HỌP QUỐC HỘI GIỮA KHÓ KHĂN VÂY HÃM, THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC NHẤN MẠNH TÌNH TRẠNG BI ĐÁT CỦA NỀN KINH TẾ
Sáng nay, mùng 5/3, Trung quốc khai mạc một kỳ họp quốc hội được các nhà phân tích đánh giá là kỳ họp giữa khó khăn vây hãm. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh tình trạng bi đát của nền kinh tế nước này trong báo cáo đọc trước 3 ngàn cử tọa. Ông Cường nói: “Chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc đấu tranh gian khó. Không được coi thường các khó khăn mà chúng ta đối mặt, niềm tin của chúng ta không được suy yếu, và nguồn năng lượng chúng ta đưa vào nhiệm vụ sẽ không được phép giảm đi”.
Nhận định về năm 2019 ông Cường nói: “Cuộc phân tích đầy đủ các diễn biến trong và ngoài Trung Quốc cho thấy khi theo đuổi phát triển trong năm nay, đất nước đang đối mặt với một môi trường nghiêm trọng hơn, phức tạp hơn, cùng các nguy cơ và thách thức lớn hơn về tầm cỡ và số lượng”.
Vào thời kỳ chưa có thương chiến, trong các dịp như thế này thì lãnh đạo Trung quốc tha hồ nổ văng miểng nhưng từ khi thương chiến nổ ra, lãnh đạo nước này đã không còn thói quen nổ như trước và đã biết thừa nhận sự khó khăn.
Tuy nhiên bên cạnh sự thừa nhận khó khăn đó thì các con số vẫn còn “chế” để trấn an dư luận. Chẳng hạn như các con số về dự kiến tăng trưởng và dự chi ngân sách quốc phòng năm nay.
Trung quốc đưa ra con số dự kiến tăng trưởng năm 2019 từ 6 đến 6,5% và vì nó thấp hơn con số tổng kết năm ngoái là 6,6% nên báo chí đánh giá là Trung quốc hạ tăng trưởng. Tôi đồng ý với đánh giá Trung quốc hạ tăng trưởng nhưng không tin vào con số mà thủ tướng Trung quốc đưa ra đó.
Chúng ta còn nhớ hồi tháng 1 khi Trung quốc công bố con số tăng trưởng năm 2018 là 6,6% thì nhiều nhà kinh tế Trung quốc lên tiếng tố cáo đó là những con số giả, còn thật ra con số tăng trưởng của Trung Quốc trong năm ngoái thậm chí là con số âm.
Cũng như thế với con số ngân sách quốc phòng năm 2019 của Trung quốc được công bố là tăng thêm 7,5% để đạt 178 tỷ USD cũng là những con số khó tin. Kinh tế bi đát như thế lấy tiền đâu mà tăng.
Chúng ta chờ xem những diễn tiến từ kỳ họp quốc hội này của Trung quốc trước khi đàm phán thương mại Mỹ Trung kết thúc để đi đến ký hiệp ước.
Nhân đây tôi nói thêm về tình hình kinh tế Trung quốc sau khi ký hiệp ước với Mỹ.
Sáng nay có người hỏi tôi nếu ký xong thì Mỹ dở bỏ áp thuế thì Trung quốc sẽ phát triển phải không. Nói như thế thì việc gì Mỹ phải mất công đàm phán rồi ký tá cho mệt.
Ở đây chúng ta chỉ thấy đơn giản nếu chưa ký thì Trung quốc bị áp thuế còn ký xong thì Trung quốc hết bị áp thuế mà không thấy ở chỗ khác. Cần nhắc lại bản yêu sách của Mỹ lên đến 148 yêu cầu với Trung quốc và những yêu cầu này nếu ký xong sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Trung quốc sẽ hết thời kỳ ăn xổi ở thì buôn gian bán lận ăn cướp ăn giật các nước khác nên sẽ không còn làm giàu bất chính một cách nhanh chóng được. Khi đó các nhà đầu tư sẽ cân nhắc, không còn ào ào nhảy vào như trước. Khi đó Trung quốc nếu muốn phát triển phải làm lại từ đầu với một lộ trình vài mươi năm để lột xác thành một nước tử tế còn muốn thành nền kinh tế số 2 thế giới phải mất cả trăm năm.
Chúng ta cần hiểu đàm phán thương mại là bài toán rất khắc nghiệt với Trung quốc nên kéo dài mãi mà chưa xong. Đó cũng chính là lý do mà Trung quốc đâm thọc vào thượng đỉnh Mỹ Triều vừa qua để ngã giá với Mỹ nhằm giảm bớt yêu cầu đàm phán. Nhưng ngay lập tức ông Trump đã tuyên bố ông không vội trong việc gỡ bỏ hạt nhân khiến Trung quốc chưng hửng.
Còn một điều nữa, có lẽ báo cáo của ông Lý Khắc Cường được tổ tư vấn viết xong khi chưa có vụ Mỹ yêu cầu WTO xem xét lại việc đưa Trung quốc ra khỏi nhóm nghèo cũng như chưa cập nhật phán quyết của WTO về ngành nông nghiệp nước này nên Trung quốc vẫn chưa lường hết khó khăn phía trước. Với báo cáo này của năm 2020 thì sẽ bi đát hơn nhiều.
Ảnh: Ông Lý Khắc Cường tại kỳ họp.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét