THÌ CÒN VƯỢT BIÊN BẤT HỢP PHÁP
Nguyễn Ngoc Chu
28 - 10 - 2019
1. Cuối cùng thì đã rõ. Đại đa số trong 39 nạn nhân chết thê thảm trong container đông lạnh là người Nghệ Tĩnh. Dẫu cái chết tang thương của 39 đồng bào còn chưa chôn cất, ứa tràn nước mắt đau đớn mà thừa nhận rằng người Nghệ Tĩnh rồi vẫn còn ra đi.
10 người đi mà 5 người thoát thì người Nghệ Tĩnh vẫn ra đi. Chỉ khi 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng!
Sự cực đoan, bướng bỉnh, không cam chịu số phận đã đưa người Nghệ Tĩnh đến những quyết định liều lĩnh. Không phải mù quáng, mà là liều lĩnh đến chấp nhận cái chết để thay đổi.
2. Sống khổ cực cũng là chết. Không thay đổi có nghĩa là cam chịu khổ cực mãi mãi, như vậy thì sống cũng như chết. Hành động tuy có thể chết, nhưng còn có cơ may thay đổi, thế là hơn ngồi mà chờ chết. Ở điểm này, những người vượt biên, bất chấp về văn hóa và địa vị, họ hơn hẳn bao nhiêu kẻ cam chịu. Nếu tất cả đều đồng lòng không cam chịu, thì mọi thứ đã khác!
3. Trong 10 dòng nhắn gửi ở những giây cuối cùng của cuộc đời, cháu Trà My chỉ kịp ghi lại địa chỉ để mọi người biết mình là ai, nói về nguyên nhân cái chết, còn lại là dành yêu thương cho bố mẹ. Không trách móc, không than thân, chỉ dành hết trách nhiệm về phần mình và xin lỗi bố mẹ. Những dòng nhắn gửi cuối cùng này không có chỗ cho sự đắn đo, dàn dựng. Chỉ những suy nghĩ chắt lọc từ tâm can mới vụt sáng ở thời khắc lìa khỏi cõi đời. Tất cả cho thấy đường nét trí tuệ với lòng vị tha ngập tràn trong cháu Trà My.
Ở điểm này, trong đau xót, các bà mẹ Việt Nam có quyền tự an ủi rằng đã sinh ra những người con bản lĩnh và hiếu thảo.
Ở điểm này, ứa nước mắt thắp nén nhang mà ngưỡng mộ cháu Trà My. Cháu vượt xa bao nhiêu kẻ quyền cao giàu có, lúc đương chức thì nghênh ngang, lúc giàu có thì vung vãi tiền bạc, lúc vỡ lở thì chối bỏ trách nhiệm, lúc kết tội thì khóc lóc van xin!
4. Không phải cổ súy cho vượt biên liều lĩnh. Không ủng hộ những hành độ phi pháp. Chỉ muốn nhìn thấy những nét đẹp của đồng bào mình. Chỉ muốn cảm thông chia sẻ với người quá cố. Chỉ muốn đồng cảm với nỗi đau của những gia đình đã mất người thân. Chỉ muốn linh hồn những số phận kém may sẽ siêu thoát.
5. Nhưng còn nữa những số phận kém may đang ở phía trước. Khi mà xuất khẩu lao động còn là chỉ tiêu phấn đấu của quốc gia, thì không bao giờ chấm dứt được dòng người vượt biên bất hợp pháp.
Đơn giản bởi vì xuất khẩu lao động chỉ đưa người lao động đến được ở những lãnh địa khó khăn, độc hại, nguy hiểm, với mức lương bèo bọt trong sự miệt thị rẻ rúng nhân cách.
Đơn giản bởi xuất khẩu lao động không với tay đến được những nơi có nền công nghệ cao với mức lương hậu hĩnh. Bởi nơi đó là lãnh địa của tự do cạnh tranh, chứ không phải ao vườn thừa thẹo dành cho kẻ kém thế.
Bởi thế, chuỗi người vượt biên tới những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất, cụ thể là Mỹ và Tây Âu còn là dòng chảy dài lâu. Không chỉ là lương, mà còn là môi trường sống.
Chỉ khi Việt Nam không phải đưa người đi xuất khẩu lao động thì lúc đó dòng người vượt biên bất hợp pháp sẽ tự khắc lịm dần.
Tiếc thay, ngày đó còn rất xa. Và các bà mẹ Nghệ Tĩnh còn phải dấu vào đêm chuỗi dài những vạt nước mắt cay đắng!
28 - 10 - 2019
1. Cuối cùng thì đã rõ. Đại đa số trong 39 nạn nhân chết thê thảm trong container đông lạnh là người Nghệ Tĩnh. Dẫu cái chết tang thương của 39 đồng bào còn chưa chôn cất, ứa tràn nước mắt đau đớn mà thừa nhận rằng người Nghệ Tĩnh rồi vẫn còn ra đi.
10 người đi mà 5 người thoát thì người Nghệ Tĩnh vẫn ra đi. Chỉ khi 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng!
Sự cực đoan, bướng bỉnh, không cam chịu số phận đã đưa người Nghệ Tĩnh đến những quyết định liều lĩnh. Không phải mù quáng, mà là liều lĩnh đến chấp nhận cái chết để thay đổi.
2. Sống khổ cực cũng là chết. Không thay đổi có nghĩa là cam chịu khổ cực mãi mãi, như vậy thì sống cũng như chết. Hành động tuy có thể chết, nhưng còn có cơ may thay đổi, thế là hơn ngồi mà chờ chết. Ở điểm này, những người vượt biên, bất chấp về văn hóa và địa vị, họ hơn hẳn bao nhiêu kẻ cam chịu. Nếu tất cả đều đồng lòng không cam chịu, thì mọi thứ đã khác!
Ở điểm này, trong đau xót, các bà mẹ Việt Nam có quyền tự an ủi rằng đã sinh ra những người con bản lĩnh và hiếu thảo.
Ở điểm này, ứa nước mắt thắp nén nhang mà ngưỡng mộ cháu Trà My. Cháu vượt xa bao nhiêu kẻ quyền cao giàu có, lúc đương chức thì nghênh ngang, lúc giàu có thì vung vãi tiền bạc, lúc vỡ lở thì chối bỏ trách nhiệm, lúc kết tội thì khóc lóc van xin!
5. Nhưng còn nữa những số phận kém may đang ở phía trước. Khi mà xuất khẩu lao động còn là chỉ tiêu phấn đấu của quốc gia, thì không bao giờ chấm dứt được dòng người vượt biên bất hợp pháp.
Đơn giản bởi vì xuất khẩu lao động chỉ đưa người lao động đến được ở những lãnh địa khó khăn, độc hại, nguy hiểm, với mức lương bèo bọt trong sự miệt thị rẻ rúng nhân cách.
Đơn giản bởi xuất khẩu lao động không với tay đến được những nơi có nền công nghệ cao với mức lương hậu hĩnh. Bởi nơi đó là lãnh địa của tự do cạnh tranh, chứ không phải ao vườn thừa thẹo dành cho kẻ kém thế.
Bởi thế, chuỗi người vượt biên tới những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất, cụ thể là Mỹ và Tây Âu còn là dòng chảy dài lâu. Không chỉ là lương, mà còn là môi trường sống.
Chỉ khi Việt Nam không phải đưa người đi xuất khẩu lao động thì lúc đó dòng người vượt biên bất hợp pháp sẽ tự khắc lịm dần.
Tiếc thay, ngày đó còn rất xa. Và các bà mẹ Nghệ Tĩnh còn phải dấu vào đêm chuỗi dài những vạt nước mắt cay đắng!
1 luật sư người Đức đã từng đến những vùng quê này, đã bảo vệ người Việt ở Đức - và người này đã khóc khi đọc những lời Trà My viết ra trước lúc ra đi (dịch sang tiếng Đức hoặc Anh). Đó là lời tôi được nghe lại từ người bạn gái (gốc Việt) của Anh ta kể lại.
Trả lờiXóa