Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc hứa một đằng, làm một nẻo,
Vành đai và Con đường đang "phá hủy" thế giới
Vành đai và Con đường đang "phá hủy" thế giới
Hồng Anh
Soha
Soha
Trung Quốc luôn khẳng định với thế giới rằng sáng kiến Vành đai
và Con đường (BRI) của họ là dự án "xanh", nhưng sự thật có phải như
vậy?
Trong bài viết có tiêu đề "Dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang phá hủy thế giới"
được đăng tải trên tạp chí The National Interest (Mỹ), nhà phân tích
chính sách năng lượng quốc tế Sagatom Saha đã phân tích những khía cạnh
lợi bất cập hại của siêu dự án này.
Sau đây là phần lược dịch nội dung bài viết trên.
Tại diễn đàn BRI lần thứ nhất, được tổ chức hồi tháng 5/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa hẹn rằng dự án BRI là "một tầm nhìn về việc phát triển xanh và lối sống xanh, tiêu thụ ít carbon, có tính tuần hoàn và bền vững". Tại diễn đàn BRI tháng 4 năm nay, ông Tập cũng nhắc lại cam kết trên.
Tuy
nhiên, Trung Quốc từ lâu đã là nhà xuất khẩu thiết bị nhiệt điện lớn
nhất thế giới và gấp đôi so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ trong
lĩnh vực này.
Trong khi đó, vào thời điểm diễn ra diễn
đàn BRI đầu tiên, các công ty Trung Quốc đang tiến hành xây dựng khoảng
140 nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài, trong đó bao gồm các quốc gia gần
như chưa có tiền lệ sử dụng nhiệt điện như Ai Cập và Pakistan.
Với
tốc độ hiện tại, thì các công ty nhiệt điện Trung Quốc và các ngân hàng
phát triển của Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc đầu tư năng lượng vào nước
ngoài, khiến việc duy trì hiện tượng nóng lên toàn cầu ở ngưỡng an toàn
trở nên bất khả thi và tình trạng ô nhiễm trên quy mô toàn cầu ngày càng
trở nên trầm trọng hơn.
.
Hình ảnh minh họa: Nguồn: Reuters.
Năng lượng "bẩn" và những sự thật xấu xí về Vành đai và Con đường
Trên
thực tế, phần lớn những khoản đầu tư của Trung Quốc vào các dự án năng
lượng đều khiến tình trạng ô nhiễm trên thế giới thêm trầm trọng. Gần
40% khoản tiền đầu tư vào lĩnh vực điện lực của Ngân hàng Phát triển
Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc (Exim) được phân
bổ cho các dự án nhiệt điện.
Tuy các nhà máy nhiệt điện
tạo ra nhiều năng lượng hơn so với các nhà máy năng lượng sạch, nhưng
chúng cũng phát thải rất nhiều khí gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng,
nếu không nhận được sự ủng hộ từ các đối tác, những nhà máy nhiệt điện
vốn Trung Quốc sẽ không mọc lên nhiều như vậy, và môi trường cũng sẽ
giảm bớt được phần nào gánh nặng.
Hai ngân hàng CDB và
Exim của Trung Quốc đã đầu tư cho nhiều nhà máy điện tại 38 quốc gia từ
năm 2013, gần 50% trong số đó sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hầu hết các
nhà máy nhiệt điện nhận vốn đầu tư Trung Quốc ở nước ngoài đều sử dụng
công nghệ hiệu suất thấp nhưng lượng khí phát thải lại cao nhất.
Tình
trạng ô nhiễm đặc biệt tồi tệ tại một số quốc gia như Pakistan - nơi
nhận số vốn đầu tư lớn trong dự án BRI thông qua Hành lang Kinh tế Trung
Quốc - Pakistan. Sau khi các nhà máy nhiệt điện này được đưa vào vận
hành ở Pakistan, quốc gia này đã phát thải lượng khí gây ô nhiễm gấp đôi
so với trước đó.
Mặt khác, các dự án năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa
thạch của Trung Quốc - hầu hết là thủy điện - cũng gây tổn hại đối với
môi trường, và hàng triệu nông dân và ngư dân sẽ là đối tượng chịu thiệt
hại nặng nề nhất.
Dự án BRI đã mở đầu cho một kỉ nguyên cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó việc đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng có thể giúp Bắc Kinh đạt được nhiều lợi thế khi đối đầu với Mỹ. Do đó, Washington không thể cho phép Trung Quốc tiếp tục tuyên bố sai lệch về dự án được cho là "xanh" của họ như vậy.
Ví dụ, nhiều nước Đông Nam Á đã nhận đầu tư Trung Quốc để phát triển các dự án năng lượng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khu vực này không chỉ là thị trường đang phát triển nhanh, mà còn có Eo biển Malacca, con đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng thứ 2 thế giới chỉ sau Eo biển Hormuz ở Trung Đông, và một số căn cứ quân sự của Mỹ.
Trung Quốc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện ở nhiều quốc gia thuộc siêu dự án BRI, trong khi nhiệt điện là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa: GreenSpace.
Trung Quốc đang sử dụng các dự án cơ sở hạ tầng gây hại cho môi trường làm đòn bẩy ngoại giao để chống lại sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cũng là lợi thế cạnh tranh so với Mỹ tại thị trường quan trọng này.
Bên cạnh đó, các dự án
nhiệt điện có vốn đầu tư Trung Quốc cũng phần nào giúp Bắc Kinh củng cố
mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Pakistan, dù ô nhiễm không khí tại
nước này ngày càng nghiêm trọng.
Nếu Mỹ lên tiếng cảnh
báo về những hậu quả của các dự án đầu tư Trung Quốc đối với môi trường
và xã hội, đồng thời quảng bá những lợi ích của các dự án thân thiện hơn
với môi trường của Mỹ, thì uy tín của Bắc Kinh chắc chắn sẽ giảm, đặc
biệt là giữa làn sóng phản đối BRI tại nhiều nước hiện nay.
Ngoài
ra, Washington cũng cần củng cố mối quan hệ hợp tác với Australia, Ấn
Độ và Nhật Bản - một vài trong số những đồng minh mạnh nhất của Mỹ trong
khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau đó tiến tới việc quốc tế hóa
các tiêu chuẩn về "chất lượng cơ sở hạ tầng".
Hiện nay, Mỹ vẫn chưa thể cạnh tranh đến từng đồng USD với
BRI của Trung Quốc dù đã thành lập công ty Phát triển Tài Chính Quốc tế
(DFC). Do đó, chiến lược chia sẻ gánh nặng với các đồng minh và đối tác
sẽ giúp Mỹ có được nguồn vốn đủ lớn để cạnh tranh với Bắc Kinh.
Tuy
nhiên, việc khuyên nhủ các quốc gia nhận đầu tư Trung Quốc từ bỏ các dự
án nhiệt điện, hay khiến Trung Quốc ngừng rót vốn tài trợ sẽ khá khó
khăn đối với Mỹ. Đối với Trung Quốc, điều này liên quan đến lợi ích của
họ: việc xuất khẩu thiết bị nhiệt điện là một giải pháp cho năng lực
công nghiệp dư thừa của họ, và ngành công nghiệp than-thép của Trung
Quốc cũng có vai trò rất quan trọng trong nước khi có khoảng 12 triệu
người lao động phụ thuộc vào các ngành này.
Thay vào đó,
Washington có thể cân nhắc các kế hoạch hỗ trợ Bắc Kinh phát triển và
chuyển đổi các công nhân đang hoạt động trong ngành công nghiệp
than-thép sang các ngành công nghiệp năng lượng sạch, như sản xuất và
lắp đặt pin mặt trời hay tourbine gió.
Thuyết phục Bắc Kinh
Dù
vẫn khẳng định mục tiêu "phát triển xanh", nhưng Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình dường như cũng đã thừa nhận ngầm rằng giai đoạn đầu của BRI
đã không đạt được những tiêu chí mong muốn về môi trường.
Cụ
thể, sau diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ 2, Bộ Ngoại giao Trung
Quốc đã đưa ra một danh sách các mục tiêu, trong đó bao gồm những nỗ lực
để giúp dự án BRI "xanh" hơn. Washington có thể dựa trên bản danh sách
này để kiểm tra tiến độ thực hiện mục tiêu "xanh" của Bắc Kinh trong dự
án BRI. Còn nếu Mỹ tiếp tục "ngồi im", thì Trung Quốc sẽ tiếp tục hưởng
lợi, trong khi thế giới phải gánh chịu những hậu quả môi trường do BRI
gây ra.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét