
Tất nhiên, có ủng hộ hay không ủng hộ đều phải chấp hành nghiêm túc khi luật đã được đại biểu quốc hội thông qua và có hiệu lực.
Hàng năm, khi đăng ký và báo cáo thi đua, các công chức, viên chức đều cam kết và buộc phải thực hiện ngay trong mục đầu tiên: “Nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước…”
Nhưng quả thực là khó.
Tại hội nghị và các cuộc họp nội bộ của nhà trường, tôi đặt vấn đề, rằng, Luật Giáo dục đại học không phân biệt trình độ đại học chính quy và không chính quy, tức buộc cả hai cùng thực hiện một quy chế, một chương trình, nội dung, phương pháp và đánh giá để đảm bảo chất lượng, nhưng hiện nay vẫn có sự chênh lệch khá xa giữa hai hệ đào tạo.
Hệ chính quy phải tuyển sinh, lấy điểm chuẩn vượt sàn theo chỉ tiêu. Trong khi hệ không chính quy không cần tuyển sinh, chỉ ghi danh và nhập học… tràn lan. Hệ chính quy đào tạo đúng theo quy chế tín chỉ, một học phần phân bố rải đều ra mỗi tuần chỉ 2 đến 3 tiết để người học có thời gian tự học.
Điểm đánh giá trên 3 cột: chuyên cần, giữa kỳ và thi hết học phần. Trong khi hệ không chính quy chỉ học vào Thứ Bảy, Chủ Nhật, hoặc vào 2 tháng hè, học dồn 30 tiết trong 2 ngày xong hết một học phần. Đánh giá thì chỉ có hai cột điểm: quá trình và thi hết học phần. Chưa nói những tiêu cực trong học hành thi cử như nạn học thuê, thi thuê, cách ra đề và tổ chức thi cử, đánh giá vô tội vạ, chỉ nói về thời gian và phương thức tổ chức học tập đã đủ thấy chất lượng của hai hệ là cách xa nhau một trời một vực.
Không dưới một lần tôi đề nghị, để chấp hành luật một cách nghiêm túc, cần phải nâng chất lượng đào tạo hệ không chính quy tương đương như chính quy. Nhưng kết quả là… không ai trả lời. Một số lãnh đạo và đồng nghiệp nói rằng không thể nâng chất lượng đào tạo không chính quy lên ngang bằng chính quy được!
Vậy là, để nghiêm túc chấp hành luật, phải hạ chất lượng đào tạo chính quy xuống ngang bằng hệ không chính quy? Tức là từ nay việc tuyển sinh và dạy học chính quy cũng tràn lan và tùy tiện như không chính quy?
Ông Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu quốc hội có trả lời được không?
Mong quý ông, quý bà trả lời rõ để tôi biết mà chấp hành đúng luật. Còn nếu vẫn duy trì như lâu nay thì cuối năm tôi sẽ khởi kiện từ Hiệu trưởng cho đến tất cả các đồng nghiệp về tội không thực hiện cam kết chấp hành pháp luật mà vẫn nhận các danh hiệu thi đua.
Nói là làm mới là tư cách trung thực tối thiểu của nhà giáo!
Rất đúng!
Trả lờiXóaĐọc bài của TS Chu Mộng Long, lại nhớ đến con giai thứ trưởng Dâu ngày nào. Thằng này lấy bằng tại chức chuyên tu (mà cũng Rởm) của trường Ngoại thương, sau cũng vào tù với bố. Bằng cấp thế mà ra trường, Dâu cho con cái quyền cấp "Cota". Suy ra, quốc hội quyết Chính qui và tại chức thế này là "cướp trí tuệ của Dân", "vùi con đỏ xuống hầm tai ương...", vậy. Trắng trợn đến thế này là Cùng.
Trả lờiXóa