Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

BỌN TRUNG QUỐC ĐÃ ĂN CẮP ÁO DÀI VIỆT RỒI LU LOA LÀ CỦA HỌ


Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ nói về 'phẩm giá trang phục Trung Quốc'

Tuổi trẻ
21/11/2019 17:03 GMT+7

TTO - Thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc khi ra mắt bộ sưu tập họ gọi là “sự sáng tạo mới” năm 2018 nhưng giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam. Nhiều người Việt phẫn nộ.

Ne·Tiger là một thương hiệu thời trang nội của Trung Quốc. Nhà sáng lập công ty này, theo trang Harbin Fashion Week là ông Zhang Zhifeng. Ông này thành lập công ty năm 1982 và đăng ký thương hiệu Ne·Tiger từ năm 1992.

Những ngày qua, chưa rõ vì lẽ gì, những hình ảnh liên quan tới bộ sưu tập được gọi là “cách tân” những kiểu áo dài của thương hiệu thời trang Ne·Tiger từng công bố năm ngoái trở lại thành một đề tài gây tranh cãi rất nhiều trên dư luận mạng ở Việt Nam.


Theo đó, trong Tuần lễ thời trang xuân hè 2019 tại Bắc Kinh khai mạc ngày 25-10-2018, Ne·Tiger đã công bố nhiều bộ sưu tập thời trang của họ, trong đó có những mẫu thiết kế gây bức xúc với người Việt vì nó cho thấy sự sao chép áo dài truyền thống Việt Nam, nhưng lại được giới thiệu là "sự sáng tạo" của nhà thiết kế.

Những ngày qua, nhiều người Việt bày tỏ bức xúc trên mạng xã hội về bộ sưu tập mà Ne·Tiger tuyên bố là "sự sáng tạo của họ" với áo dài. Rất nhiều người cho rằng nhãn hiệu thời trang Trung Quốc đã cố tình chơi trò "đánh lận con đen", sao chép thiết kết mẫu áo dài truyền thống của Việt Nam rồi gọi là sáng tạo, cách tân.

Không ít ý kiến trên các diễn đàn mạng cáo buộc động thái của Ne·Tiger với áo dài, quốc phục của Việt Nam, chẳng khác nào một âm mưu "đường lưỡi bò" thứ hai trong lĩnh vực văn hóa và thời trang của người Trung Quốc.

Trong một diễn biến có thể là trùng hợp, ngày 25-10 năm nay, cũng tại Bắc Kinh, Tuần lễ thời trang xuân hè 2020 lại có sự góp mặt của thương hiệu thời trang Ne·Tiger này.

Đài CGTN (Trung Quốc) dẫn lời ông Zhang Zhifeng, nhà sáng lập thương hiệu Ne Tiger, tuyên bố quan điểm của ông khi sáng tạo các bộ sưu tập thời trang của ông: "Khi sáng tạo ra bộ sưu tập, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc".

Ông này cũng nói: "Trong khi vẫn bảo lưu truyền thống, tôi cũng đã luôn chú ý tới việc hòa quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây để được người tiêu dùng chấp nhận trên toàn thế giới".

Phát biểu năm nay của ông Zhang Zhifeng khiến nhiều người liên tưởng tới bộ sưu tập được cho là ăn cắp mẫu áo dài của Việt Nam công bố năm ngoái. Bởi vậy, với nhiều người, chưa rõ cái quan niệm "đan quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây" của người sáng lập thương hiệu thời trang nội Ne Tiger của Trung Quốc có bao hàm việc bắt chước, sao chép quốc phục của một nước khác hay không, nhưng nhìn vào những hình ảnh trang phục được nhà thiết kế này từng gọi là "sản phẩm sáng tạo" của ông, ai cũng có thể cảm nhận điều đó.
Các mẫu áo dài mà nhà thiết kế Trung Quốc coi là "sáng tạo" của họ: 




Ảnh: VCG



Ảnh: VCG



Ảnh: VCG



Ảnh: VCG



Ảnh: VCG



Ảnh: VCG

Ảnh: VCG

 

D. KIM THOA

6 nhận xét :

  1. Bạn vàng này tham lam ngoạm hết mọi thứ của thế giới về làm của mình. Tháp eiffel, tháp nghiêng pisa hay đền taj mahal... xem như của riêng chúng nó, thật nhục cho một cường quốc copy nhưng lại là hình mẫu phát triển của bạn chúng nó

    Trả lờiXóa
  2. Trước thì còn gọi được là " ăn cắp " , nay sắp nhập một nhà thì còn đâu là ăn cắp nữa mà nên gọi là đồng chí - đồng phục .

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn những hình trên, tôi thấy các nhà tạo mẫu Trung Quốc cũng đã rất sáng tạo về áo dài, cả về mẫu mã lẫn chất liệu . Khá hơn những áo dài gấm mang chủ đề nhạc Trịnh đã từng thấy trên sàn catwalk Việt Nam .

    Trả lờiXóa
  4. Cướp đủ thứ rồi, bây giờ muốn cướp luôn văn hóa Việt nữa! Đúng là văn hóa trộm, cướp !

    Trả lờiXóa
  5. Đây là 1 ngón nghề của kẻ xâm lược . Về phía ta , phải có ý thức bảo vệ văn hóa dân tộc bằng tất cả các biện pháp tuyên truyền ,giáo dục một cách kiên trì ,sáng tạo . Phải nâng cao sự hiểu biết và ý thức công dân về bảo vệ văn hóa bản địa . Ví dụ như khuyến nghị của bộ văn hóa về việc không dùng linh vật ngoại lai ở đình chùa và nơi công cộng , cái này thực hiện chưa tốt cần phải kiểm tra xử lí . Còn nữa , có hiện tượng ta tự bị Hán hóa trong ngôn ngữ hàng ngày nhiều lắm , sao ngành văn hóa không uốn nắn (dễ thôi mà) . Tất cả phải được nhận thức từ cấp cao và các cơ quan chuyên môn .

    Trả lờiXóa
  6. Mà nhìn chung thì các kiểu áo dài chôm chỉa này rất xấu, quá xấu. Người mẫu lại không có eo. Mà người mặc áo dài rất cần eo thon. Không thể nào so sánh với các kiểu áo dài tuyệt đẹp của các nhà thiết kế VN nhƯ Sỹ Hoàng, Minh Hạnh, Võ Việt Chung …

    Trả lờiXóa