Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

ÔNG ĐỖ MƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI & CHUYỆN HẬU SỰ


Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời

Bản tin của VNExpress 
Thứ ba, 2/10/2018, 00:31 (GMT+7)

Sau thời gian dài lâm bệnh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần tối 1/10, hưởng thọ 101 tuổi. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thông báo, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trút hơi thở cuối cùng lúc 23h12 ngày 1/10, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thời gian lâm bệnh, ông đã được Đảng, Nhà nước, tập thể giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước cứu chữa, nhưng không qua khỏi vì tuổi cao sức yếu.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống. Ông sinh ngày 2/2/1917, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sớm giác ngộ cách mạng, năm 19 tuổi, ông hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

Nguyên Tổng bí thư được tôi luyện qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Năm 1941, khi mới 24 tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù tại Hoả Lò (Hà Nội). Bốn năm sau, ông vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở đây. Sau tháng Tám 1945, ông giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông Đỗ Mười lần lượt đảm nhận các vị trí công tác khác nhau tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu III như Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định, Khu uỷ viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình...

Năm 1955, ông là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3/1955), ông được bầu bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II. Một năm sau, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương và đến năm 1958 giữ chức Bộ trưởng Bộ này.

Tháng 9/1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông Đỗ Mười được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 8 năm sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ. Từ 1969 đến 1971, ông được cử giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng.

Năm 1971, Quốc hội bầu ông giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản.

Từ tháng 6/1973 đến tháng 11/1977, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Xây dựng.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị, tiếp tục giữ chức Phó thủ tướng nhiệm kỳ 1976-1981.

Tháng 7/1981, ông được bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng lần thứ V diễn ra tháng 3/1982, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị tiếp tục giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông được bầu vào Ban chấp hành Trưng ương, Uỷ viên Bộ chính trị và Thường trực Ban bí thư. Hai năm sau, Quốc hội bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tại Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII, ông Đỗ Mười được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị, giữ chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng (6/1991 - 12/1997).

Tháng 12/1997, ông được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VIII) cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và công tác ở đây đến năm 2001.

Ông là đại biểu Quốc hội các khoá II, IV, V, VI, VII, VIII, IX và được trao tặng huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
 

Viết Tuân
_____________

Theo quy định, tang lễ ông Đỗ Mười (Nguyễn Duy Cống) sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang, Trưởng ban lễ tang là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thi hài sẽ an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. 

.

Được biết, gia đình ông Đỗ Mười đã chuẩn bị xong hậu sự tại quê nhà từ cả năm nay: Làng Đông Phù; xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước đó, nguyện vọng an táng ở quê nhà đã được Bộ Chính trị đồng ý, và chỉ đạo Ông Phạm Quang Nghị, lúc đó là Bí thư thành ủy trực tiếp về huyện Thanh Trì lo liệu.

Người dân địa phương cho biết lúc đầu con gái ông và thầy địa lý muốn xây khu lăng mộ tại mảnh đất đang là trường tiểu học khang trang. Dân làng phản đối. Sau lấy đất khu Vườn Đào rộng 1.500 m2 ở bìa làng để làm khu lăng mộ, nằm bên một lạch nước. Đường vào và huyệt chờ đã sẵn sàng.








Xu hướng từ chối Mai Dịch để "về quê" đang khá phổ biến trong giới lãnh đạo cao cấp trong những năm gần đây. Trước đây, Ông Võ Văn Kiệt có nguyện vọng "về quê" nhưng không được chấp nhận. Từ khi Ông Võ Nguyên Giáp có để lại di chúc nói rõ ý nguyện về quê và được chấp nhận thì nhiều người đã học tập và làm theo.

Sau ông Võ Nguyên Giáp là đến ông Phan Văn Khải cũng được an táng theo sở nguyện.

Hai cựu Tổng bí thư Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu cũng có nguyện vọng được yên nghỉ tại quê nhà. Ông Lê Khả Phiêu cũng đã chuẩn bị xong cho mình phần mộ tại quê nhà xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, xứ Thanh, kề bên một ngôi chùa và một ngôi đền.


Ông Trần Đại Quang vừa từ trần hôm 21.9 cũng được an táng tại quê nhà sau khi lễ viếng, lễ truy điệu được tổ chức tại Hà Nội.

23 nhận xét :

  1. Con gà ganh nhau tiếng gáy. Cả ông đương chức lẫn các ông "nguyên" đều nhìn nhau để xây lăng mộ, chỉ khổ dân mất thêm đất canh tác. Nay mai đến lượt ông LĐA. Hay đưa ông ra Gạc Ma? Nơi đây rộng rãi, lộng gió.
    Xin chia buồn cùng gia quyến ông Đỗ Mười.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không! Đức cao vọng trọng thế này chắc nguyên Tổng Bí thư phải có di nguyện Thiêu chứ không phải Chôn. Tro tàn sẽ đưa lên máy bay rải khắp lãnh thổ và biển đảo Việt Nam. Có như vậy nhân dân cả ba miền mới được hưởng phúc từ Cụ.

      Xóa
  2. Vậy là nhân chứng cuối cùng của hội nghị Thành Đô đã " ra đi " ; chỉ còn tiếng tăm để lại ...ngàn thu .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy ai phải trả lời trước nhân dân về mật ước bán nước cho Tàu???

      Xóa
  3. Tôi cũng biết và gặp ông trong 1 số sinh hoạt cơ quan. Ấn tượng mãi nhớ lại khi ông phát biểu thường đứng sau hàng ghế ngồi của cán bộ và đập tay khá mạnh vào vai người ngồi sau bàn họp. Tôi được anh trai kể lại trung đoàn 57 sư đoàn 304 đã giải vây cứu ông hoạt động ở Hà - Nam - Ninh khi bị bọn lính Pháp và tay sai bao vây.
    Sau này đọc hồi ký "Làm người cũng khó" của 1 cựu bí thư thành ủy Hải phòng đã có một số ý kiến nhận xét không hài lòng về ông.
    Cơ quan tôi gần nhà ông ĐM, có lần ông đi bộ qua xin cây tre về làm giàn nho. Sau này lên bể bơi các bạn kháo nhau đọc bài báo "Ô sin thời hiện đai", hóa ra nói về người Ô Sin cơm nước cho ông sau này con gái ông đả tổ chức cưới và sinh cho ông một con trai bây giờ có lẻ đã có vợ con niềm hạnh phúc lớn của đồi ông trong các năm tháng cuối đời. Được tin ông sẻ được an táng tại Mai dịch về âm phủ họp cựu các UV BCT,và bạn bè với số lớn các ông khác, qua đó chắc chắn phê phán ông vừa chết làm lăng mộ chiếm đất của quê hương cho dù mua của dân nhưng thử hỏi lương tháng cao nhất 18 triệu nguồn tiền lấy từ đâu đẻ mua và xây lăng mộ đồ sộ như vậy? Nếu không tham nhũng lấy tiền đâu ???
    Xin chúc ông Đổ Mười yên nghĩ cỏi vĩnh hằng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ 1 nhà báo kỳ cựu tôi biết thông tin ông Đỗ Mười 1 lần sang Tàu công tác khi về được Nhà nước TQ „tặng hay kính tuổi già …“ cho Ông Đỗ Mười nghe đâu số tiền cực lớn thời bấy giờ. Và ông Đỗ Mười „liêm khiết“ hơn người nên sau đợt công tác đó về nhà giao lại cho tổ chức – và 1 số nhà báo cũng biết – nên 1 số người mới biết (tôi tin đa số dân vẫn chưa biết). Còn Ông trong vụ đó nếu Ông im lặng để sài riêng thì tất nhiên không thể ai biết tung tích, chỉ có thể biết là Ông đột nhiên có thêm nhà cửa, tài sản … mà nếu đối chiếu với đồng lương ít ỏi của các chính trị gia thì có mà đến bao đời cũng chả có thể có.

      Xóa
  4. Mất người, mất đất ! Các cụ để lại gì cho con cháu nhờ ?

    Trả lờiXóa
  5. Đại tang, đại tang, đại tang, quốc gia Việt Nam kính báo !!!

    Trả lờiXóa
  6. Dân SG chúng tôi rất nhớ đại lão này

    Trả lờiXóa
  7. To, dài tốn lắm đất đai
    Mất nhiều tiền của, mỉa mai tiếng đời.
    To, dài nên "cắt " đi thôi
    Không nghiêm, còn lắm ổng chơi to, dài.

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết trên có 2 ý tôi muốn được hỏi tác giả cũng như bạn đọc:
    - "ông vượt ngục"...Trong bối cảnh Chính phủ Trần Trong Kim có chủ trương thả tù chính trị, và Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Tháo trên đường kinh lý đã ra lệnh mở cửa các trại giam chính trị phạm. Điều này cũng được cụ Nguyễn Trọng Vĩnh noí trong sách hồi ký của mình. Vậy vượt nguc hay được thả, hay ra tù dễ dàng.
    - kể rất nhiều công việc và chức vụ ông Đỗ Mười đã đảm nhận, nhưng tại sao lại bỏ quên các chức vụ có liên quan đến Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Thời kỳ 1958 - 1960, ông là Phó Ban thường trực Ban Cải tạo TW, thời kỳ sau 1975, từ ngày 16 tháng 2 năm 1978 ông là Trưởng ban Ban cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh cho đến khi kết thúc loại công việc này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời quý vị đọc qua bài viết này về ông Đỗ Mười:
      https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ong-do-muoi-va-dau-an-chong-lam-phat-phi-ma-20181002094001611.htm
      Đọc xong, tôi hiểu thêm vài điều. Các vị tổng bí thư, thủ tướng (ngày xưa là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) điều hành kinh tế bằng...niềm tin. Rằng lạm phát chỉ có ở các xứ tư bản giãy chết chứ ở thiên đường XHCN thì làm gì có lạm phát!
      Bảo sao đất nước không khốn khổ.
      Thế mà người ta vẫn đang hàng ngày ca ngợi đồng chí này, đồng chí kia có công lao to lớn cho sự phát triển của đất nước ta.

      Xóa
  9. Các cụ Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Tôn đức Thắng ..., mỗi cụ chục mét vuông ở nghĩa trang Mai dịch . Không biết từ bao giờ mỗi ông to nằm xuống cứ phải hàng ngìn , hàng vạn mét vuông , còn đâu đất để trồng lúa ,trồng rừng ...?

    Trả lờiXóa
  10. Các lãnh đạo Đảng CS được quyền chọn hậu sự cho mình thì tại sao lại không cho ông Hồ Chí Minh cũng được thỏa ước nguyện như trong di chúc?

    "Về việc riêng Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày gìờ và tiền bạc của nhân dân.

    Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng". Tôi mong rằng cách "hỏa táng" dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì "điện táng" càng tốt hơn.

    Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi."

    Trả lờiXóa
  11. Trước khi đi gặp Các mác - Lê Nin. Bác Hồ đã di chúc để lại rõ ràng như vậy nhưng các học trò của người không nghe theo, họ cứ làm ngược với ý nguyện của bác.
    Không hiểu tại sao hàng năm các CB đảng viên cũng tổ chức học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh...Đã không học được gì từ Bác Hồ mà toàn làm trái lại lời dạy của Người. Thế nhưng họ cứ tự cho mình là những học trò xuất sắc của Bác...

    Trả lờiXóa
  12. Tại sao các bậc lãnh đạo ta chưa ai nghĩ tới chọn hỏa táng khi qua đời, và rải tro trên đất mẹ hay trên Biển Đông ? Để cát bụi trở về với cát bụi ...

    Trả lờiXóa
  13. Trước chia buồn với gia đình ông Mười, sau chia buồn với dân Đông Mỹ vì đã bị mất ruộng để làm chỗ chôn ông Mười.

    Trả lờiXóa
  14. Chỉ thấy buồn. Cho hàng triệu người đã đặt niềm tin không đúng chỗ. Cho hàng triệu người bức bối mà vẫn cắn răng cam chịu. Cho hàng triệu người sẽ vẫn không được làm người...

    Trả lờiXóa
  15. dân đen sống chen chúc, chết cũng chen chúc trong khi đó quan chức vn sống và chết kiểu "vì dân" thế này thì thật là mỉa mai lắm đó!

    Trả lờiXóa
  16. "Học tập và làm theo..." có phải là quốc tang cho hoành tráng và chiếm đất của dân để xây lăng mộ thật to không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  17. Chia buồn với gia đình ông Đỗ Mười thì ít vì ông Đ.M sống như vậy là quá lâu, nhưng chia buồn với dân Đông Mỹ thì nhiều vì mất đất để canh tác. Tất cả các ông đều kêu gọi làm theo tấm gương đạo đức HCM nhưng bản thân các ông khi sống chả ông nào theo, ông nào cũng tham nhũng, không nhiều thì ít, khi chết thì tốn đất của dân để chôn các vị

    Trả lờiXóa
  18. Quan sát thứ tự các đoàn vào viếng lễ tang Trần Đại Quang và Đỗ Mười thấy có sự khác nhau. Tại lễ viếng Trần Đại Quang thì tiếp sau đoàn của BCHTW Đảng của Nguyễn Phú Trọng là các đoàn của Chính phủ, Quốc hội, rồi mới đến đoàn của Quyền Chủ tịch nước dẫn đầu, tức theo nguyên tắc Đảng trước, chính phủ, quốc hội rồi với đến nhà nước chỉ vì bà Thịnh không phải ủy viên BCT, thậm chí còn xếp thứ 17 trong Ban lễ tang. Đến lễ tang của Đỗ Mười thì ngay tiếp sau đoàn của BCHTW Đảng là đoàn của Quyền Chủ tịch nước, rồi đến các đoàn của chính phủ, quốc hội. Các vị kiểm tra lại xem có đúng như vậy không. Nếu quả thực thì cho thấy có sự lôm côm, không nhất quán ở đây. Kể cả cứ cho là Nguyễn Phú Trọng vừa được giới thiệu làm chủ tịch nước thì trên danh nghĩa ở đây ông vẫn chỉ thay mặt đảng. Phải chăng vì ở đám tang Trần Đại Quang, ông Trọng vẫn còn sợ ghế Chủ tịch nước có thể vẫn có thể vào tay ai khác, dù khả năng này là nhỏ, nhưng biết đâu đấy, nên đẩy bà Thịnh xuống thấp. Còn ở đám tang này, vì sau sự "bỏ phiếu" tại Hội nghị TW rồi, nên ông Trọng có thể thoải mái để bà Thịnh dẫn đoàn tới viếng ngay sau đoàn của ông?

    Trả lờiXóa
  19. May quá ,đa số các ông "quốc tang" đều là dân miền Bắc nên miền Nam không phải mất đất xây lăng mộ.Nhưng đường phố Sài Gòn lại phải mang thêm tên của các Ông mặc dù chẳng có công ơn gì với Sài Gòn

    Trả lờiXóa