ÔNG TẬP VỪA ĐẦU HÀNG MỸ VỪA PHẢI GIẤU GIẾM NHÂN DÂN TRUNG QUỐC LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỐI RỐI CHO DƯ LUẬN
14-12-2018
Đây là tình huống éo le mà ông Tập phải cố đóng cho tròn vai hiện nay.
Như tôi đã từng phân tích, ông Tập hiện đang trong tiến trình đầu hàng nước Mỹ. Tuy nhiên với hoàn cảnh của ông Tập, một người từng tuyên bố những điều quá ghê gớm với thế giới thì đây quả là tình huống vô cùng éo le. Một người từng muốn làm vua cả thế giới khi buông súng đầu hàng không hề dễ. Vì ông phải làm sao vừa chấp nhận các yêu sách của Mỹ vừa giữ được thể diện của mình đối với nhân dân Trung quốc. Nếu không khéo ông sẽ bị chỉ trích nặng nề và điều đó gây tổn hại uy tín của ông.
Một kinh nghiệm xương máu với ông Tập là vào năm 1999, khi ông Chu Dung Cơ nhượng bộ để tham gia WTO, ông phải giấu giếm những điều khoản chi tiết, nhưng sau đó Mỹ đã công bố khiến các phe chống đối ông Chu ở Trung quốc gây sức ép nặng nề. Giáo sư khoa học chính trị David Zweig tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho biết: "Chu Dung Cơ đã không muốn người dân Trung Quốc biết ông đã nhượng bộ những gì vào năm 1999 để Trung Quốc gia nhập WTO, và sau đó, khi Mỹ công khai nội dung điều khoản nhượng bộ này trên website của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ, ông Chu đã bị cách chức".
Do vậy trong một số trường hợp ông Tập phải cố tỏ ra tự tin hoặc cứng rắn khi cần thiết.
Chúng ta nhớ lại các bức ảnh ông Tập tươi cười tại G20 mà sau đó một số nhà phân tích cơ thể học ở Mỹ phán rằng ông Tập tự tin hơn ông Trump vì Trung quốc đang trong thế cân bằng với Mỹ. Kết luận này của các nhà phân tích chỉ đúng có một phần tư, là ông Tập cùng phái đoàn của ông đúng là có dáng vẻ tự tin, nhưng sự tự tin đó là do đóng kịch. Vì ông Tập biết chắc những hình ảnh đó sẽ được người dân Trung quốc xem sau đó, nên bằng mọi giá phái đoàn phải cố gắng tạo những hình ảnh tự sướng. Còn đối với phái đoàn Mỹ thì họ không cần giả vờ làm gì nên sau cuộc đàm phán họ giữ nguyên nét mệt mỏi căng thẳng. Phái đoàn Mỹ căng thẳng là do thể lực mệt mỏi còn phái đoàn Trung quốc tươi cười tự tin là do họ diễn sâu.
Sau G20, những thông tin công bố với người dân Trung quốc vì thế cũng bị cắt xén đi. Lúc đầu người ta tưởng 2 bên có sự nhầm lẫn về thời hạn 90 ngày, vì thông tin ở Trung quốc thì không có thời hạn còn ở Mỹ thì có. Báo hại phía Mỹ không hiểu thực chất vấn đề nên phải lên tiếng nhiều lần là có thời hạn 90 ngày.
Và cũng chính vì thế mà giáo sư David Zweig cho rằng có lẽ bản yêu sách 142 điều đã theo yêu cầu của ông Tập mà trở thành văn bản mật để không ai biết ông Tập đã nhượng bộ cho Mỹ vấn đề gì nhằm giữ thể diện cho ông Tập.
Sau G20, một sự kiện nằm ngoài dự kiến của ông Tập là “công chúa Huawei” bị bắt. Vụ này ông Trump có lẽ cũng không biết vì đây là việc làm của các cơ quan tư pháp độc lập với chính phủ. Nhưng vụ bắt giữ này lại làm ông Tập vô cùng bối rối. Là vì mới đàm phán xong với những hình ảnh tươi cười tự tin như thế, bây giờ đùng một phát bị cú tát như thế làm sao ăn nói với quốc dân đồng bào đây?
Ngay khi vừa xảy ra, ông Tập và hàng ngũ trợ lý vì quá bất ngờ nên chưa có cách gì giải quyết. Sau đó vài ngày họ mới định thần lại, và quyết định cứu vãn danh dự bằng một vụ bắt trả đũa để trấn an dư luận. Nhưng trong khi phía Mỹ và Canada thực hiện theo pháp luật thì Trung quốc nhắm mắt bắt đại người của Canada.
Lúc này ông Trump cũng thông cảm cho ông Tập nên mở lời hứa sẽ xem xét. Nhưng có lẽ ngay cả ông Trump cũng không thể can thiệp nổi nên ông Tập phải đâm lao phải theo lao, cho bắt tiếp một công dân thứ 2 của Canada.
Tình huống này khá giống Bắc Hàn hồi xảy ra vụ ông Kim Jong Nam bị sát hại, cũng liều mạng bắt toàn bộ nhân viên đại sứ quán Malaysia để giải thoát bằng được các nghi phạm.
Nhưng trường hợp Kim Jong Nam lại đơn giản hơn nhiều vì vụ việc không ảnh hưởng nhiều đến Malaysia nên họ dễ dàng chấp nhận cuộc đổi chác. Nhưng với “công chúa Huawei” thì phức tạp hơn.
Giám đốc tài chính Huawei được dự đoán là gây khá nhiều phương hại cho nước Mỹ, vì vậy họ không dễ thả người này. Nhưng nếu không thả, thì ông Tập lại bị mất uy tín với người dân Trung quốc và ông ta cần phải cứu vãn danh dự.
Nói như thế nghĩa là ông Tập sẽ cho bắt nữa bắt nữa cho tới khi đòi được người? Tôi không nghĩ là ông Tập bất chấp pháp luật quốc tế như vậy. Bắt một hai người để cứu vãn danh dự thì được chứ làm quá thì có thể gậy ông đập lưng ông. Tôi nghĩ ông Tập phải biết sợ vì Mỹ đã lên tiếng cảnh báo. Nếu ông Tập không sợ thì ông đã cho bắt người của Mỹ chứ không phải bắt người của Canada. Tuy nhiên ở đời nhiều lúc người ta cũng có thể làm những điều sai lầm trong lúc bế tắc khiến mọi chuyện đỗ vỡ ngoài dự liệu. Thí dụ như Nhật khi tấn công Trân Châu Cảng là nhằm dằn mặt Mỹ nhưng Nhật không ngờ chính điều ấy lại đào hố chôn mình nhanh hơn.
Ảnh: Bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm.
Như tôi đã từng phân tích, ông Tập hiện đang trong tiến trình đầu hàng nước Mỹ. Tuy nhiên với hoàn cảnh của ông Tập, một người từng tuyên bố những điều quá ghê gớm với thế giới thì đây quả là tình huống vô cùng éo le. Một người từng muốn làm vua cả thế giới khi buông súng đầu hàng không hề dễ. Vì ông phải làm sao vừa chấp nhận các yêu sách của Mỹ vừa giữ được thể diện của mình đối với nhân dân Trung quốc. Nếu không khéo ông sẽ bị chỉ trích nặng nề và điều đó gây tổn hại uy tín của ông.
Một kinh nghiệm xương máu với ông Tập là vào năm 1999, khi ông Chu Dung Cơ nhượng bộ để tham gia WTO, ông phải giấu giếm những điều khoản chi tiết, nhưng sau đó Mỹ đã công bố khiến các phe chống đối ông Chu ở Trung quốc gây sức ép nặng nề. Giáo sư khoa học chính trị David Zweig tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho biết: "Chu Dung Cơ đã không muốn người dân Trung Quốc biết ông đã nhượng bộ những gì vào năm 1999 để Trung Quốc gia nhập WTO, và sau đó, khi Mỹ công khai nội dung điều khoản nhượng bộ này trên website của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ, ông Chu đã bị cách chức".
Do vậy trong một số trường hợp ông Tập phải cố tỏ ra tự tin hoặc cứng rắn khi cần thiết.
Chúng ta nhớ lại các bức ảnh ông Tập tươi cười tại G20 mà sau đó một số nhà phân tích cơ thể học ở Mỹ phán rằng ông Tập tự tin hơn ông Trump vì Trung quốc đang trong thế cân bằng với Mỹ. Kết luận này của các nhà phân tích chỉ đúng có một phần tư, là ông Tập cùng phái đoàn của ông đúng là có dáng vẻ tự tin, nhưng sự tự tin đó là do đóng kịch. Vì ông Tập biết chắc những hình ảnh đó sẽ được người dân Trung quốc xem sau đó, nên bằng mọi giá phái đoàn phải cố gắng tạo những hình ảnh tự sướng. Còn đối với phái đoàn Mỹ thì họ không cần giả vờ làm gì nên sau cuộc đàm phán họ giữ nguyên nét mệt mỏi căng thẳng. Phái đoàn Mỹ căng thẳng là do thể lực mệt mỏi còn phái đoàn Trung quốc tươi cười tự tin là do họ diễn sâu.
Sau G20, những thông tin công bố với người dân Trung quốc vì thế cũng bị cắt xén đi. Lúc đầu người ta tưởng 2 bên có sự nhầm lẫn về thời hạn 90 ngày, vì thông tin ở Trung quốc thì không có thời hạn còn ở Mỹ thì có. Báo hại phía Mỹ không hiểu thực chất vấn đề nên phải lên tiếng nhiều lần là có thời hạn 90 ngày.
Và cũng chính vì thế mà giáo sư David Zweig cho rằng có lẽ bản yêu sách 142 điều đã theo yêu cầu của ông Tập mà trở thành văn bản mật để không ai biết ông Tập đã nhượng bộ cho Mỹ vấn đề gì nhằm giữ thể diện cho ông Tập.
Sau G20, một sự kiện nằm ngoài dự kiến của ông Tập là “công chúa Huawei” bị bắt. Vụ này ông Trump có lẽ cũng không biết vì đây là việc làm của các cơ quan tư pháp độc lập với chính phủ. Nhưng vụ bắt giữ này lại làm ông Tập vô cùng bối rối. Là vì mới đàm phán xong với những hình ảnh tươi cười tự tin như thế, bây giờ đùng một phát bị cú tát như thế làm sao ăn nói với quốc dân đồng bào đây?
Ngay khi vừa xảy ra, ông Tập và hàng ngũ trợ lý vì quá bất ngờ nên chưa có cách gì giải quyết. Sau đó vài ngày họ mới định thần lại, và quyết định cứu vãn danh dự bằng một vụ bắt trả đũa để trấn an dư luận. Nhưng trong khi phía Mỹ và Canada thực hiện theo pháp luật thì Trung quốc nhắm mắt bắt đại người của Canada.
Lúc này ông Trump cũng thông cảm cho ông Tập nên mở lời hứa sẽ xem xét. Nhưng có lẽ ngay cả ông Trump cũng không thể can thiệp nổi nên ông Tập phải đâm lao phải theo lao, cho bắt tiếp một công dân thứ 2 của Canada.
Tình huống này khá giống Bắc Hàn hồi xảy ra vụ ông Kim Jong Nam bị sát hại, cũng liều mạng bắt toàn bộ nhân viên đại sứ quán Malaysia để giải thoát bằng được các nghi phạm.
Nhưng trường hợp Kim Jong Nam lại đơn giản hơn nhiều vì vụ việc không ảnh hưởng nhiều đến Malaysia nên họ dễ dàng chấp nhận cuộc đổi chác. Nhưng với “công chúa Huawei” thì phức tạp hơn.
Giám đốc tài chính Huawei được dự đoán là gây khá nhiều phương hại cho nước Mỹ, vì vậy họ không dễ thả người này. Nhưng nếu không thả, thì ông Tập lại bị mất uy tín với người dân Trung quốc và ông ta cần phải cứu vãn danh dự.
Nói như thế nghĩa là ông Tập sẽ cho bắt nữa bắt nữa cho tới khi đòi được người? Tôi không nghĩ là ông Tập bất chấp pháp luật quốc tế như vậy. Bắt một hai người để cứu vãn danh dự thì được chứ làm quá thì có thể gậy ông đập lưng ông. Tôi nghĩ ông Tập phải biết sợ vì Mỹ đã lên tiếng cảnh báo. Nếu ông Tập không sợ thì ông đã cho bắt người của Mỹ chứ không phải bắt người của Canada. Tuy nhiên ở đời nhiều lúc người ta cũng có thể làm những điều sai lầm trong lúc bế tắc khiến mọi chuyện đỗ vỡ ngoài dự liệu. Thí dụ như Nhật khi tấn công Trân Châu Cảng là nhằm dằn mặt Mỹ nhưng Nhật không ngờ chính điều ấy lại đào hố chôn mình nhanh hơn.
Ảnh: Bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét