Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Chuyện hy hữu: GIÁO SƯ 87 TUỔI ĐÃ 17 NĂM CHƯA ĐƯỢC LƯƠNG HƯU

Ảnh thầy (bên phải) và một sư huynh khoá 8.

Lời dẫn: Ảnh trên là Giáo sư Nguyễn Kim Đính, năm nay 87 tuổi và một học trò Khóa 8 - Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội. Khóa 8 có các giáo sư: Nguyễn Phú Trọng, Ngô Đức Thọ, nhà báo Dương Đức Quảng, nhà thơ Vũ Duy Thông... Giáo sư Nguyễn Kim Đính về hưu cách đây 17 năm. Ông đã nhiều năm làm Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội danh giá, là một người Thầy hiền từ được các đồng nghiệp và học trò các thế hệ ngưỡng mộ và tôn kính. Giáo sư Nguyễn Kim Đính là chuyên gia hàng đầu về văn học Nga.

Về đời tư, Giáo sư Nguyễn Kim Đính không lập gia đình. Ông sống lặng lẽ như một nhà hiền triết, vượt khỏi vòng danh lợi đời thường, chỉ biết đến chuyên môn và học trò mà không ngó tới xuân thu thời cuộc. Ông cũng không phải là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyện 17 năm nay ông chưa nhận được lương hưu, mãi đến trưa nay, ông mới nói cùng học trò của ông là PGS.TS Phạm Quang Long. Ông Phạm Quang Long cũng là Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn gần trọn một nhiệm kì (từ 1992 đến 1996), Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (từ 1996 đến 2001), Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005), Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (2005-2013)… 

Xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Phạm Quang Long về câu chuyện hy hữu này:

Phạm Quang Long
16h00 ngày 08-10-2018

Thầy tôi

Hôm nay mấy thầy trò tôi ngồi với nhau trong một buổi sáng mùa thu, cùng nhớ về những kỷ niệm của một đời về khoa, thầy cô và bè bạn. Có chuyện này tôi không thể không kể. Đã xin phép thầy rồi nên kể vắn tắt như sau:

Năm 2001 thầy nghỉ hưu. Lúc đó tôi đã rời trường nên không biết cụ thể do lý do gì mà 17 năm nay thầy chưa nhận một đồng lương hưu nào. Thầy bảo hôm nhận quyết định thấy ghi mỗi tháng thầy được nhận hơn 900.000 đ nên nghĩ lúc nào làm thủ tục nhận cũng được.

Rồi ở nhà không ai hỏi chuyện tiền nong nên thầy cũng quên. Tiền tiêu vặt, các em, các cháu thầy thường bỏ túi cho thầy nên thầy cũng không thấy thiếu. Mà thầy có tiêu gì đâu nên không để ý nữa. Cứ thế nó qua đi gần 20 năm.

Gần đây em thầy hướng dẫn luận án cho một cô làm về bảo hiểm. Khi biết chuyện, cô ấy bảo để cô ấy hỏi cho. Bảo hiểm quận xác nhận thầy chưa lĩnh lương hưu nên bảo thầy làm đơn xin nhận. Thầy đã viết đơn, họ đã xác nhận, tính toán thì biết thầy được truy lĩnh 17 năm, được khoảng 870 triệu.

-Thế lương anh bao nhiêu mà thấp thế? Một thầy khác hỏi.

-Mình lương GS, hệ số 6,4 lúc nghỉ.

-Rất thấp. Bình quân mỗi năm trên dưới 50 triệu, vị chi hơn 4 triệu một tháng. Một thầy bình.

-Hồi ấy lương có thế thôi. Mình còn không nghĩ là được truy lĩnh nữa cơ. Chỉ nghĩ, mình còn sống vài năm nữa, nếu được lĩnh vài năm, cũng đủ lo hậu sự cho mình. Được truy lĩnh còn có tiền uống bia nữa chứ. Thầy cười.

-Thế bao giờ thầy được lĩnh?

-Chưa biết. Mình đã gửi đơn lên thành phố theo hướng dẫn. Họ đã xác minh. Từ ngày nghỉ mình chưa xuất cảnh, không bị kỷ luật, vẫn còn hộ khẩu ở trường. Đấy là điều kiện cần để được truy lĩnh.

-Sao thầy phải khai những thứ ấy? Quyền lợi của mình thì mình hưởng. Những thứ ấy liên quan gì? Vị sư huynh hỏi.

-Mình thấy họ bảo khai thì khai thôi.

Nhìn thầy, tôi lại nhớ nhận xét của một thầy khác về thầy : “ Ông ấy là người giời”. Là Chủ nhiệm khoa nhưng không phải đảng viên, người ta vận động thầy vào Đảng, thầy bảo “tôi xin làm người cộng sản ngoài đảng”. Khi cấp trên yêu cầu thầy bảo vệ công trình tương đương để phong GS, thầy đã từ chối. Chúng tôi phải vừa vận động, vừa “ép buộc” là thầy làm việc này là vì khoa, vì chúng em thầy mới miễn cưỡng nhận lời. Hết lòng vì công việc, học trò. Gần gũi thầy mấy chục năm tôi luôn nhận được ở thầy tình cảm chở che, động viên, khích lệ, chia sẻ. Thầy vui vì những thành công của học trò và phiền lòng khi học trò làm gì sai trái.

Thầy là một trong những sư biểu của khoa Ngữ văn. Tôi rất mong ngày thày nhận lương hưu không phải để được uống bia của thầy mà để được chứng kiến người ta đã giải quyết chế độ cho thầy- một người giời giữa trần gian. 


__________________

Cập nhật, Chiều 09 - 10 - 2018:
Phạm Quang Long
Thêm chuyện mới về thầy

Cách đây ít phút, một đồng chí lãnh đạo thông báo cho tôi: “ anh em đã làm xong mọi chuyện cho thầy. Báo anh biết nhé”. 
 
Gọi cho thầy thì được biết : sáng nay BHXH quận đã đến nhà làm thẻ ngân hàng để chuyển tiền truy lĩnh và lương tháng cho thầy (884 triệu cho 17 năm, 8.310.000 đ/ tháng từ nay trở đi).

Xin cám ơn các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan liên quan đã giải quyết nhanh, có trách nhiệm. Sơ suất đã là chuyện ngày xưa, niềm vui của cách ứng xử đúng là điều làm chúng ta vui.
 
“Người giời” từ nay đã yên vui hơn giữa cõi đời.
 
Chắc hơn tháng nữa học trò sẽ được gặp thầy vui hơn trong ngày lễ trọng.

Xin cảm ơn những tình cảm và lo lắng của mọi người.
 
P/S: do tôi viết chưa rõ, có người đã hiểu lầm. Xin nói lại: BHXH quận, thành phố và BHVN đã làm tất cả để giải quyết chế độ cho thầy từ trước. Tôi chỉ là người biết chuyện từ hôm qua, mong mọi người thông cảm.
 

18 nhận xét :

  1. Quyền lợi chính đáng thì phải đòi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không bù cho bọn quan chức khi về hưu muốn cướp luôn nhà công vụ mặc dù quy định khi nghỉ hưu phải trả lại nhà cho nhà nước. thầy không hô khẩu hiệu "Học tập và làm theo..."

      Xóa
    2. Cần phải truy xét lỗi này là của ai? Nhà trường không làm sổ hưu cho thầy? Bảo hiểm không làm sổ hưu cho thầy? Hay có kẻ nào hại thầy, hoặc chiếm đoạt lương hưu của thầy?
      Làm sổ hưu cho thầy phải đủ qua các kỳ tăng lương hưu theo từng giai đoạn chứ không tính một mớ được!
      Đọc tin này thấy thương thầy quá! Bỏ sót thầy là kẻ ác tự tung tự tác!

      Xóa
  2. Tôi là độc giả . Thấy có nhận xét Thày là " người giời " . kể cũng xứng đáng . Tôi nể phục đạo đức của Thày . Tuy vậy , để hơn hai chục năm , Thày không nhận lương hưu mà không ai có ý kiến gì ( kể cả nhà trường )thì cũng là " Truyện rất lạ , vô cùng hy hữu " ...

    Trả lờiXóa
  3. Đừng ai quên làm thủ tục lĩnh lương hưu như thầy Đính . Những người thân xung quanh thầy cũng hơi lơ đãng .Chúc thầy mạnh khỏe .

    Trả lờiXóa
  4. thuong thay qua mot nguoi co tâm và tầm vuot ra ngoai su vi dai luon .....neu ai cung nhu thay thi cuoc song lam con nguoi đúng voi cac gia tri ma lam con nguoi can phai có

    Trả lờiXóa
  5. Tiếc, học trò Phạm Quang long đã không tìm hiểu sâu, lảy cho được cái gút của câu chuyện quá lạ. Cái gút ấy có lẽ là mức lương hưu 900.000 đồng. Mức ấy hẳn là không thỏa đáng, không đúng chế độ ? Biểu hiện của một tiêu cực nào đó nhằm vào cụ Nguyễn Kim Đính chăng ? Ví dụ một xúc phạm...Trừ phi cụ Nguyễn Kim Đính không muốn nói gì nữa. Cụ chấp nhận "xin", tức là cụ không cực đoan quá độ...Suy cho cùng, đây vẫn là việc coi rẻ con người, người càng người, như cụ Nguyễn Kim Đính, càng bị miệt thị...

    Trả lờiXóa
  6. Ô hô thày ơi. Con chưa được học thày giờ nào, nhưng sách của thày, bài giảng của thày con được đọc. Con khóc khi biết thày được hưởng lương hưu (dù chưa được nhận gần 20 năm rồi) 900.000 đồng một tháng, con khóc. Thày đúng là “người giời”. 900.000 đồng, chưa bằng một buổi “diễn thuyết” vô bổ của con với đám người vô dụng. Ôi “người giời” ơi, có lẽ thày cứ lĩnh 900.000 đ một tháng của một giáo sư khả kính (không phải đám giáo sư dốt nát thế hệ đàn em của con), thì thày thật sự đi vào lịch sử của nền giáo dục Việt Nam rồi. Ô hô, giáo sư vào loại giỏi nhất của một khoa to nhất của một trường to nhất nước được nhận 900 nghìn lương hưu một tháng quả là một điều kỳ lạ trong thời đại 4.0 này. Bà bán chè chén vỉa hè cạnh nhà con mỗi tháng kiếm 12 – 15 triệu thạy ạ. Hy vọng ông học trò Nguyễn Phú Trọng không biết chuyện này để khỏi phân tâmkhỏi những chuyện to tát. Ô hô, con khóc thày không phải vì thương thày, mà vì thương hại cho chính con, cũng chỉ là kẻ vô hồn vô cảm trong cuộc đời bạc bẽo này. Con đau lắm thày ôi vì biết mình vô dụng và bất lực! Ô hô! Du tai! Du tai!

    Trả lờiXóa
  7. Viết đơn xin nhận tiền của mình! Chưa bao giờ xã hội tươi đẹp như lúc này. BHXH của chế độ luôn tự coi thay mặt đảng ban lộc cho người nuôi họ. Nhân văn, đạo lý đến thế là cùng. Mọi thủ tục đều do định hướng của GS bạn học GS Đính.

    Trả lờiXóa
  8. Cụ Đính không phải bạn học của ông Trọng, mà là thày ông Trọng.

    Trả lờiXóa
  9. Đọc mà mà nước mắt cứ vàn ra! Kính chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Đểu cáng thay chế độ này!

    Trả lờiXóa
  11. Ông Gs Nguyễn Phú Trọng hãy bỏ ra một ngày hay một tuần để làm xong sổ hưu cho THÀY DẠY của ông là Giáo Sư Nguyễn Kim Đính rồi hãy trở về với cái ghế Chủ Tịch Nước và TBT của ổng .Như thế mới đúng với đạo làm trò !Ông Trọng có nghe tôi nói không ? Ông Trọng ơi!

    Trả lờiXóa
  12. Lương chưa lĩnh thì giờ lĩnh, sao lại phải làm đơn xin, sao lại phải chờ xác minh. Thủ tục gì lạ thế?

    Trả lờiXóa
  13. Chuyên ông Phạm Quang Long kể nói lên một sự thật là Chuyện không tử tế đã (và còn đang) xảy ra cả với những người quá tử tế! Núi kia ai đắp nên cao; Sông kia bể nọ ai đào nên sâu? Sự này nguồn gốc từ đâu?... Trái ngang đến thế đã nhiều hay chưa?

    Trả lờiXóa
  14. Tôn sư trọng đạo kiểu Cs ! May mà cụ NKĐ hãy còn tại thế !

    Trả lờiXóa
  15. Tôi có thể kể rất nhiều chuyện về GS Nguyễn Kim Đính, người thầy mẫu mực, vô cùng uyên bác văn chương đông tây kim cổ của chúng tôi (chứ không chỉ văn học Nga - Xô viết. Mà thôi. Riêng câu chuyện lương của thầy, tôi biết chút ít, xin phô cùng các bạn để rõ hơn.
    Sau khi một học trò trong nghề bảo hiểm đi tìm hiểu để giúp thầy, một hôm, ông Th., tổ trưởng dân phố gọi tôi sang hỏi: "Này, có cụ Đính khoa Văn đến giờ chưa có lương hưu, gần 20 năm rồi, ông biết không?". Tôi trả lời là để hỏi các em cụ xem sao đã, không nhẽ lại như vậy. Tôi liền gọi cho ông Ngh., nguyên Hiệu phó trường nhân văn. Ông Ngh. bảo, chuyện này trước đây dăm năm, trường đã 1 lần cử tôi đi hỏi thăm. Tôi gặp thầy, thầy bảo: "Ôi trời, chuyện vặt, không sao. Quan tâm làm gì". Tôi ra nhà ông Phan Ngọc (GS ngôn ngữ học là em rể GS Nguyễn Kim Đính) hỏi bà. Bà bảo: "Tôi cũng không rõ, tính anh ấy ít nói chuyện tiền nong". Theo kinh nghiệm, tôi đi lần tìm hộ khẩu của thầy thì thời ấy, hình như là hộ khẩu bìa tập thể nên sang trường
    ĐH Tự nhiên hỏi (khi chia trường, bên ấy phụ trách hồ sơ cũ). Tuyệt không tìm ra. Về lại hỏi thầy, thầy cười: "Quan tâm làm gì!". Rồi chuyện cũng trôi qua.
    Chúng tôi liền sang nhà thầy nhân dịp vợ chồng học trò từ Mỹ về thăm. Rắp tâm hỏi chuyện. Nhưng thế này mới là "người giời". Vui chuyện văn chương đương đại, thầy trò quên béng hết cả. Taxi về đến nhà, tôi nói với Ngh.: "Quên hỏi cụ cái vụ lương hưu rồi". Chúng tôi phá lên cười. Bà chị đi cùng nói: "Người giời hết rồi, chịu các chú". Hôm sau đi dạy về, thấy ông Trần H. chở thầy từ ngõ ra, tôi biết là chở thầy sang phường khai báo. Hôm sau, bảo hiểm vào nhờ ông tổ trưởng chứng nhận 3 việc: Không xuất cảnh lần nào từ 17 năm qua, có hộ khẩu ở KTX, không tranh chấp tài sản với ai.
    Việc tại sao vậy. Do cụ cũng như nhiều chúng tôi, ngán nhất là cái chuyện HÀNH LÀ CHÍNH. Bởi vậy họ chưa gọi thì không đi xin. Thế thôi. Còn giấy tờ cụ giữ rất cẩn thận. Nhà khoa học mà.

    Trả lờiXóa