GS. Chu Hảo trong Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2017.
GS. Chu Hảo và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
11-11-2018
GS. Chu Hảo được nhiều người biết đến là Giám đốc kiêm Tổng Biên tập của NXB Tri Thức – nhà xuất bản do ông sáng lập vào năm 2005 nhằm cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại cho dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết đến ông như một trong những người đồng sáng lập của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006.
GS. Chu Hảo từ đó đến nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, bên cạnh 4 thành viên khác của hội đồng, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch, và nhà văn Nguyên Ngọc – Ủy viên.[1]
Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ là nâng cao dân trí, góp phần hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy văn minh và tiến bộ của nhân loại.[2]
Các hoạt động chính của Quỹ bao gồm dự án “Tủ sách Tinh hoa Thế giới”, dự án “Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam hiện đại”, Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh thường niên, Giải thưởng Sách Hay thường niên, và các hoạt động đào tạo & nghiên cứu, hội thảo & tọa đàm.[3]
Dự phần vào các hoạt động của Quỹ là NXB Tri Thức của GS. Chu Hảo, với dự án “Tủ sách Tinh hoa thế giới” và các hội thảo & tọa đàm được tổ chức hàng tháng tại trụ sở của NXB Tri Thức và một số địa điểm khác, như Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy và Trung tâm Văn hóa Pháp.
Trong các hội thảo & tọa đàm của NXB Tri Thức, GS. Chu Hảo thường là người chủ trì và các diễn giả là các vị khách từ các trường đại học, viện nghiên cứu, nhóm học thuật, v.v. Đôi khi, ông cũng đóng vai trò diễn giả, chẳng hạn, trong các tọa đàm về triết lý Phan Châu Trinh – chủ đề mà ông tâm huyết.
Các hội thảo & tọa đàm với các chủ đề đa dạng về triết học, khoa học, văn hóa, giáo dục, v.v. đã tạo ra một không gian học thuật tương đối cởi mở và sinh động cho mọi người, đồng thời giúp nảy nở và nuôi dưỡng những mầm xanh của trí thức tương lai. Những ai đã từng tham gia các hội thảo & tọa đàm của NXB Tri Thức hẳn ít nhiều biết đến các nhóm học thuật như Tinh thần Khai Minh, Book Hunter, Hope Lab do các bạn trẻ khởi xướng.
Tôn chỉ, mục đích hoạt động nêu trên của Quỹ xuất phát từ sứ mệnh “phục hưng, du nhập, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21.”[4] Cội rễ của sứ mệnh này chính là con đường mà nhà yêu nước, nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ: “Khai Dân trí – Chấn Dân khí – Hậu Dân sinh”.
Những người sáng lập Quỹ, trong đó có GS. Chu Hảo, hẳn đã nhận thức sâu sắc rằng đây là con đường đúng đắn để phát triển đất nước, rằng không thể phát triển đất nước mà lại thiếu vắng nền tảng Dân trí và Dân khí. Mặc dù cả ba yếu tố có vai trò hỗ tương và không yếu tố nào nhất thiết có trước, song Dân trí và Dân khí đóng vai trò cốt yếu trong việc thúc đẩy Dân sinh.
Đến nay, trải qua chặng đường 10 năm, Quỹ đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Nhiều cuốn sách đã được dịch, nhiều tên tuổi đã được vinh danh, nhiều hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm, v.v. đã được thực hiện – tất cả đều nhắm đến tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh đầy ý nghĩa mà Quỹ đã đề ra. Những thành tựu này có một phần đóng góp quan trọng của GS. Chu Hảo.
Tuy còn nhiều khó khăn về nhiều phương diện, như về nhân lực và tài chính, Quỹ sẽ tiếp tục thực hiện tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của mình, nhờ có “những người quan tâm và dấn thân vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa – giáo dục nước nhà”, theo cách nói của GS. Chu Hảo trong diễn văn mở đầu Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm trước.[5]
Có thể thấy sự tham gia của GS. Chu Hảo vào Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một bước trong nhiều bước đồng hướng và nhất quán mà ông đã đi để thực hiện khát vọng của mình về một nền văn hóa – giáo dục tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Với ông, chấn hưng văn hóa và giáo dục nước nhà đã trở thành sự nghiệp, và chắc chắn rằng điều khiến người đời ngày nay và cả về sau nhớ tới ông chính là sự nghiệp vinh dự và cao cả ấy.
Chú thích:
[1][2][3][4] Giới thiệu tổng quan về Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
http://quyphanchautrinh.org/gioi-thieu/22
[5] Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh và sứ mệnh canh tân văn hoá
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/phan-chu-trinh-culture-award-n-mission-of-cultural-revolution-03272017105557.html
GS. Chu Hảo được nhiều người biết đến là Giám đốc kiêm Tổng Biên tập của NXB Tri Thức – nhà xuất bản do ông sáng lập vào năm 2005 nhằm cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại cho dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết đến ông như một trong những người đồng sáng lập của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006.
GS. Chu Hảo từ đó đến nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, bên cạnh 4 thành viên khác của hội đồng, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch, và nhà văn Nguyên Ngọc – Ủy viên.[1]
Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ là nâng cao dân trí, góp phần hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy văn minh và tiến bộ của nhân loại.[2]
Các hoạt động chính của Quỹ bao gồm dự án “Tủ sách Tinh hoa Thế giới”, dự án “Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam hiện đại”, Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh thường niên, Giải thưởng Sách Hay thường niên, và các hoạt động đào tạo & nghiên cứu, hội thảo & tọa đàm.[3]
Dự phần vào các hoạt động của Quỹ là NXB Tri Thức của GS. Chu Hảo, với dự án “Tủ sách Tinh hoa thế giới” và các hội thảo & tọa đàm được tổ chức hàng tháng tại trụ sở của NXB Tri Thức và một số địa điểm khác, như Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy và Trung tâm Văn hóa Pháp.
Trong các hội thảo & tọa đàm của NXB Tri Thức, GS. Chu Hảo thường là người chủ trì và các diễn giả là các vị khách từ các trường đại học, viện nghiên cứu, nhóm học thuật, v.v. Đôi khi, ông cũng đóng vai trò diễn giả, chẳng hạn, trong các tọa đàm về triết lý Phan Châu Trinh – chủ đề mà ông tâm huyết.
Các hội thảo & tọa đàm với các chủ đề đa dạng về triết học, khoa học, văn hóa, giáo dục, v.v. đã tạo ra một không gian học thuật tương đối cởi mở và sinh động cho mọi người, đồng thời giúp nảy nở và nuôi dưỡng những mầm xanh của trí thức tương lai. Những ai đã từng tham gia các hội thảo & tọa đàm của NXB Tri Thức hẳn ít nhiều biết đến các nhóm học thuật như Tinh thần Khai Minh, Book Hunter, Hope Lab do các bạn trẻ khởi xướng.
Tôn chỉ, mục đích hoạt động nêu trên của Quỹ xuất phát từ sứ mệnh “phục hưng, du nhập, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21.”[4] Cội rễ của sứ mệnh này chính là con đường mà nhà yêu nước, nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ: “Khai Dân trí – Chấn Dân khí – Hậu Dân sinh”.
Những người sáng lập Quỹ, trong đó có GS. Chu Hảo, hẳn đã nhận thức sâu sắc rằng đây là con đường đúng đắn để phát triển đất nước, rằng không thể phát triển đất nước mà lại thiếu vắng nền tảng Dân trí và Dân khí. Mặc dù cả ba yếu tố có vai trò hỗ tương và không yếu tố nào nhất thiết có trước, song Dân trí và Dân khí đóng vai trò cốt yếu trong việc thúc đẩy Dân sinh.
Đến nay, trải qua chặng đường 10 năm, Quỹ đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Nhiều cuốn sách đã được dịch, nhiều tên tuổi đã được vinh danh, nhiều hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm, v.v. đã được thực hiện – tất cả đều nhắm đến tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh đầy ý nghĩa mà Quỹ đã đề ra. Những thành tựu này có một phần đóng góp quan trọng của GS. Chu Hảo.
Tuy còn nhiều khó khăn về nhiều phương diện, như về nhân lực và tài chính, Quỹ sẽ tiếp tục thực hiện tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của mình, nhờ có “những người quan tâm và dấn thân vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa – giáo dục nước nhà”, theo cách nói của GS. Chu Hảo trong diễn văn mở đầu Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm trước.[5]
Có thể thấy sự tham gia của GS. Chu Hảo vào Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một bước trong nhiều bước đồng hướng và nhất quán mà ông đã đi để thực hiện khát vọng của mình về một nền văn hóa – giáo dục tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Với ông, chấn hưng văn hóa và giáo dục nước nhà đã trở thành sự nghiệp, và chắc chắn rằng điều khiến người đời ngày nay và cả về sau nhớ tới ông chính là sự nghiệp vinh dự và cao cả ấy.
Chú thích:
[1][2][3][4] Giới thiệu tổng quan về Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
http://quyphanchautrinh.org/gioi-thieu/22
[5] Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh và sứ mệnh canh tân văn hoá
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/phan-chu-trinh-culture-award-n-mission-of-cultural-revolution-03272017105557.html
"KAP", tôi hiểu GS Chu Hảo chủ trương biến đổi xã hội thao mô hình KAP - Knowledge - Attitude - Practice. tức là cần nhận thức, hiểu biết lại(K), để thay đổi thái độ(A), mà tự giác hành động một cách hanh thông. Xã hội sẽ thay đổi trong an bằng mà bền vững.
Trả lờiXóaThực ra mình chả biết và chả quan tâm ông Chu Hảo là ai trước khi đọc sách của nhà Tri thức và trước khi một ông bạn của mình được nhận giải thưởng Phan Chu Trinh. Bây giờ thì mình biết rõ hơn về ông ấy, và có cái may mắn từng được nói chuyện với ông, lại còn được chụp ảnh chung với ông. Thật ngưỡng mộ quá. Anh đúng là người anh lớn trọn vẹn trong tôi kể từ 26/10/2018, anh Chu Hảo kính mến ạ.
Trả lờiXóaKhông hiểu cùng là người Việt mà sao có đứa ăn gì đến lú lấp chống lại tiến bộ dân tộc đến mức lân án, kỷ luật Chu Hảo?
Trả lờiXóaGS Chu Hảo là một trí thức đúng nghĩa, một nhà khoa học, một nhà văn hoá lớn, một nhà phản biện yêu nước đáng kính. Rất mong ông hãy dùng uy tín của mình để thành lập công đoàn độc lập.
Trả lờiXóa