Chu Mộng Long
GIÁO DỤC NGÀY MỘT DẤN SÂU VÀO TỘI ÁC
Tôi, người trong cuộc, xác nhận những điều Báo Lao Động đăng là đúng sự thật. Không chỉ đúng đối với những trường mà báo đã điều tra và phản ánh trong bài mà đúng cho nhiều trường, nếu báo chịu khó điều tra hết 49 cơ sở đào tạo.
Riêng chứng chỉ giữ, nâng hạng ngạch, ban đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép khoảng 10 trường sư phạm, sau đó, không biết lý do gì mà đồng loạt các trường đều được phép mở lớp và cạnh tranh như một cái chợ xổm mà họ gọi là thị trường. Nó tùy tiện đến mức một nhân viên xăng dầu, một bà bán hàng xén ngoài chợ cũng được phép thu gom hồ sơ và chiêu sinh, thuê địa điểm dạy học. Học phí đúng nghĩa "học giá", ban đầu là 5 triệu/hồ sơ, sau do cạnh tranh nhấn xuống 4 triệu, rồi 2,3 triệu.
Lương giáo viên ba cọc ba đồng, hàng chục năm nay không tăng, thuộc loại thu nhập thấp nhất trong các ngành nghề (trừ loại cua kèo và móc túi phụ huynh, học sinh), chỉ một chính sách gọi là giữ ngạch, nâng ngạch mà bị vét tận đáy. Khốn nạn đến thế là cùng!
Ngay từ đầu khi triển khai thực hiện chương trình (do trên Bộ bổ xuống), tôi đã phản đối với 3 lý do: 1) Với một chương trình từ trên bổ xuống mà nội dung chẳng gắn gì với nghiệp vụ sự phạm thì việc giữ ngạch hay nâng ngạch cho giáo viên là hoàn toàn vô nghĩa, 2) Chương trình đó chủ yếu thuộc chính trị và quản lý nhà nước nhưng lại bắt tất cả các giảng viên thuộc các chuyên môn khác nhau phải tham gia giảng dạy là tùy tiện dẫn đến ai cũng có thể lên lớp phét lác được, 3) Nhẫn tâm khi các trường đại học thi nhau móc túi giáo viên nghèo.
Sự phản đối của tôi gần như không được ai trong giới đại học hưởng ứng. Lãnh đạo thì nhân danh vì sự nghiệp giáo dục, vì thương hiệu của nhà trường, thậm chí có vị còn ra lệnh tôi phải thực hiện như một nhiệm vụ chính trị. Còn đồng nghiệp thì lý luận rằng, nếu mình không làm thì nơi khác, người khác cũng làm, có khi còn tệ hơn.
Ôi cái nhiệm vụ chính trị mà kẻ thuộc bề trên tìm cách móc túi kẻ dưới. Ôi cái lý luận mình không móc túi thì cũng có kẻ khác móc túi và tự cho mình móc túi tốt hơn.
Tôi đã chấp hành và tham gia dạy được vài ba lớp giữ ngạch, nâng ngạch ở vài ba nơi. Trước đấng tối cao và thần linh, tôi xin nhận tội và sám hối tội lỗi của mình. Biết tội ác mà vẫn tham gia thì cái tội ác ấy nhân lên gấp đôi!
Tôi có nói với một vài đồng nghiệp thân tín, rằng chỉ có bỏ nghề may chăng mới giữ được thiên lương, nếu không chúng ta sẽ bị quả báo. Hai hè rồi thì quả báo nhãn tiền. Trường tôi bỗng dưng nổi hứng tổ chức học và thi chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ tâm lý, kể cả giữ ngạch cho tất cả các giảng viên trong trường, mặc dù trước đó coi như họ đã đủ tư cách đi dạy giữ ngạch nâng ngạch cho phổ thông. Hiển nhiên phải nộp học giá tương đương với học giá giáo viên phổ thông đã nộp.
Tôi không học các loại chứng chỉ đó nữa, vì học vị tiến sĩ, giảng viên chính của tôi trước đây không phải trên trời rơi xuống. Tôi học và thi đàng hoàng ở cấp quốc gia, sao bây giờ lại phải lấy những chứng chỉ nội bộ để được giữ ngạch? Mà tôi không đảm bảo tiêu chuẩn ngạch tôi đang hưởng lương thì sao lại bắt tôi đi dạy nâng ngạch cho giáo viên? Và nữa, mấy ngài phó giáo sư, hay giảng viên cao cấp đang đứng lớp dạy cho hạng ngạch của tôi thì đang có cái chứng chỉ gì, và ai dạy cho họ mấy thứ chứng chỉ đó? Lãnh đạo Bộ sẽ tổ chức dạy mấy ông bà này chăng và ai trên Bộ đã đảm bảo có các loại chứng chỉ đó? Bày trò móc túi lẫn nhau như vậy biết bao giờ kết thúc?
Trường Đại học Quy Nhơn thành lập Viện Nghiên cứu giáo dục chỉ để nghiên cứu thị trường mở lớp giữ, nâng hạng ngạch và tính toán học giá, có sỉ nhục cho khoa học không?
Chiều nay, một lần nữa tôi phản đối mở hệ tại chức tràn lan không theo luật hay quy chế nào là gây nên sự bất công, thậm chí là tội ác đối với sinh viên chính quy, vì Luật Giáo dục đại học mới ban hành không phân biệt chính quy và ngoài chính quy. Mở tràn lan đến tận huyện vùng sâu vùng xa và đào tạo tùy tiện để hợp thức hóa bằng cấp như vậy là cướp mất cơ hội việc làm của các em sinh viên chính quy. Không giảng viên nào có đủ lý lẽ để cãi tôi, nhưng đa số nhìn tôi bằng ánh mắt thù hận, vì chừng như họ nghĩ tôi sẽ đánh đổ nồi cơm của họ. Buồn chán vô hạn khi nhìn đâu cũng thấy toàn lũ con buôn hay quân móc túi mang danh giảng viên! Có khi chết trong thùng container còn đỡ nhục hơn cái thân phận làm thầy.
Tội ác hôm nay chúng ta gây ra, chúng ta không nhận quả báo nhãn tiền thì con cháu chúng ta cũng sẽ nhận lấy, thưa lãnh đạo và thưa đồng nghiệp.
Đất nước muốn giàu mạnh thì phải tạo ra một đội ngũ nhân lực giàu mạnh chứ không phải tìm cách móc túi lẫn nhau. Đồng tiền ăn nên làm ra từ trí tuệ và bàn tay lao động chứ không phải di chuyển từ túi người này sang túi người khác trong cái vòng lẩn quẩn mà giáo dục đang làm.
Chấp nhận bị Hiệu trưởng nhắc nhở hay kiểm điểm mà viết lên đây để bày tỏ nỗi lòng, cũng là sám hối trước thiên hạ vậy!
GIÁO DỤC NGÀY MỘT DẤN SÂU VÀO TỘI ÁC
Tôi, người trong cuộc, xác nhận những điều Báo Lao Động đăng là đúng sự thật. Không chỉ đúng đối với những trường mà báo đã điều tra và phản ánh trong bài mà đúng cho nhiều trường, nếu báo chịu khó điều tra hết 49 cơ sở đào tạo.
Riêng chứng chỉ giữ, nâng hạng ngạch, ban đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép khoảng 10 trường sư phạm, sau đó, không biết lý do gì mà đồng loạt các trường đều được phép mở lớp và cạnh tranh như một cái chợ xổm mà họ gọi là thị trường. Nó tùy tiện đến mức một nhân viên xăng dầu, một bà bán hàng xén ngoài chợ cũng được phép thu gom hồ sơ và chiêu sinh, thuê địa điểm dạy học. Học phí đúng nghĩa "học giá", ban đầu là 5 triệu/hồ sơ, sau do cạnh tranh nhấn xuống 4 triệu, rồi 2,3 triệu.
Lương giáo viên ba cọc ba đồng, hàng chục năm nay không tăng, thuộc loại thu nhập thấp nhất trong các ngành nghề (trừ loại cua kèo và móc túi phụ huynh, học sinh), chỉ một chính sách gọi là giữ ngạch, nâng ngạch mà bị vét tận đáy. Khốn nạn đến thế là cùng!
Ngay từ đầu khi triển khai thực hiện chương trình (do trên Bộ bổ xuống), tôi đã phản đối với 3 lý do: 1) Với một chương trình từ trên bổ xuống mà nội dung chẳng gắn gì với nghiệp vụ sự phạm thì việc giữ ngạch hay nâng ngạch cho giáo viên là hoàn toàn vô nghĩa, 2) Chương trình đó chủ yếu thuộc chính trị và quản lý nhà nước nhưng lại bắt tất cả các giảng viên thuộc các chuyên môn khác nhau phải tham gia giảng dạy là tùy tiện dẫn đến ai cũng có thể lên lớp phét lác được, 3) Nhẫn tâm khi các trường đại học thi nhau móc túi giáo viên nghèo.
Sự phản đối của tôi gần như không được ai trong giới đại học hưởng ứng. Lãnh đạo thì nhân danh vì sự nghiệp giáo dục, vì thương hiệu của nhà trường, thậm chí có vị còn ra lệnh tôi phải thực hiện như một nhiệm vụ chính trị. Còn đồng nghiệp thì lý luận rằng, nếu mình không làm thì nơi khác, người khác cũng làm, có khi còn tệ hơn.
Ôi cái nhiệm vụ chính trị mà kẻ thuộc bề trên tìm cách móc túi kẻ dưới. Ôi cái lý luận mình không móc túi thì cũng có kẻ khác móc túi và tự cho mình móc túi tốt hơn.
Tôi đã chấp hành và tham gia dạy được vài ba lớp giữ ngạch, nâng ngạch ở vài ba nơi. Trước đấng tối cao và thần linh, tôi xin nhận tội và sám hối tội lỗi của mình. Biết tội ác mà vẫn tham gia thì cái tội ác ấy nhân lên gấp đôi!
Tôi có nói với một vài đồng nghiệp thân tín, rằng chỉ có bỏ nghề may chăng mới giữ được thiên lương, nếu không chúng ta sẽ bị quả báo. Hai hè rồi thì quả báo nhãn tiền. Trường tôi bỗng dưng nổi hứng tổ chức học và thi chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ tâm lý, kể cả giữ ngạch cho tất cả các giảng viên trong trường, mặc dù trước đó coi như họ đã đủ tư cách đi dạy giữ ngạch nâng ngạch cho phổ thông. Hiển nhiên phải nộp học giá tương đương với học giá giáo viên phổ thông đã nộp.
Tôi không học các loại chứng chỉ đó nữa, vì học vị tiến sĩ, giảng viên chính của tôi trước đây không phải trên trời rơi xuống. Tôi học và thi đàng hoàng ở cấp quốc gia, sao bây giờ lại phải lấy những chứng chỉ nội bộ để được giữ ngạch? Mà tôi không đảm bảo tiêu chuẩn ngạch tôi đang hưởng lương thì sao lại bắt tôi đi dạy nâng ngạch cho giáo viên? Và nữa, mấy ngài phó giáo sư, hay giảng viên cao cấp đang đứng lớp dạy cho hạng ngạch của tôi thì đang có cái chứng chỉ gì, và ai dạy cho họ mấy thứ chứng chỉ đó? Lãnh đạo Bộ sẽ tổ chức dạy mấy ông bà này chăng và ai trên Bộ đã đảm bảo có các loại chứng chỉ đó? Bày trò móc túi lẫn nhau như vậy biết bao giờ kết thúc?
Trường Đại học Quy Nhơn thành lập Viện Nghiên cứu giáo dục chỉ để nghiên cứu thị trường mở lớp giữ, nâng hạng ngạch và tính toán học giá, có sỉ nhục cho khoa học không?
Chiều nay, một lần nữa tôi phản đối mở hệ tại chức tràn lan không theo luật hay quy chế nào là gây nên sự bất công, thậm chí là tội ác đối với sinh viên chính quy, vì Luật Giáo dục đại học mới ban hành không phân biệt chính quy và ngoài chính quy. Mở tràn lan đến tận huyện vùng sâu vùng xa và đào tạo tùy tiện để hợp thức hóa bằng cấp như vậy là cướp mất cơ hội việc làm của các em sinh viên chính quy. Không giảng viên nào có đủ lý lẽ để cãi tôi, nhưng đa số nhìn tôi bằng ánh mắt thù hận, vì chừng như họ nghĩ tôi sẽ đánh đổ nồi cơm của họ. Buồn chán vô hạn khi nhìn đâu cũng thấy toàn lũ con buôn hay quân móc túi mang danh giảng viên! Có khi chết trong thùng container còn đỡ nhục hơn cái thân phận làm thầy.
Tội ác hôm nay chúng ta gây ra, chúng ta không nhận quả báo nhãn tiền thì con cháu chúng ta cũng sẽ nhận lấy, thưa lãnh đạo và thưa đồng nghiệp.
Đất nước muốn giàu mạnh thì phải tạo ra một đội ngũ nhân lực giàu mạnh chứ không phải tìm cách móc túi lẫn nhau. Đồng tiền ăn nên làm ra từ trí tuệ và bàn tay lao động chứ không phải di chuyển từ túi người này sang túi người khác trong cái vòng lẩn quẩn mà giáo dục đang làm.
Chấp nhận bị Hiệu trưởng nhắc nhở hay kiểm điểm mà viết lên đây để bày tỏ nỗi lòng, cũng là sám hối trước thiên hạ vậy!
Bóc trần sự thật ; Tác giả nhận xét quá chuẩn : ( Giáo dục ) " Khốn nạn đến thế là cùng ! " . Không ngôn từ nào chính xác hơn .
Trả lờiXóaHoan hô Chu Mông Long! không bài nào của tiến sĩ dù in ở bất cứ trang nào tôi cũng đọc.Long đúng là tư cách kẻ sĩ đích thực. Trong đời đôi khi biết sai buộc phải làm vì lý do nào đó, nhưng biết mình làm sai thì tội có giảm đấy.Nếu có thể TS Long cung cấp email hoặc ĐT thoại trên trang tôi tin nhiều người chia sẻ. Các lời bình của tôi thường các trang mạng ít đưa vì không hợp khẩu vị và ý đồ của họ. Tôi đã có 7 đầu sách, tôi có nhiều bài trên các trang mạng nhiều người đọc nhưng khi tôi com thì không đúng tên./.
Trả lờiXóaThan ôi! Thời mạt chính, mạt pháp, mạt giáo, mạt đủ thứ... Đất nước đi đến đâu?
Trả lờiXóa