Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Mr. ĐÀM & LỆ QUYÊN HIỂU BIẾT VỀ VĂN HÓA RẤT THẤP


Mr. Đàm, Lệ Quyên ký lên tranh đấu giá: 
Văn hoá và pháp lý đều sai

VietNamnet
14/10/2018 19:26 GMT+7

Hoạ sĩ Lê Thiết Cương cho rằng, việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên ký tên mình lên bức tranh đã đấu giá thành công thì về mặt văn hoá và pháp lý, cả 2 ca sĩ này đều sai.

Sáng 14/10, thông tin và hình ảnh việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên ký tên lên bức tranh của hoạ sĩ Hứa Thanh Bình – đây là vật phẩm được bán đấu giá nhằm hỗ trợ Lê Bình và Mai Phương chữa ung thư từ trước đó bỗng gây xôn xao. Cuộc đấu giá này có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê, Lệ Quyên, Quang Linh, Dương Triệu Vũ, Bảo Anh...


Trong tổng số tiền thu được từ vật phẩm đấu giá gồm 835 triệu đồng thì có 200 triệu đồng là từ một nhà hảo tâm, nhờ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên đứng ra đấu giá hộ, và đó chính là bức tranh của hoạ sĩ Hứa Thanh Bình.

Sau cuộc đấu giá, hình ảnh ca sĩ Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng ký vào bức tranh được lan rộng. Nhiều ký kiến chỉ trích nặng nề 2 ca sĩ bởi dư luận cho rằng họ không tôn trọng tác phẩm nghệ thuật.

Hình ảnh ký tên vào tác phẩm của hoạ sĩ nổi tiếng của Đàm Vĩnh Hưng 
và Lệ Quyên bị dư luận chỉ trích nặng nề.

Chia sẻ với VietNamNet nhà điêu khắc, hoạ sĩ Phạm Sinh cho rằng, sự việc xảy ra cần có độ lùi để nhìn nhận thấu đáo vấn đề. Mục đích của bán tranh là tích cực, người mua có thiện chí, và muốn thể hiện dấu ẩn của mình. Tuy nhiên, cách bộc lộ lại khác biệt với quan niệm của phần đông về tác phẩm nghệ thuật.

“Về mặt pháp lý, khi họ đã mua bức tranh đó, họ có toàn quyền định đoạt với tác phẩm đó. Nhưng để có văn hoá hơn, đơn vị tổ chức có thể trao chứng nhận ghi danh 2 ca sĩ đó đã đấu giá thành công, đính kèm sau bức tranh, cũng là cách thể hiện sự sở hữu. Hoặc hành động có thể tạm chấp nhận là 2 ca sĩ có thể ký chữ vô cùng nhỏ dưới chữ ký của tác giả, nó sẽ không huỷ hoại bố cục bức tranh, bức tranh không bị lem nhem”, hoạ sĩ Phạm Sinh chia sẻ.

Trong khi đó, hoạ sĩ Lê Thiết Cương cho rằng, hành động tự ký vào tranh, lại ký to thực sự là hành động “vô văn hoá”. Nhưng ông cũng cho rằng, có thể bản thân các ca sĩ đó vô tâm, vô tình chứ không có ý thể hiện gì.

“Tôi nghĩ đó là hành động vô tình, không để ý gì. Chứ về pháp lý, kể cả đấu giá thành công, thì việc ký vào tác phẩm là đã làm thay đổi nguyên bản bức tranh. Làm như vậy là tham gia vào tác phẩm. Khi sở hữu bức tranh, người sở hữ có thể mang về treo đâu cũng được, có thể cho tặng, ký tên vào là vi phạm luật bản quyền. Nói chung, cả văn hoá và pháp lý, hành động của 2 ca sĩ này đều sai”, hoạ sĩ Lê Thiết Cương cho hay.

VietNamNet cũng đã liên lạc với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, tuy nhiên anh không có phản hồi.

Ngân An

6 nhận xét :

  1. Thật tiếc quá ! Đáng trách là những người đứng bên cạnh Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên lại đứng nhìn và cười trước việc làm tai hại (ký tên)của hai ca sỹ này đối với tác phẩm nghệ thuật ! Không khác gì một bát canh ngon lành lại bị hai con bướm đuổi nhau sa vào....làm hỏng cả bát canh, còn hai con bướm thì bị ướt cánh và tuột phấn ! Chắc do Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên quá vui trước kết quả đấu giá của bức tranh nên thuận đà làm tới bến mà quên không hỏi chủ bức tranh, hoặc hỏi những người đứng bên rằng : Nên ký tên vào chỗ nào ! Đúng là BÚT SA TRANH CHẾT !
    Sự thật, nhìn ức tranh sau khi hai ca sỹ này ra " ấn quyết" thì người xem dễ liên tưởng đến việc : Một em bé chưa biết đọc biết viết, nay thấy cây bút có sẵn bên bức tranh liền cầm bút ...rồi TẬP VIẾT NHƯ NGƯỜI LỚN vào giữa bức tranh !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra hai ca sỹ này có văn hóa đâu mà mất. Nhiều việc đau xót như cướp đất của dân khắp từ Bắc đến Nam mới đáng nói hơn.

      Xóa
  2. Từ lâu rồi, cá nhân tôi nghĩ rằng những người ga lăng cho Đàm nổi tiếng cũng kém văn hóa và trình nghệ thuật, cho nên sản phẩm tạo ra cũng phản ánh thực tế những người đồng hành.

    Trả lờiXóa
  3. Người của nghệ thuật hàn lâm không thế, đó là nhạc Hội chợ, những người của nhạc chuyên hát Hội chợ mới vậy. Có được đào tạo và tự đào tạo mình đâu mà có văn hóa; có chăng chỉ có văn hóa hội chợ mà thôi!!!

    Trả lờiXóa
  4. Phen này các cô cậu ca sĩ phải đi học một khóa thưởng thức tranh thôi. Múa may, hò hét vét được cả đống tiền mà cái óc văn hóa teo tóp quá.

    Trả lờiXóa
  5. Ca sĩ chỉ cần có cái thanh quản bẩm sinh tốt,rồi học xướng âm ít ngày đủ để đọc được bản nhạc ghi trên giấy là hat tốt rồi. Mấy thầy ca sĩ dạy cho cách lấy hơi , "nhả chữ" nữa là thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, nổi tiếng chả mấy chốc, có nhà lầu xe hơi,lên xe xuỗng ngựa tha hồ lên mặt với công chúng,như kiểu vợ chồng Mĩ Linh. Ở cái đất nước mà đa số người coi đồng tiền là "thượng đế" này, cần gì phải có ''phông văn hóa'' rộng?

    Trả lờiXóa