Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Đặng Tiến: LỜI CUỐI CHO PHẠM HỒNG TUNG


Đặng Tiến

NÓI THÊM VÀI LỜI ĐỂ THÔI KHÔNG NÓI NỮA


Tôi thấy có đề nghị kết bạn từ tài khoản Phạm Tứ Kỳ. Ảnh bìa là hình GSTS Sử học Phạm Hồng Tung, ảnh đại diện có vẻ cũng là của ông ấy. Tôi không nhận lời kết bạn ngay vì nghĩ chưa phù hợp. Tôi hy vọng đây không phải là tài khoản mạo danh ông Tung. Tuy nhiên, trong thế giới ảo thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.


Tôi chú ý đến một bài có liên quan đến bài trả lời phỏng vấn Vietnam.net gây chấn động dư luận cộng đồng mạng xã hội suốt 24 giờ qua. Theo giới thiệu của chủ trang thì đây là bài tham luận trong hội thảo khoa học tầm cỡ quốc gia “ Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc – 40 năm nhìn lại” vừa diễn ra.

Tôi xin có mấy lời trao đổi với tác giả bài viết.

1. Thứ nhất bài đăng lần đầu trên Vietnam.Net đã bị đóng và thay vào đó bằng một bài khác. Những câu chữ gây bức xúc trong dư luận đã được cắt bỏ. Tôi và không ít người đều đã chụp lại được bản đầu cho nên tôi nói rõ là chả ai nhầm, chả ai xuyên tạc hết. Cho nên khi ông viết “ Nhân đó, một số kẻ lưu manh như Nguyễn Như Phong, An Chi, Ngô Nguyệt Hữu đã kích động để nhiều người a dua, có những phát ngôn thiếu văn hóa”. Tôi nói rõ, ba tác giả ông vừa dẫn họ nói gì viết gì tôi chưa từng đọc. Vì thế ai bị kích động thì tôi không rõ riêng tôi thì dứt khoát không. Trả lời như ông trên Vietnam.Net tôi nghĩ xứng đáng bị chửi, bị nguyền rủa như đã xảy ra. Đừng chê trách người ta thiếu văn hóa! Chừng nào còn con người chừng đó còn có tiếng chửi, sự nguyền rủa. Có văn hóa khốc hình, có văn hóa nguyền rủa, có văn hóa ném đá đấy ông Tung ạ.


2. Tôi có một stt ngắn về ba ông giáo sư nổi tiếng gần đây. Về ông tôi có cảm giác ông bị “ngộ chữ” vì trong một bài trả lời phóng vấn dành cho đại chúng thấy ông dùng rất nhiều danh từ chuyên môn nếu không được biện giải rất dễ gây ra khó hiểu, hiểu lầm cho nhiều người. Người ta hiểu nhầm thì người đáng trách đầu tiên trong trường hợp này là ông, một giáo sư tiến sĩ sử học chứ không phải là đại chúng. Tuy nhiên trong số những người không đồng tình, những người lên tiếng chửi rủa ông có không ít người là các nhà khoa học (tiến sĩ, phó giáo sư, nhà giáo..). Tôi nghĩ họ không thiếu văn hóa đâu mà họ đã biết cách sử dụng văn hóa ngoa nguyền để bày tỏ thái độ phẫn nộ của mình. Đó là sự cần thiết.

3. Giờ quay lại chuyện bài tham luận của ông. Tôi không nghiên cứu sử cho nên không dám bàn về những vấn đề chuyên môn về viết sử vào giáo dục lịch sử. Tôi chỉ xin được trao đổi với ông, cũng là hỏi ông hai điều sau đây.

3.1. Ông đề xuất vấn đề hòa giải lịch sử hay lịch sử đóng vai trò hòa giải. Đối tượng ông quan tâm là học sinh, người trẻ tuổi của hai nước Việt – Trung. Tôi nói luôn đây là chuyện ảo tưởng, thậm chí khôi hài nữa cũng được. Sử gia và những người làm công việc giáo dục lịch sử Việt Nam và Trung Quốc liệu có đứng bên trên tất cả (quyền lợi quốc gia, quyền lợi dân tộc, quyền lợi đảng phái....) có hoàn toàn độc lập với chính trị, với nhà nước để có tiếng nói chung trong tiếp cận vấn đề, để có sản phẩm sử học chung (tài liệu giáo khoa...) mà giáo dục cho cả học trò hai nước? Trong tương lai liệu có hay không? Tôi thấy chuyện ông đề nghị thật kì lạ. Xin thưa, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 như tất cả đều biết nó liền với sự kiện Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa; nó liền một mạch với cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam do Khơ me đỏ tiến hành có Trung Cộng chống lưng; nó liền một mạch với những cuộc chiến đẫm máu trên biên giới những năm 84,85; nó liền với cuộc cưỡng chiếm Gạc Ma năm 1988. Rồi đây nó còn nối liền với cái gì nữa thì chỉ có Bắc Kinh mới biết! Nhìn như thế thì thấy ngay chuyện hòa giải, chuyện có tiếng nói chung là hoàn toàn bất khả. Có ai to gan đến mức mang lòng tốt ra để thuyết phục hổ dữ không ông Tung?

3.2. Vấn đề dùng từ ngữ trong tài liệu giáo dục lịch sử. Chuyện ông khuyên thì đúng là khôi hài ông Tung ạ. Tôi và nhiều người vô cùng sững sờ khi thấy người ta uốn oéo diễn đạt trong dự án luật kiểu “nước có chung biên giới với tỉnh Quảng Ninh” hay dùng các biện pháp tu từ kiểu “nước lạ”, “tàu lạ”, :vật thể lạ” (ngư lôi tập trận của hải quân Trung Quốc). Tôi sững sờ vì tác giả của những cách nói ấy phải mất bao nhiêu óc não? Mất bao nhiêu lần uốn lưỡi? Mất bao nhiêu tư cách? Mất bao nhiêu liêm sỉ?...để có được sản phẩm ngôn từ như thế? Nay lại là ông nữa. Ông đề nghị liên miên về việc giáo dục con người nhưng ông sợ dùng những từ gọi đúng tên sự việc sự kiện đối tượng lịch sử thì làm thế nào để giáo dục con người được? 

Tôi chỉ là một thường dân, thấy một ngài Giáo sư ăn lương từ thuế của dân mà phát biểu như thế thì thật thảm. Nói như người dân quê là “phí cả cơm” ông Tung ạ.

9 nhận xét :

  1. Tôi thì muốn nói: Cho con chó ăn cơm nó còn biết giữ nhà, trung thành với chủ, còn hơn là trả lương cho loại giáo sư hèn mạt như thằng Phạm Hồng Tung này.

    Trả lờiXóa
  2. Tuyệt vời một bài viết, cảm ơn Ông Đặng Tiến, Ông mới chính là trí thức chân chính của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  3. Thế là " Tiến sỹ - Giáo sư sử học " Phạm Hồng Tung cũng đã được " nổi danh " như cồn . Cũng là một chiêu PR thành công . Thật đúng là " Sướng quá hóa rồ " .

    Trả lờiXóa
  4. Hóa ra Phạm Hồng Tung là lưu manh thật. Lưu manh chính trị, núp bóng khoa học. Nó chưa biết rõ hòa giải Pháp Đức - từ hai nguyên thủ quốc gia, thực tâm thấy tốt hơn là hợp tác và chung sống hòa bình. Trung quốc đang mưu toan bá chủ thế giới...Vả chăng, nếu cần hòa giải thực sự, thì đó là việc của các chóp bu chứ không phải của phường ăn theo nói leo như Tung...Buồn và đau: lưu mạnh được thoải mái thóa mạ dân lành...

    Trả lờiXóa
  5. Viết sử để dạy cho thế hệ tương lai mà phải tránh làm "bạn" phật lòng,phải được "bạn" đồng ý.
    Rõ ràng đó là loại gs tự nguyện quỳ xuống cho "bạn" cưỡi lên đầu.

    Trả lờiXóa
  6. Thằng này GS sử mà không biết lịch sử là gì! Lịch sử là sự thật. Còn sử chế như mày nói là sử của bọn cầm quyền bịp bợm! Thương hại thay bọn này, vì miếng cơm manh áo mà phải làm bọn sử nô!

    Trả lờiXóa
  7. Đọc lại Bình Ngô đại cáo đi tên sử nô kia! Nguyễn Trãi phải "thỉnh ý" vua tàu mới hạ bút? Ngươi chết không có đất chôn!

    Trả lờiXóa
  8. Ông Tung này nhận lương nhân dân tệ

    Trả lờiXóa