VÌ VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Nhân câu chuyện thủ tướng Singapore, tôi muốn nói về vấn đề này vì ít khi có dịp liên quan để nói.
Đôi khi chúng ta quên mất rằng nói gì thì nói, đất nước chúng ta đang sống là một nước cộng sản, có nền kinh tế XHCN. Tôi tin rằng tuyệt đại đa số người Việt Nam không nghĩ đến điều này khi nói về các mối quan hệ quốc tế. Thực tế thì nhiều nước rất không ưa Việt Nam cũng như chúng ta hiện không ưa Bắc Hàn hoặc Cuba.
Các nước lân cận chúng ta theo tôi hiện nay họ cũng rất sợ nền kinh tế của chúng ta gây ảnh hưởng đến họ như Mỹ lo sợ nền kinh tế Trung quốc gây ảnh hưởng đến Mỹ và thế giới.
Và lãnh đạo Việt Nam khi đi thăm các nước Đông Nam Á thì cũng vô tư quên rằng mình đến từ một nước có thể chế chính trị mà các lãnh đạo nước đó rất sợ hãi.
Khi chúng ta nhìn các nước ASEAN hoặc Đông Nam Á hoặc thế giới với một ánh mắt bình thường nhưng họ nhìn chúng ta như một quốc gia dị biệt, khác với phần còn lại của thế giới.
Chúng ta nên biết rằng trong cuộc chiến với Trung quốc vào năm 1979, các nước Đông Nam Á hầu như không nước nào ủng hộ Việt Nam. Trong mắt các nước láng giềng của chúng ta thời đó như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines… họ rất dị ứng với Việt Nam đến nỗi báo chí của họ từng vui mừng khi Trung quốc đánh Việt Nam.
Vấn đề đó thuộc ý thức hệ.
Vào thời đó, ở các nước nói trên họ phải đối phó với vấn nạn các phong trào nổi dậy mang màu sắc của chủ nghĩa cộng sản trên đất nước họ. Chúng ta cần biết là trước đây cuộc chiến ý thức hệ ở các nước ASEAN rất mạnh, nên khi Việt Nam đưa quân qua Campuchia, họ không nhìn vấn đề như chúng ta là nhìn mà họ nhìn theo góc độ chủ nghĩa cộng sản bắt đầu lan qua Campuchia và họ lo sợ sẽ lan qua Thái Lan, Myanmar… dần nuốt chửng các nước Đông Nam Á.
Chúng ta cũng cần biết rằng Thủ tướng Lý Quang Diệu là một người chống cộng hàng đầu thế giới. Và như thế thủ tướng Lý Hiển Long cũng không khác.
Đối với vấn đề Campuchia, hiển nhiên vấn đề thực chất là do bàn tay của Trung quốc nhúng vào, nhưng éo le thay Việt Nam đang là một nước cộng sản nên láng giềng họ nhìn ở góc độ khác. Ngay cả Liên Hợp Quốc hồi đó cũng không ủng hộ Việt Nam do góc nhìn nói trên.
Nếu Việt Nam không phải là một nước cộng sản thì rất nhiều nước sẽ ủng hộ cuộc chiến năm 1979 và không lên án việc đưa quân qua Campuchia.
Hôm nay có câu chuyện của Thủ tướng Lý Hiển Long, tôi phân tích như vậy để cộng đồng chúng ta nắm vấn đề. Một mặt chúng ta phải bảo vệ tính chính nghĩa trong việc đưa quân qua Campuchia nhưng một mặt phải thấu hiểu vì sao vị thủ tướng của Singapore có thái độ như vậy.
--------
Ảnh: Quân đội VN ở Campuchia
Nhân câu chuyện thủ tướng Singapore, tôi muốn nói về vấn đề này vì ít khi có dịp liên quan để nói.
Đôi khi chúng ta quên mất rằng nói gì thì nói, đất nước chúng ta đang sống là một nước cộng sản, có nền kinh tế XHCN. Tôi tin rằng tuyệt đại đa số người Việt Nam không nghĩ đến điều này khi nói về các mối quan hệ quốc tế. Thực tế thì nhiều nước rất không ưa Việt Nam cũng như chúng ta hiện không ưa Bắc Hàn hoặc Cuba.
Các nước lân cận chúng ta theo tôi hiện nay họ cũng rất sợ nền kinh tế của chúng ta gây ảnh hưởng đến họ như Mỹ lo sợ nền kinh tế Trung quốc gây ảnh hưởng đến Mỹ và thế giới.
Và lãnh đạo Việt Nam khi đi thăm các nước Đông Nam Á thì cũng vô tư quên rằng mình đến từ một nước có thể chế chính trị mà các lãnh đạo nước đó rất sợ hãi.
Khi chúng ta nhìn các nước ASEAN hoặc Đông Nam Á hoặc thế giới với một ánh mắt bình thường nhưng họ nhìn chúng ta như một quốc gia dị biệt, khác với phần còn lại của thế giới.
Chúng ta nên biết rằng trong cuộc chiến với Trung quốc vào năm 1979, các nước Đông Nam Á hầu như không nước nào ủng hộ Việt Nam. Trong mắt các nước láng giềng của chúng ta thời đó như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines… họ rất dị ứng với Việt Nam đến nỗi báo chí của họ từng vui mừng khi Trung quốc đánh Việt Nam.
Vấn đề đó thuộc ý thức hệ.
Vào thời đó, ở các nước nói trên họ phải đối phó với vấn nạn các phong trào nổi dậy mang màu sắc của chủ nghĩa cộng sản trên đất nước họ. Chúng ta cần biết là trước đây cuộc chiến ý thức hệ ở các nước ASEAN rất mạnh, nên khi Việt Nam đưa quân qua Campuchia, họ không nhìn vấn đề như chúng ta là nhìn mà họ nhìn theo góc độ chủ nghĩa cộng sản bắt đầu lan qua Campuchia và họ lo sợ sẽ lan qua Thái Lan, Myanmar… dần nuốt chửng các nước Đông Nam Á.
Chúng ta cũng cần biết rằng Thủ tướng Lý Quang Diệu là một người chống cộng hàng đầu thế giới. Và như thế thủ tướng Lý Hiển Long cũng không khác.
Đối với vấn đề Campuchia, hiển nhiên vấn đề thực chất là do bàn tay của Trung quốc nhúng vào, nhưng éo le thay Việt Nam đang là một nước cộng sản nên láng giềng họ nhìn ở góc độ khác. Ngay cả Liên Hợp Quốc hồi đó cũng không ủng hộ Việt Nam do góc nhìn nói trên.
Nếu Việt Nam không phải là một nước cộng sản thì rất nhiều nước sẽ ủng hộ cuộc chiến năm 1979 và không lên án việc đưa quân qua Campuchia.
Hôm nay có câu chuyện của Thủ tướng Lý Hiển Long, tôi phân tích như vậy để cộng đồng chúng ta nắm vấn đề. Một mặt chúng ta phải bảo vệ tính chính nghĩa trong việc đưa quân qua Campuchia nhưng một mặt phải thấu hiểu vì sao vị thủ tướng của Singapore có thái độ như vậy.
--------
Ảnh: Quân đội VN ở Campuchia
Hồi còn là VN dân chủ cộng hòa, khá nhiều nước có cảm tình với ta.
Trả lờiXóaNhớ lại thời kỳ các nước CS Đông Âu, đặc biệt là CHDC Đức sụp đổ cuối thập niên 80/đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, dân chúng ở các nước này hò reo, nhảy múa thâu đêm suốt sáng. Sao họ không thích "tính ưu việt" của CNXH nhỉ?
Trả lờiXóaCông bằng mà nói, VN sẽ còn có nhiều bạn bè hơn nếu không phải là CHXHCN VN.
Nói thật thì mất lòng . Nhưng sự thật thì đúng như nội dung bài báo .
Trả lờiXóaTôi ở nơi cha sinh mẹ đẻ, chôn nhau cắt rốn mà cũng ngán chu nghĩa công sản và xã hội chủ nghĩa nói gì dân các nước láng giềng!
Trả lờiXóa