Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Nguyễn Xuân Diện: VỀ "CHUYỆN HẬU SỰ" THEO DI CHÚC CỦA HCM

Phút lâm chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu.

Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM THEO DI CHÚC VÀ Ý NGUYỆN 
CỦA CỐ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CHUYỆN HẬU SỰ

Nguyễn Xuân Diện:

Thi hài cố Chủ tịch Hồ Chí Minh trải đã 50 năm, và đã có đến 44 năm gìn giữ bảo quản trong lăng ở Hà Nội, mở cửa đón tiếp đến gần 50 triệu lượt người đến viếng, mà đến giờ vẫn còn tốt, vậy là cán bộ kỹ thuật của ta rất giỏi. Vừa làm, vừa học từ các chuyên gia nước ngoài, cán bộ của ta thông minh, sáng tạo, đã đáp ứng được rất tốt cho yêu cầu nghiêm nhặt và chưa từng có tiền lệ ở VN và rất hiếm hoi trên thế giới.


Tuy nhiên, đã từng có ý kiến nêu ra:

- Thời gian gìn giữ thi hài cố Chủ tịch HCM đã tròn 40 năm, đồng bào khắp trong nam ngoài bắc, kiều bào từ nước ngoài và các nguyên thủ trên thế giới đã được chiêm ngưỡng nhiều lần.

- Tiền của để phục vụ cho vận hành lăng rất tốn kém, và nhân lực cần có cả một bộ tư lệnh để phục vụ.

- Giữa thủ đô, để một lăng mộ to lớn cũng không phải là tốt, cả về mặt môi trường lẫn phong thủy. Đặc biệt khu lăng mộ này lại sát Nhà Quốc hội và các cơ quan đầu não của đất nước.

(Xưa kia, các vua chúa cả bên ta, bên tàu, mặc dù uy quyền lớn lao, mặc dù lưu luyến ngôi báu cũng không ai tự để hoặc vua kế vị để lăng tẩm vua cha trong hoàng thành, tử cấm thành. Các vua triều Nguyễn để lăng mộ cách hoàng thành cả chục km. Lăng mộ thường xây ở nơi sơn thủy hội tụ, nên gọi là sơn lăng, lấy núi non làm án, lấy khe ngòi làm long hổ, chứ không để chình ình giữa nơi đô hội).

- HCM đã có để lại di chúc, muốn được hỏa táng rồi an táng tro cốt chứ không muốn tổ chức điếu phúng linh đình, đặc biệt là xây lăng tẩm tốn kém tiền của, lại có cả tiêu binh - tức là người sống bồng súng canh gác suốt đêm ngày, qua năm tháng.

- Quan niệm Phương Đông là khi chết là được an táng mồ yên mả đẹp, chết toàn thây, rất kỵ động mồ động mả, vì vậy, việc không an táng thi hài, lại luôn nâng lên hạ xuống hàng ngày, và nhất là khi mới tạ thế đã phải bị đụng dao kéo xử lý kỹ thuật đối với di hài của Người, rất đau lòng.

Vì thế, đã có đề xuất:

Nhà nước ta nên mở một cuộc trưng cầu ý dân về việc sẽ để lại lâu hơn nữa, hay là thực hiện ngay việc hỏa táng rồi an táng thi hài của cố Chủ tịch HCM theo đúng NGUYỆN VỌNG của Người và TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC. Cuộc trưng cầu ý dân cần nêu hết các ý kiến để dân xem xét, chọn lựa và tiến hành khách quan, minh bạch, khi có kết quả, sẽ lại mở 1 cuộc hội thảo có sự tham gia của các nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo, nhà khoa học để đi đến kết luận cuối cùng.

____________
.
Nguyen Quang A: Dân không quyết định gì sất, ý nguyện của người quá cố là cao nhất. Trưng cầu dân ý làm gì cho tốn kém. Cứ đúng ý di chúc mà làm!

8 nhận xét :

  1. Quá Tuyệt Vời, tuy nhiên, tôi vẫn thấy trong lòng rất búc xúc đối với những quyết định (cho dù chuyện đã qua lâu rồi, và cho dù bất kể nguyên nhân hay mục đích gì) không làm theo di chúc! Trân trọng cám ơn Ts. Nguyễn Xuân Diện.

    Trả lờiXóa
  2. Trong Di Chúc, cụ Hồ dùng hai chữ Yêu Cầu (về việc hỏa táng thi hài cụ).
    Nghĩa của từ "yêu cầu" là gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miệng thì leo lẻo "Học tập và làm theo..." Học được cái gì??? Làm theo những gì???

      Xóa
  3. Điều mà người dân day dứt nhất không chỉ là vì đảng, chính phủ không thực hiện đúng di chúc của ông cụ, không chỉ vì tốn kém vô cùng tiền bạc của dân cho việc xây lăng mộ và bảo quản di hài ông cụ suốt nửa thế kỷ qua, mà là vì linh hồn ông cụ không thể siêu thoát được khi thân xác vẫn trụ trên dương gian. Người ta bảo đó là vì ông cụ đã tạo nghiệp nặng quá nên linh hồn không được giải thoát, bị giam trong di hài, và ban đêm vẫn lang thang khắp nơi đặc biệt là những chỗ vắng người.

    Trả lờiXóa
  4. Hề hề,cái trò "trưng cầu dân ý" về hiến pháp 2013 vẫn còn sờ sờ ra đó.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi nghĩ cứ duy trì lăng, nhưng thi hài Bác hãy an táng trên núi Ba Vì (Đá trông Ba trại, trong chiến tranh thi hài Bác cũng được bảo quản tại đây) hoặc đưa cụ về quê Nam Đàn để cụ được nằm bên cha mẹ ông bà tổ tiên để cháu chắt muôn đời được hương khói cho Bác. Như vậy sẽ phù hợp với đạo đức, truyền thống tín ngưỡng của người Việt Nam và thực hiện đúng di nguyện của Người...
    Khu lăng Ba đình để làm di tích lịch sử, cho mở nhiều nhà hàng ăn uống giải khát, quán Ba vũ trường, vui chơi giải trí tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người...Sẽ rất thiết thực và chắc chắn được mọi người ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  6. Miệng thì ra rả học tập và làm theo Bác. Nhưng chỉ có cái ý nguyện bình dị của người về hỏa táng và địa điểm mai táng mà họ cũng làm ngược lại. Thử hỏi những người có trách nhiệm nếu như cha mẹ họ sau khi chết bị ohanh thây, nội tạng, não chôn một nơi, xác bị làm như con thú nhồi bông, họ có đau lòng không

    Trả lờiXóa
  7. Đồng ý với bác Quang A, cứ theo di chúc mà làm, ai làm khác chắc theo luật nhân quả những kẻ đó chết xuống âm phủ bị đẩy lên trần

    Trả lờiXóa