Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

“ĐẠI SUY THOÁI 1929” CÓ XẢY RA VỚI TRUNG QUỐC NỮA KHÔNG?


LIỆU CƠN “ĐẠI SUY THOÁI 1929” 
CÓ XẢY RA VỚI TRUNG QUỐC NGÀY NAY KHÔNG? 

Trần Đình Thu
19-10-2018 
Bây giờ thì chúng ta luôn có thông tin mới mỗi ngày về cuộc chiến tranh này. Thậm chí không còn là mỗi ngày nữa mà có khi là mỗi vài tiếng đồng hồ, chúng ta lại có 1 tin tức mới.

Có cảm giác như chính phủ của Trump chỉ lo mỗi một việc là cuộc chiến với Trung quốc.

Và có cảm giác như nước Mỹ đang trong thời chiến.

Ai từng sống trong thời chiến tranh vào hồi trước 1975 thì biết cảm giác này.

Tin tức từ mặt trận liên tục dội về, dồn dập.


Bây giờ cũng như vậy.

Trump triển khai tấn công Trung quốc hầu như trên mọi mặt trận.

Vấn đề áp thuế thương mại bây giờ hết nóng rồi, vì nó là ngón đòn đã quá rõ.

Một chiến lược cô lập Trung quốc rộng lớn hơn về thương mại, có thể gọi tên là là chiến lược “thuốc độc” đang càn quét khắp thế giới. Nó bắt nguồn từ cách làm độc đáo trong hiệp định NAFTA mới (tên mới là USMCA) mà Mỹ ký với Mexico và Canada. Trong các điều khoản của NAFTA mới, có một điều khoản độc chiêu, đó là Mỹ cấm Mexico, Canada giao thương với Trung quốc.

Các nhà phân tích gọi đây là “điều khoản thuốc độc”.

Điều khoản thuốc độc đang được đem áp dụng khắp thế giới, ngay cả Việt Nam sắp tới đây. Hiện Việt Nam đã có sẵn hiệp định thương mại Việt - Mỹ, và chắc chắn nó sẽ được đàm phán lại theo hướng có “điều khoản thuốc độc”, cấm Việt Nam giao thương với Trung quốc.

Nhật, EU, Australia, Anh, Pháp, Đức… thậm chí cả Nga rồi cũng sẽ phải ký lại hiệp định thương mại mới có “điều khoản thuốc độc” này.

Nói tới đây tôi nhớ lại thời nhỏ mà có lẽ ai cũng từng gặp tình huống này. Trong mỗi xóm thế nào cũng có 1 tên bự con nhất xóm và 1 tên bự con nhì xóm. Hai tên này hay ganh đua nhau, và một hôm tên bự con nhì xóm nói xấu tên bự con nhất xóm chuyện gì đấy. Thế là tên bự con nhất xóm tức lắm, ra lệnh cho toàn bộ bọn trẻ trong xóm không được chơi với tên bự con nhì xóm ấy. Cho đến một ngày nọ bọn trẻ con thấy tên bự con nhì xóm buồn hiu lủi thủi một mình vì không có đứa nào chơi với nó.

Câu chuyện hiện nay của Mỹ và Trung quốc cũng tương tự như vậy. Mỹ sẽ cấm tất cả các nước trên thế giới chơi với Trung quốc. Đòn này sẽ có tác dụng ghê gớm hơn đòn áp thuế gấp ngàn lần. Không những doanh nghiệp nước ngoài ở Trung quốc kinh khiếp tháo chạy mà doanh nghiệp Trung quốc cũng sẽ bỏ xứ ra đi như dân Venezuela bỏ nước ra đi vậy.

Khi làn sóng doanh nghiệp tháo chạy như thế, tình hình tồi tệ sẽ lan đến nhiều lĩnh vực mà nghiêm trọng nhất là thị trường tài chính.

Tôi xin trích 2 đoạn bài báo “Cơn bán tháo trên TTCK Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng” đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn vào ngày hôm qua:

“Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bốc hơi 3.000 tỉ đô la vốn hóa trong sáu tháng qua kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh thương mại nhằm vào Trung Quốc. Làn sóng tháo chạy trên các thị trường tài chính Trung Quốc diễn ra giữa lúc các xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng gia tăng, làm dấy lên các lo ngại về việc viễn cảnh thị trường chứng khoán của Trung Quốc đang hướng đến sự sụp đổ”.

“Giữa lúc thị trường Trung Quốc chao đảo, một nhóm giáo sư kì cựu Trung Quốc gần đây tổ chức một diễn đàn ở Bắc Kinh với chủ đề ban đầu là: Liệu Trung Quốc nên dẹp bỏ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vào thời điểm diễn đàn được tổ chức, chủ đề được đổi lại là: Trung Quốc cần kiểu thị trường chứng khoán như thế nào.

Trao đổi tại diễn đàn, Liu Jipeng, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu thị trường chứng khoán thuộc Đại học Khoa học chính trị và luật Trung Quốc ở Bắc Kinh nói rằng, 100 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc đang rất bi quan về thị trường chứng khoán. “Các bạn có thể theo dõi mạng xã hội WeChat để biết mọi người đang bàn tán về việc liệu các nhà đầu tư Trung Quốc đã mất hết niềm tin về thị trường chứng khoán hay chưa”, Liu Jipeng nói”.

Tình hình nghiêm trọng tới mức như vậy đó các bạn ạ.

Như tôi nói trong một số bài trước, vì Trung quốc khéo che đậy sự thật nhưng tôi tin hiệu ứng domono đang xảy ra với nền kinh tế Trung quốc rồi.

Tôi nói thêm về hiệu ứng domido trong kinh tế. Nó chính là việc khủng hoảng này kéo theo khủng hoảng kia, tạo thành một chuỗi khủng hoảng và gây tác động rất kinh khiếp.

Vào năm 1929, thị trường chứng khoán phố Wall của Mỹ bị sụp đổ vì nền kinh tế Mỹ khi đó tính thị trường chưa cao, chính phủ còn can thiệp quá nhiều vào nền kinh tế, vì vậy cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do không hoạt động được. Có lẽ cũng tương tự như kinh tế Trung quốc (và Việt Nam) hiện nay. Khi thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ, nó tạo nên hiệu ứng domino, gây đổ sụp toàn bộ nền kinh tế. Lương của người lao động không đủ nuôi sống bản thân và gia đình họ. Vì vậy nạn đói bao trùm toàn nước Mỹ, từ thành thị đến nông thôn với tốc độ rất nhanh. Các nhà sử học ước tính có tới 7 triệu người Mỹ thiệt mạng trong nạn đói từ 1929 đến 1933 này. Các mô tả cho biết vào thời kỳ này, nhiều người dân Mỹ đi lang thang khắp nơi trong cảnh đói khát, chết gục trước thềm các cửa hàng bán thực phẩm mà không có tiền mua.

Trở lại với tình cảnh Trung quốc. Mới đây ông Trump đã so sánh chứng khoán Trung quốc hiện nay đã có những dấu hiệu như đại suy thoái Mỹ vào 1929. Tôi tin là những so sánh này của ông Trump là có cơ sở.

Liệu Trung quốc có rơi vào “đại khủng hoảng 1929” không? Và nếu như thế, liệu ông Tập Cận Bình có “hy sinh” nhân dân mình để quyết đấu với Mỹ tới cùng trong cuộc chiến sinh tử này không?

1 nhận xét :

  1. Chắc chắn là người dân TQ phải hy sinh thôi, chứ không lẽ đảng CSTQ lại lại chịu thua trước nhân dân à.

    Trả lờiXóa