Người Sài Gòn
Hoàng Hải Vân
8-10-2018
Trong một lần làm việc với lãnh đạo TP.HCM trước đây, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thẳng thắn chỉ ra một sự thật mà chưa có vị lãnh đạo nào dám nói: Sự phát triển của TP.HCM không phải là thành quả của sự lãnh đạo và quản lý của Đảng bộ và Chính quyền mà là thành quả tự thân của chính nó. Tôi có dự cuộc làm việc này, nên có thể diễn dịch ý của Thủ tướng Khải như sau : Thành tựu kinh tế của Sài Gòn là hiệu số giữa sự phát triển tự thân mà lẽ ra nó phải có trừ đi những tổn thất do sự quản lý mà chính quyền gây ra. Vì Sài Gòn vốn là thành phố năng động có truyền thống kinh tế thị trường từ rất lâu đời, nếu không có sự kiềm hãm của bộ máy quan liêu thì sự phát triển thịnh vượng của nó chắc chắn đã vượt xa hiện tại.
Nói vậy không có nghĩa là không có chính quyền thì tốt hơn là có chính quyền. Do chúng ta không thể không có chính quyền, nên chúng ta đành phải chấp nhận một mức phát triển tương đối chậm chạp. Điều may mắn là hơn 30 năm đổi mới, chính quyền đã từng bước bãi bỏ các quy định kiềm hãm sức sống của thành phố. Và mỗi một bước phát triển của thành phố đều gắn liền với quá trình bãi bỏ này. Có thể nói rằng “công lao” của chính quyền đối với sự phát triển thành phố không phải là làm những việc tốt gì cho dân mà là bỏ dần những việc xấu. Rất tiếc, sau những nhà lãnh đạo như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, không một nhà lãnh đạo nào ở TP.HCM nhận thức được điều này.
Gần 400 năm trước, Sài Gòn được hình thành trong một bối cảnh đặc biệt của lịch sử. Sau khi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gã con gái của mình là công chúa Ngọc Vạn cho quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II theo lời cầu hôn của vị quốc vương này vào năm 1620, 3 năm sau, quốc vương Chân Lạp đã cho nhạc phụ mình mượn 2 địa điểm là Kas Krobei và Brai Kor (đều thuộc Sài Gòn ngày nay), để lập 2 trạm thu thuế. Sau đó, triều đình Chân Lạp tặng luôn vùng đất này và lần lượt cả vùng đất Nam bộ cho các Chúa Nguyễn để trả ơn cho các Chúa Nguyễn bảo vệ triều đình Chân Lạp. Vùng đất này triều đình Chân Lạp chưa bao giờ cai quản trong thực tế. Và trong thực tế, người Việt đã đến đây (cùng với số ít người Khmer và người Hoa) sinh sống từ lâu trước khi Chúa Nguyễn đến tiếp quản.
Nêu chi tiết lịch sử đó để thấy, thoạt kỳ thủy các bậc “tiền hiền” của người Sài Gòn không sống “dưới sự cai trị” của chính quyền mà chính quyền ra đời là nhằm bảo vệ sự làm ăn sinh sống của họ. Sau các Chúa Nguyễn, triều đình nhà Nguyễn đối với Sài Gòn và Nam bộ cũng trên tinh thần đó. Thời Pháp thuộc, do Nam Kỳ là thuộc địa nên người dân nơi đây được hưởng các quyền tự do dân chủ và hoạt động thương mại gần như người chính quốc. Thời VNCH, dù đất nước trong tình trạng chiến tranh, Sài Gòn vẫn là Hòn ngọc viễn đông và người Sài Gòn gắn cuộc sống của mình với kinh tế thị trường suốt hai mươi năm. Lịch sử tạo nên tính cách của người Sài Gòn.
Người Sài Gòn dựa vào chính mình, nên họ sống khoan dung. Họ không cần chính quyền làm điều tốt cho họ, nhưng họ bao giờ cũng biết ơn những ai trả lại cho họ những gì vốn là của họ. Họ biết ơn ông Võ Văn Kiệt không phải vì ông mang cơm áo gạo tiền gì đến cho họ mà đơn giản chỉ vì họ biết ông là người đầu tiên quyết xóa ngăn sông cấm chợ để cho lương thực và hàng hóa được lưu thông. Họ biết chứ, ngăn sông cấm chợ không phải do trời tạo ra mà là điều xấu do chính quyền tạo ra, nhưng bỏ điều xấu đó đi là họ biết ơn rồi. Các nhà lãnh đạo chớ có kiêu ngạo nhé, là người Sài Gòn khoan dung cho các vị đấy, chứ bỏ một điều xấu do chính mình tạo ra thì ơn nghĩa gì !
Người Sài Gòn không cho mình tốt hơn, cũng không thấy mình xấu hơn người các địa phương khác. Bởi vậy họ không kỳ thị, không dị ứng với đồng bào từ các nơi khác đến sống ở Sài Gòn. Một thời gian dài có sự kỳ thị đối với đồng bào “nhập cư”, đó là sự kỳ thị từ chính quyền chứ không phải từ người dân Sài gòn. Người Sài Gòn chấp nhận mọi sự khác biệt.
Trong mọi chế độ chính trị, sự nghèo khổ và các tệ nạn truy cho cùng đều do chính quyền gây ra. Cũng như các địa phương khác, Sài Gòn còn nhiều tệ nạn, nhiều trộm cướp và không ít kẻ bất lương, nhưng người Sài Gòn không đổ lỗi cho chính quyền. Họ luôn luôn sẵn sàng hậu thuẫn chính quyền trong thi hành công vụ để giảm tệ nạn, giảm phiền nhiễu, nhưng họ rất ghét việc chính quyền giành thành tích cho “hệ thống chính trị” còn tệ nạn thì đổ lỗi cho dân.
Các nhà chính trị muốn “chơi” với người Sài Gòn thì nên khiêm tốn. Người Sài Gòn không đao to búa lớn, họ dị ứng với các khẩu hiệu “Ra sức”, “Tăng cường”, “Quyết tâm”, “Đẩy mạnh”, “Siết chặt”… Người Sài Gòn không thích ai dạy dỗ người khác về đạo lý, về văn hóa, về lý tưởng. Người Sài Gòn không muốn làm “đầu tàu”, không muốn trở thành “trung tâm”, không cần “cơ chế đặc biệt”, họ chỉ cần tháo bỏ các rào cản, bãi bỏ các quy định phiền phức gây khó khăn cho việc làm ăn sinh sống bình thường của mình.
Dù chính quyền mang đến nhiều tai ương, tai ương lớn nhất là cuộc “đánh tư sản” sau năm 1975 đã triệt tiêu sức sống hàng trăm năm của thành phố và để lại những di hại hết sức nặng nề, nhưng người dân bỏ qua những lỗi lầm của chính quyền trong quá khứ để hết lòng ủng hộ chế độ đã vì dân, vì sự hồi sinh của của đất nước mà tiến hành công cuộc Đổi Mới. Người dân cần sự bình an để giữ thành quả lao động của chính mình, họ không có ảo tưởng đổi đời.
Chuyện về người Sài Gòn cũng là chuyện của người Việt chúng ta.
Hoàng Hải Vân
8-10-2018
Trong một lần làm việc với lãnh đạo TP.HCM trước đây, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thẳng thắn chỉ ra một sự thật mà chưa có vị lãnh đạo nào dám nói: Sự phát triển của TP.HCM không phải là thành quả của sự lãnh đạo và quản lý của Đảng bộ và Chính quyền mà là thành quả tự thân của chính nó. Tôi có dự cuộc làm việc này, nên có thể diễn dịch ý của Thủ tướng Khải như sau : Thành tựu kinh tế của Sài Gòn là hiệu số giữa sự phát triển tự thân mà lẽ ra nó phải có trừ đi những tổn thất do sự quản lý mà chính quyền gây ra. Vì Sài Gòn vốn là thành phố năng động có truyền thống kinh tế thị trường từ rất lâu đời, nếu không có sự kiềm hãm của bộ máy quan liêu thì sự phát triển thịnh vượng của nó chắc chắn đã vượt xa hiện tại.
Nói vậy không có nghĩa là không có chính quyền thì tốt hơn là có chính quyền. Do chúng ta không thể không có chính quyền, nên chúng ta đành phải chấp nhận một mức phát triển tương đối chậm chạp. Điều may mắn là hơn 30 năm đổi mới, chính quyền đã từng bước bãi bỏ các quy định kiềm hãm sức sống của thành phố. Và mỗi một bước phát triển của thành phố đều gắn liền với quá trình bãi bỏ này. Có thể nói rằng “công lao” của chính quyền đối với sự phát triển thành phố không phải là làm những việc tốt gì cho dân mà là bỏ dần những việc xấu. Rất tiếc, sau những nhà lãnh đạo như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, không một nhà lãnh đạo nào ở TP.HCM nhận thức được điều này.
Gần 400 năm trước, Sài Gòn được hình thành trong một bối cảnh đặc biệt của lịch sử. Sau khi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gã con gái của mình là công chúa Ngọc Vạn cho quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II theo lời cầu hôn của vị quốc vương này vào năm 1620, 3 năm sau, quốc vương Chân Lạp đã cho nhạc phụ mình mượn 2 địa điểm là Kas Krobei và Brai Kor (đều thuộc Sài Gòn ngày nay), để lập 2 trạm thu thuế. Sau đó, triều đình Chân Lạp tặng luôn vùng đất này và lần lượt cả vùng đất Nam bộ cho các Chúa Nguyễn để trả ơn cho các Chúa Nguyễn bảo vệ triều đình Chân Lạp. Vùng đất này triều đình Chân Lạp chưa bao giờ cai quản trong thực tế. Và trong thực tế, người Việt đã đến đây (cùng với số ít người Khmer và người Hoa) sinh sống từ lâu trước khi Chúa Nguyễn đến tiếp quản.
Nêu chi tiết lịch sử đó để thấy, thoạt kỳ thủy các bậc “tiền hiền” của người Sài Gòn không sống “dưới sự cai trị” của chính quyền mà chính quyền ra đời là nhằm bảo vệ sự làm ăn sinh sống của họ. Sau các Chúa Nguyễn, triều đình nhà Nguyễn đối với Sài Gòn và Nam bộ cũng trên tinh thần đó. Thời Pháp thuộc, do Nam Kỳ là thuộc địa nên người dân nơi đây được hưởng các quyền tự do dân chủ và hoạt động thương mại gần như người chính quốc. Thời VNCH, dù đất nước trong tình trạng chiến tranh, Sài Gòn vẫn là Hòn ngọc viễn đông và người Sài Gòn gắn cuộc sống của mình với kinh tế thị trường suốt hai mươi năm. Lịch sử tạo nên tính cách của người Sài Gòn.
Người Sài Gòn dựa vào chính mình, nên họ sống khoan dung. Họ không cần chính quyền làm điều tốt cho họ, nhưng họ bao giờ cũng biết ơn những ai trả lại cho họ những gì vốn là của họ. Họ biết ơn ông Võ Văn Kiệt không phải vì ông mang cơm áo gạo tiền gì đến cho họ mà đơn giản chỉ vì họ biết ông là người đầu tiên quyết xóa ngăn sông cấm chợ để cho lương thực và hàng hóa được lưu thông. Họ biết chứ, ngăn sông cấm chợ không phải do trời tạo ra mà là điều xấu do chính quyền tạo ra, nhưng bỏ điều xấu đó đi là họ biết ơn rồi. Các nhà lãnh đạo chớ có kiêu ngạo nhé, là người Sài Gòn khoan dung cho các vị đấy, chứ bỏ một điều xấu do chính mình tạo ra thì ơn nghĩa gì !
Người Sài Gòn không cho mình tốt hơn, cũng không thấy mình xấu hơn người các địa phương khác. Bởi vậy họ không kỳ thị, không dị ứng với đồng bào từ các nơi khác đến sống ở Sài Gòn. Một thời gian dài có sự kỳ thị đối với đồng bào “nhập cư”, đó là sự kỳ thị từ chính quyền chứ không phải từ người dân Sài gòn. Người Sài Gòn chấp nhận mọi sự khác biệt.
Trong mọi chế độ chính trị, sự nghèo khổ và các tệ nạn truy cho cùng đều do chính quyền gây ra. Cũng như các địa phương khác, Sài Gòn còn nhiều tệ nạn, nhiều trộm cướp và không ít kẻ bất lương, nhưng người Sài Gòn không đổ lỗi cho chính quyền. Họ luôn luôn sẵn sàng hậu thuẫn chính quyền trong thi hành công vụ để giảm tệ nạn, giảm phiền nhiễu, nhưng họ rất ghét việc chính quyền giành thành tích cho “hệ thống chính trị” còn tệ nạn thì đổ lỗi cho dân.
Các nhà chính trị muốn “chơi” với người Sài Gòn thì nên khiêm tốn. Người Sài Gòn không đao to búa lớn, họ dị ứng với các khẩu hiệu “Ra sức”, “Tăng cường”, “Quyết tâm”, “Đẩy mạnh”, “Siết chặt”… Người Sài Gòn không thích ai dạy dỗ người khác về đạo lý, về văn hóa, về lý tưởng. Người Sài Gòn không muốn làm “đầu tàu”, không muốn trở thành “trung tâm”, không cần “cơ chế đặc biệt”, họ chỉ cần tháo bỏ các rào cản, bãi bỏ các quy định phiền phức gây khó khăn cho việc làm ăn sinh sống bình thường của mình.
Dù chính quyền mang đến nhiều tai ương, tai ương lớn nhất là cuộc “đánh tư sản” sau năm 1975 đã triệt tiêu sức sống hàng trăm năm của thành phố và để lại những di hại hết sức nặng nề, nhưng người dân bỏ qua những lỗi lầm của chính quyền trong quá khứ để hết lòng ủng hộ chế độ đã vì dân, vì sự hồi sinh của của đất nước mà tiến hành công cuộc Đổi Mới. Người dân cần sự bình an để giữ thành quả lao động của chính mình, họ không có ảo tưởng đổi đời.
Chuyện về người Sài Gòn cũng là chuyện của người Việt chúng ta.
Câu hay nhất bài này là câu kết: Chuyện về người Sài Gòn cũng là chuyện của người Việt chúng ta. Càng ngẫm lại càng đau.
Trả lờiXóaNhắc lại quá khứ càng thêm đau lòng, Sài gòn hiện nay không còn dân bản xứ nữa! Đa phần dân bên thắng cuộc từ phương Bắc vào còn lại dân các tỉnh đến lập nghiệp sau nầy.Dân Sài gòn lần lượt ra đi thời thuyền nhân khi xưa đến đi tản giáo dục bây giờ...
Trả lờiXóa