Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ


TUYÊN BỐ 
VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ


Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ:
 tuyenboviecsudungndt@gmail.com

Ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, do Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Cao Hổ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND) hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.


Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hoá Điều 8 của Hiệp định trên bằng Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 19), theo đó kể từ ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành (tức ngày 12/10/2018), thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc (kéo dài trên 1450 km) được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng.

Khái niệm thương nhân không được định nghĩa trong Thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm khá tù mù về “thương nhân” và cư dân Việt Nam “có hoạt động thương mại” cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam. Trong những trường hợp cần thiết nhất thì cùng lắm chỉ có thể cho phép thanh toán qua ngân hàng bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi cho các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, nhưng hành văn mập mờ của Thông tư cho phép việc thanh toán bằng CNY cho hàng hoá và dịch vụ (có thể không phải hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu) trên lãnh thổ Việt Nam có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam một thời đã bị đô-la hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ. Với Thông tư 19, Ngân hàng Nhà nước đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải CHỐNG như đã chống đô-la hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ (các giao dịch thương mại trên một lãnh thổ có chủ quyền chỉ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, còn các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới có thể được thanh toán bằng đồng tiền thoả thuận qua hệ thống ngân hàng), mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự Nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.

Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi – các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự – đồng lòng tuyên bố như sau:

Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hoá và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung.

Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc.

Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Lập ngày 31 tháng 8 năm 2018
CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An.

Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ:
tuyenboviecsudungndt@gmail.com


DANH SÁCH CÁC HỘI TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐ
I – DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC :

1- Diễn đàn XHDS – TS khoa học Nguyễn Quang A đại diện

2- CLB Lê Hiếu Đằng – Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư Pháp TP.HCM làm đại diện

3- Ban vận động Văn đoàn độc lập- Nhà văn Nguyên Ngọc ký đại diện.

4- Diễn Đàn Bauxite Việt Nam- do GS Phạm Xuân Yêm đại diện

5- Hội Bầu Bí Tương Thân – Do ông Nguyễn Lê Hùng làm đại diện

6- Hội giáo chức Chu Văn An – Do ông Vũ Mạnh Hùng làm đại diện
II – DANH SÁCH CÁ NHÂN

1- Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đáo, Chủ nhiệm CLB LHĐ – Nha Trang


2- Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học – Hà Nội

3- Võ Văn Thôn – nguyên Giám đốc sở Tư Pháp TP. HCM – Sài Gòn

4- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn.

5- Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

6- Vũ Trọng Khải, PGSTS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp 2,Sài Gòn

7- Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn

8- Mai Thái Lĩnh – Nhà nghiên cứu, thành viên CLB Phan Tây Hồ - Đà Lạt

9- Trần Minh Thảo – Viết văn – Bảo Lộc, Lâm Đồng

10- Hồ Ngọc Nhuận – nguyên Phó CT. UBMT TQ TP.HCM – Sài Gòn

11- Nguyễn Thu Giang- Cử nhân Kinh tế, Luật sự, nguyên Phó GĐ sở Tư Pháp TP.HCM – Sài Gòn

12- Đào Công Tiến – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM – Sài Gòn

13- Kha Lương Ngãi – Nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

14- Tô Lê Sơn- Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn


15- Phan Lữ - Nhà thơ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

16- Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ Ưu Tú, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

17- Trần Minh Quốc – Giáo chức, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

18- Đinh Đức Long – TS Bác Sĩ – Sài Gòn

19- Lê Phú Khải - Nhà báo, thành viên CLB LH Đ - Sài Gòn

20- Lê Công Định- Luật sư, thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn.

21- Huỳnh Ngoc Chênh - Nhà báo, thành viên CLB LHĐ - Hà Nội

22- Nguyễn Thúy Hạnh - thành viên CLB LHĐ - Hà Nội

23- Đặng Bích Phượng - Hưu trí - Hà Nội

24- Nguyễn Huệ Chi – GS Ngữ văn – Hà Nội

25- Đặng Thị Hảo – TS Văn học – Hà Nội

26- Nguyễn Đình Nguyên – TS Y khoa – Austalia

27- Hoàng Dũng – GSTS – Sài Gòn
28- Nguyễn Đăng Hưng – Giáo sư đại học Liège vương quốc Bỉ - Sài Gòn

29- Nguyễn Thị Khánh Trâm – Hưu Trí – sài Gòn

30- Giáng Vân – Nhà thơ – Hà Nội

31- Như Quỳnh de Prelle – Vương Quốc Bỉ

32- Trịnh Đình Hòa – Hưu trí – Đống Đa, Hà Nội.

33- Nguyễn Thị Từ Huy- Ts Văn học Pháp và triết học chính trị - Sài Gòn

34- Phan Quốc Tuyên – Kỹ sư – Thụy Sĩ

35- Nguyễn Ngọc Sơn- Bác sĩ nghỉ việc - Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu.

36- Nguyễn Thị Bích Hoa- Nội trợ - Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu.

37- Võ Xuân Tòng – Nhà văn, hội viên HNV – Hà Nội

38- Phạm Toàn – Nhà nghiên cứu giáo dục – Hà Nội

39- Trần Bang – Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

40- Đỗ Như Ly – Kỹ sư, hưu trí – Sài Gòn

41- Dương Thị Tân – Công dân – Sài Gòn

42- Ngô Thanh Ngân – Kinh doanh – Hà Nội

43- Nguyễn Lân Thắng – Nhà hoạt động XH – Hà Nội

44- Lại Nguyên Ân – Nghiên cứu văn học – Hà Nội

45- Trần Tiến Đức – Nhà báo đọc lập, đạo diễn phim truyền hình và tài liệu – Hà Nội

46- Tuấn Khanh – Nhạc sĩ – Sài Gòn

47- Hà Quang Vinh – Hưu trí – TP.HCM

48- Hoàng Thị Hà – Hưu Trí – Hà Nội

49- Trần Hữu Quang – PGS-TS xã hội học – Sài Gòn

50- Trần Thế Việt – Nguyên bí thư thành ủy TP. Đà Lạt

51- Nguyễn Xuân Thọ- Kỹ sư truyền thông – CHLB Đức

52- Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập – Hà Nội

53- Hoàng Cường – Kỹ sư giao thông – Hà Nội

54- Phan Thị Hồng – Giáo viên hưu trí- Đà Nẵng

55- Đoàn Khắc Xuyên- Nhà báo – Sài Gòn

56- Đỗ Thành Nhân – MBA, tư vấn đầu tư – Quảng Ngãi

57- Nguyễn Trung Dân – Nhà báo, nguyên trưởng chi nhánh xuất bản Hội Nhà Văn Phía Nam.

58- Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu – Hải Phòng

59- Nguyễn Thành Nga – Bác sĩ – Bà Rịa, Vũng Tàu

60- Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng- Nhà văn, nguyên GSTS Kinh Tế, ĐH Laval - Quebec, Canada.

61- Phan Thị Hoàng Oanh- TS Hóa Học – Sài Gòn.

62- Thùy Linh – Nhà Văn – Hà Nội.

63- Vũ Ngọc Tiến – Nhà văn – Hà Nội

64- Mai Văn Tuất - Định cư tại California, Mỹ

65-Lê Thị Thanh Bình- Doanh nhân – CHLB Đức

66- Lâm Quang Mỹ - TS, nhà thơ, dịch giả

67- Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam

68- Trần Thanh Vân – Kiến trúc sư – Hà Nội

69- Lê Văn Tâm, - Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

70- Nguyễn Xuân Diện – Tiến sĩ – Hà Nội

71-Vũ Hồng Ánh – Nghệ sĩ Violoncelle – Sài Gòn

72- Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp

73- Phạm Duy Hiển ( Phạm Nguyên Trường) – Dịch giả - Vũng Tàu

74- Cao Lập - Hưu Trí – Hoa Kỳ

75- Nguyễn Văn Đức – Lao động tự do – Sài Gòn

76- Nguyễn Đào Trường – Hưu trí – Hải Dương

77- Huỳnh Sơn Phước – Nhà báo, nguyên PTBT báo Tuổi Trẻ - Hội An

78- Hà Trọng Tấn – Thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

79- Đặng Quốc Tuấn – Kỹ thuật viên – Hà Nội

80- Phạm Văn Hiền- Chuyên viên trường CT Tô Hiệu HP đã nghỉ hưu - Hải Phòng

81- Mai vệ - Nguyên GĐ quản lý đường bộ Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột.

82- Nguyễn Đức – Giảng viên ĐH Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột.

83- Nguyễn Hồng – Giáo viên cao đẳng sư phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột.

84- Nguyễn Thị Kim Ngân – Giáo viên trung học Sư Phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột

85- Nguyễn Trí – Nhà văn, cựu chiến binh – Đăk lăk, Buôn Ma Thuột.

86- Trần Hằng – Nhà báo Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột

87- Uông Đinh Đức – Hưu trí – TP. HCM

88- Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt.

89- Vũ Ngọc Lân – Kỹ sư luyện kim – Hà Nội

90- Vũ Thư Hiên – Nhà văn – Pháp

91- Hoàng Lê Thanh – Hưu Trí – Đà Nẵng

92- Hà Sĩ Phu – Tiến sĩ sinh học, CLB Phan tây Hồ - Đà Lạt

93- Trần Thị Kim Phụng – Nội trợ - Sài Gòn

94- Lê Văn Oanh – Kỹ sư xây dựng – Hà Nội

95- Mã Lam – Nhà Thơ – Sài Gòn

96- Lê khánh Luận- Tiến sĩ, nguyên GV ĐH Kinh Tế TP.HCM – Sài Gòn

97- Võ Văn Tạo – Nhà báo – Nha Trang

98- Nguyễn Văn Kết – Cán bộ hưu trí, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

99- Nguyễn Sĩ Kiệt – TS KH KT, hưu trí – TP.HCM

100- Nguyễn Nguyên Bình – Nhà Văn – Hà Nội

101 – Trần Đức Quế - Chuyên viên hưu trí – Hà Nội.

102 – Trần Đình Sử - GS Ngữ văn – Hà Nội

103- Đào Văn Tùng – Cán bộ nghỉ hưu – Tiền Giang, Mỹ Tho

104- Nguyễn Văn Nghi – Tiến sĩ – Hà Nội

105- Tiêu Dao bảo Cự - Nhà văn tự do – Đà Lạt

106- Võ Thị Hảo – Nhà văn tự do – CHLB Đức

107- Phùng Thị Ly – Thạnh Hóa, Long An

108- Lư Văn Bảy – Cựu TNLT – Kiên Giang

109 – Trần Thị Ngọc Anh – Cựu TNLT – Bà Rịa, Vũng Tàu

110- Ca Dao – Nhà báo – Pháp

111- Vũ Phương Chiến – Lao động – CHLB Đức

112- Hà Dương Tuấn – Việt kiều – Pháp

113- Phạm Hồng Hà – Cán bộ nghỉ hưu – Nghệ An

114- Chu Anh Tuấn – Công dân VN – Vũng Tàu

115- Đinh Nguyện Yến – Công dân VN

116- Dương Quang Trung – Công dân VN – Phan Thiết

117- Tôn Quang Trí - Nguyên phó giám đốc sở Công Nghiệp tp. Hồ Chí Minh

118-Đào Tiến Thi- Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hôi ngôn ngữ học Việt Nam - Hà Nội

119- Vũ Công Minh – Cử nhân tài chính – Hải Dương

120- Nguyễn Khắc Mai – Hưu trí - Hà Nội

121- Trần Hoàng Minh – Công dân VN – Thanh Xuân, Hà Nội

122- Vũ Thái Ngọc Đinh – Tư vấn tài chính – Thanh Xuân, Hà Nội.

123-Thiều Thị Tân Daniele - Cựu tù Côn Đảo , thành viên CLB Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

124- Tống Văn Công – Nguyên TBT báo Lao Đông – Hoa Kỳ.
125- Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, nguyên cán bộ công an – Hà Nội

126- JB Nguyễn Hữu Vinh – Nhà báo tự do – Hà Nội

127- Lê Mai Đậu – Hưu trí – Hà Nội

128- Ngô Văn Hiền – Kỹ sư XD – Sài Gòn

129- Nguyễn Ngọc Thạch – Hưu trí – Sài Gòn

130- André Menras Hồ Cương Quyết – Nhà giáo Pháp - Việt

131- Triệu Sang – Thương phế binh VNCH – Sóc Trăng

133- Nguyễn Quý Thắng – Bác sĩ – Hà Nội

134- Đáo Minh Châu – Tư vấn độc lập – Hà Nội

135- Ngô Thị Kim Cúc – Nhà văn, nhà báo – Sài Gòn

136- Nguyễn Thị Hạnh – Hưu trí – TP.HCM

137- Trần Ngọc Sơn – Kỹ sư – Pháp

138- Nguyễn Thanh Hằng – Dược sĩ Pháp

139- Chu Văn Keng – Berlin, CHLB Đức

140- Vũ Thế Cường – TS cơ khí – CHLB Đức

141- Nguyễn Thị Hiền – CHLB Đức

142- Linh Hoàng – Hưu trí – Canada

143- Huỳnh Nhật Hải – Hưu trí – Đà Lạt

144- Huỳnh Nhật Tấn – Hưu trí – Đà Lạt

145- Vũ Thành Sơn – Nhà văn – Sài Gòn

146- Đoàn Công Nghị - Công dân VN – Nha Trang

147- Thiếu Khanh – Nhà Thơ- Dịch giả - Sài Gòn

148- A Đình Trọng – Nhà văn, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

149- Trần Xuân Hoài – Công dân VN – Hà Nội

150- Trương Minh Sâm – Nội trợ - Đồng Nai

151- Nguyễn Đình Cống – Giáo sư – Hà Nội

152- Trần Kế Dũng – Austalia

153- Hà Văn Thùy – Nhà văn – Sài Gòn

154-Nguyễn Hồng Khoái – GĐ công ty TNHH Tư vấn phát triển doanh nghiệp KN – Hà Nội

155- Khổng Hy Thêm – Kỹ sư điện – Khánh Hòa

156- Nguyễn Thiết Thạch – Lao động tự do – Sài Gòn

157- Ngô Thị Thứ - Nhà giáo về hưu – Sài Gòn

158- Nguyễn Minh Toàn – Giáo viên – Hà Nội

159- Chu Sơn – Nhà thơ tự do – Thủ Đức , TP.HCM

160- Nguyễn Thị Kim Thoa – Thủ Đức, TP.HCM

161-Lê Phước Dạ Đăng – Làm thơ – Sài Gòn

162- Uông- Nguyễn Thị Xuân Hương – Thụy Sĩ.

163- Phạm Hải – Biên kịch , đạo diễn, nhà sản xuất phim – TP.HCM

164-Nguyễn Việt – Công dân VN – TP.HCM

165- Phan Loan – Công dân VN – TP.HCM

166- Nguyễn Vinh – Công dân VN- TP.HC<M

167- Nguyễn Ly – Công dân VN –TP.HCM

168- Nguyễn Tấn Lộc – Làm tự do- Khánh Hòa

169- Nguyễn Tâm- Kỹ sư cơ điện –TP.HCM

170- Hoàng Minh Tường – Nhà văn – Hà Nôi

171- Huỳnh Thu Nguyên – Kỹ sư, hưu trí – Austalia

172- Hồ Quang Huy – Kỹ sư đường sắt – Nha Trang

173- Nguyễn Trọng Hoàng – Bác sĩ – Paris, Pháp

174- Nguyễn Văn Tạc- Giáo học hưu trí – Hà Nội

175- Cao Thị Vũ Hương- Nguyên giáo viên trường đại học Tài Chính, nguyên cán bộ NH – Hà Nội

176- Phan Hồng Hiên- Chưa chấp nhận huy hiệu 50 tuổi đảng – Sài Gòn

177- Tô Oanh – Giáo viên THPT nghỉ hưu – Bắc Giang

178- Nguyễn Đắc Thắng – Kỹ sư hóa học – Gienève, Thụy Sĩ

179- Chí Thảo – Nhà báo – Sài Gòn

180- Trương Minh Nghiêm – Hưu trí – Sài Gòn

181- Đoàn Huy Chương – Cựu TNLT

182- Nguyễn Quang Minh – Kinh doanh – Sài Gòn

183- Trần Văn Tòa – Công nhân

184- Nguyễn Hữu Đổng – TS Kinh tế, PGS chính trị học, giáo viên – Hà Nội

185- Võ Văn Quyết – làm tại NH Vietinbank – Nghệ An

186- Nguyễn Đức Quỳ - Cựu giáo chức – Hà Nội

187- Trần Thập Nhất – Công dân VN

188- Phạm Xuân Hòa – Công dân VN – Hà Nội

189- Song Chi – Thạc sĩ điển ảnh và truyền hình, nhà báo tự do – Leeds, UK.

190- Nguyễn Anh Thư – Hưu trí – Hải Dương

191- Nguyễn Lệ Uyên – Nhà văn – Sài Gòn.

192- Đỗ Thịnh – Hưu trí – Hà Nội

193- Hinh Dinh – Kinh tế gia – Hoa Kỳ

194- Vũ Quý Khang – Công nhân – Hoa Ký

195- Hoàng Thị Như Hoa – Bộ đội xuất ngũ – Thanh trì, Hà Nội

196- Phan văn Hiến – Nhà giáo nghỉ hưu – Hà Nội

197- Nguyễn Quang Vinh – Sĩ quan QĐ nghỉ hưu – Hà Nội

198- Nguyễn Thị Thanh Xuân – PGS-TS ngữ văn, nghỉ hưu – Sài Gòn.

199- Hoàng Văn Hưng – Hội viên hội mỹ thuật và hội nhà văn SG – Nha Trang, Khánh hòa.

200- Đỗ Thị Minh Hạnh – Cựu TNLT – Lâm Đồng

201- Nguyễn Kim Môn – Công dân VN – Hà Nội

202- Hồ Sĩ Hải – Kỹ sư, cán bộ về hưu – Hà Nội

203- Nguyễn Văn Trợ - Công dân VN – TP.HCM

204- Đặng Trường Lưu – Họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật – Hà Nội

205- Nguyễn Trọng Việt - Kỹ sư Thủy Lợi, hưu trí – Hà Nội

206- Thái Quang Sa – Kỹ sư, hưu trí – Hà Nội

207- Lý Đăng Thạnh – Người chép sử - Sài Gòn

208- Hiền Phương – Nhà văn – TP.HCM

209- Hoang Van Tran – Toronto , Canada

210- Phạm Hoàng Phiệt – GS Y học, hưu trí – TP.HCM

211- Nguyễn Mai Chung – Công dân VN – Sài Gòn

212- Nguyễn Hồi Thủ – Cali, Mỹ

213- Hoàng Thanh Linh – Th. S, Giáo viên ĐH – TP.HCM

214- Nguyễn Ngọc Sẵng – Tiến Sĩ – Arizona – Mỹ

215- Truong The Ky – Hưu trí – CHLB Đức

216- Hoàng Minh Tuấn – Hưu trí – Sài Gòn

217- Đỗ Đăng Liêu - Adelaide, Austalia

218- Bửu Nam – PGS.TS – Huế

219- Hồng Minh Quang - Nhân viên kinh doanh cty liên doanh bột Quốc Tế - Sài Gòn

230- Dương Quốc Huy – Cựu chiến binh – Hà Nội

231- Nguyễn Hòa – Bác sĩ – Austalia

232- Quang Hà – Giảng viên – Austalia

233-Trần Viết Tuyên – Kiến trúc sư – CHLB Đức
234- Lê Thị Kiều Oanh – Nội trợ - Sài Gòn

235- Kiều Việt Hùng – Kiến trúc sư – Ninh Bình

236- Phan Thach Bich- Hưu trí – TP.HCM

237- Nguyễn Hoàng Hưng – Kỹ sư Xây dựng – Hà Nội

238- Trần Việt Thắng – Kỹ sư – Hà Nội

239- Vũ Tuấnh – TS Điện tử và kỹ thuật thông tin, BCH Hội doanh nghiệp VN tại CHLB Đức.

240- Vũ Đức Trinh – Chuyên gia- Thụy Sĩ

241- Nguyễn Quang Nhàn – CB hưu trí – Đà Lạt

242- Bùi kế Nhãn – Cựu TNXP, Cựu chiến binh – Vũng Tàu

243- Nguyễn Công Thắng- Nhà giáo, nhà báo – Sài Gòn

244- Nguyễn hải Sơn – Công nhân – CHLB Đức

245- Vũ Tuấn – GS toán – Hà Nội.
246- Đại Nghĩa – QĐQL VNCH, cựu tù cải tạo Gia Trung

247- Nguyễn Ngọc Xuân – Nông dân – Bà Rịa, Vũng Tàu

248- Đào Đình Bình – Kỹ sư, hưu trí – Hà Nội

249- Nguyễn Văn Tiến – hưu trí – TP.HCM

250- Do Tuyen Quang- Kỹ Su - Seattle, Washington

251- Vinh Anh – CCB – Hà Nội

252- Vũ Văn Hiền – Công dân VN – Hoàn Kiếm, Hà Nội

253- Ngụy Hữu Tâm – Dịch giả - Hà Nội

251- Trần Hưng Thịnh – hưu trí – Hoàng Mai, Hà Nội

255- Ngo Kim Dung – bác sĩ nghỉ hưu – Pháp

256- Lê Đức Quang – TS, giảng Viên – Huế

257- Nguyễn Thị Thủy Linh – Nội trợ - Việt Nam

258- Nguyễn Thị Thu Lan – Buôn bán – Sài Gòn

259- Nguyễn Thị Thu Lê – Buôn bán – Sài Gòn

260- Nguyễn Thành Long – Buôn bán – Sài Gòn

261- Lê Quang Thắng – Kiến trúc sư – Hà Nội

262- Phạm Minh Đức – Kỹ sư cơ khí – Hà Nội

263- Nguyễn Lê Tuấn – Kiến trúc sư – Lausanne, Thụy Sĩ

264- Phạm Phú – Kỹ sư – CA, USA

265- Nguyễn Văn Dũng – CHLB Đức

266- Nguyễn Hoàng Phiệt – Kinh doanh – TP.HCM

267- Nguyễn Thi – Làm tại báo nguoivietxaque.info – CH Séc

268- Hoàng Minh Xuân – Làm báo – Sài Gòn

269- Bui Viet Dung – Kỹ sư – Sài Gòn

270- Hoàng Xuân cảnh – Kế toán trưởng – Thái Bình

271 – Phạm Văn Nam – Cựu chiến binh – Hà Nội

272- Trần Kim Thanh – Hưu trí – Hà Nội

273- Ngô Văn Phương – Hưu trí – TP.HCM

274- Võ Quang Tu – Hưu trí – Canada

275- Nguyễn Minh Tiến – Công dân VN

276- Hanh Tran – Thủ thư – Austalia

277- Minh Trần - plumber – Austalia

278- Phuong Tran – Paris, Pháp

279- Hồ Uy Liêm – Cán bộ khoa học hưu trí – Hà Nội

280- Trần Ngọc Hùng – Công nhân – Sài Gòn

281- Nguyễn Thị Túy Vân – Nội trợ - TP.HCM

282- Hoàng Vũ – Công nhân – Mỹ

283- Nguyễn Đức Nhuận – GĐ trung tâm nghiên cứu SEDET CNRS/ Universie – Paris, Pháp.

284- Nguyễn Phước Long – Hưu trí – TP.HCM

285- Quang Vinh – Chuyên viên tin học – Rome, Italia.


12 nhận xét :

  1. Ôi trời ơi - chúng bán chủ quyền tiền tệ quốc gia cho chính kẻ thù đang xâm lược biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Trọng ơi là trọng ơi.

    Trả lờiXóa
  2. Nói cho gọn : Hành vi bán nước

    Trả lờiXóa
  3. Sử dụng nhân dân tệ là hành động Hán hóa dân tộc Việt Nam quá rõ ràng rồi, tạo điều kiện thuận lợi để tương lai gần dùng tiền Tàu trên toàn quốc. Đây là âm mưu nhập Tống. Tôi kịch liệt phản đối, cương quyết phản đối đến cùng. Mong các nhà trí thức và nhân dân cùng nhau lên tiếng phản biện.

    Trả lờiXóa
  4. 'Tôi đề nghị xét lại việc cho lưu hành tiền TQ ở VN'

    "Chủ quyền về tài chính, chủ quyền về tiền tệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng về chủ quyền kinh tế," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận với BBC về một quyết định của Nhà nước Việt Nam cho phép lưu hành đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc song song với đồng tiền Việt Nam tại các tỉnh biên giới giáp ranh với Trung Quốc.

    "Đấy là quyền kiểm soát về đồng tiền để thanh toán trong bất kỳ một nền kinh tế nào," nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm hôm 01/9/2018.

    "Và mọi chính phủ, mọi nhà nước đều hết sức nghiêm ngặt trong việc thực hiện chủ quyền này. Tôi hy vọng và tha thiết đề nghị là Quốc Hội và Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét về Thông tư 19 này."

    Theo chuyên gia về chính sách và quản lý kinh tế vĩ mô này, quyết định kể trên đến từ một thỏa thuận giữa hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam được ký kết ở cấp Bộ trưởng, và sau đó Thông tư của Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn thực hiện.

    "Điều này là trái với Hiến Pháp của Việt Nam. Hiến Pháp của Việt Nam chỉ cho phép trên lãnh thổ của Việt Nam chỉ có đồng tiền của Việt Nam [được lưu hành] mà thôi, còn ai chịu trách nhiệm, có lẽ sẽ là trách nhiệm của Quốc Hội, của Chính phủ xác định về việc này," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.

    https://www.bbc.com/vietnamese/media-45383117

    Trả lờiXóa
  5. Điều 55 khoản 3 hiến pháp VN quy định đồng tiền quốc gia là VND, việc chính phủ cho nhân dân tệ lưu hành trên đất VN là vi hiến

    Trả lờiXóa
  6. Tôi ủng hộ tuyên bố này. Nhưng cũng tiếc một điều các nhân sỹ trí thức mà soạn văn bản rất lủng củng, dài dòng. Ví dụ câu này: "Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam

    Trả lờiXóa
  7. Không cho bon Tàu nó sử dụng tiền Trung Quốc trên lãnh thổ VN thì nó in tiền Việt Nam giả, rồi đưa sang mua sắm còn khốn nạn hơn nhiều.
    Trung Quốc là nước rất có kinh nghiệm về việc in ấn phát hành tiền giả ra nước ngoài.
    Trước 1975 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam toàn dùng tiền giả của NHQG Việt Nam (tiền chính phủ Việt Nam Cộng Hoà) do TQ in xong và chuyển qua đường CamPuchia vào Miền Nam Việt Nam cho chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam sử dụng để mua lương thực thuốc men và vũ khí để trang bị cấp phát cho Quân GP đó thôi. Vào thơi kỳ 1970 loại tiền giấy 500000đ của VNCH có quá nhiều tiền giả. Chính quyền VNCH tuyên bố huỷ loại tiền mệnh giá 500000đ làm cho Quân GPMNVN chới với 1 thời gian dài mới có tiền giả khác của TQ đưa sang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có nguồn tin lâu nay Trung Quốc in tiền đồng rồi lấy tiền đó mua hàng của Việt Nam?

      Xóa
  8. -Luật ba đặc khu
    -cho phép lưu hành tiền tầu
    Đây là từng bước,từng bước thực hiện quyết định của hội nghị thành đô
    bà con ta hãy cảnh giác,và kiên quyết tẩy chay dùng tiền tầu trong thanh toàn
    tuy nhiên tôi tin rằng không cần ai bảo ai chắc chắn tiền tầu sẽ bị tẩy chay (cũng như toàn dân đã phản đối luật ba đặc khu )

    Trả lờiXóa
  9. Đả đảo bọn bán nước

    Trả lờiXóa
  10. Hành vi bán nước đã rõ ràng! Một lũ khốn nạn.

    Trả lờiXóa