Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

14h00 HÔM NAY: GẶP GỠ VÀ ĐỐI THOẠI VỚI GS HỒ NGỌC ĐẠI


Thư mời

Cà phê Gặp gỡ & Đối thoại với GS HỒ NGỌC ĐẠI
về Chủ đề : CỘNG CUỘC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN VÀ TRIỆT ĐỂ NỀN GIÁO DỤC

Vào lúc 14:30 chiều thứ 7, 22/09/2018
Quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, 03 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Chủ trì : Ths Nguyễn Quốc Vương

Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục phải xử lý hai việc:
1- Về nguyên lý lý thuyết
2- Về công nghệ thực thi
1. Nguyên lý lý thuyết là nguyên lý của đời sống xã hội:
-Đẳng cấp (Khổng Tử)
-Giai cấp (Marx)
-Cá nhân (hiện đại)
2. Công nghệ thực thi phải là một sức mạnh vật chất của thời đại:
1.0 – Máy hơi nước
2.0 – Máy nổ
3.0 – Máy tính
4.0 – Máy nghĩ
Mẫu – Môn Tiếng Việt lớp 1
1. Đối tượng của Môn học là vấn đề cốt lõi cả lý thuyết lẫn thực tiễn.
a- Chất liệu
b- Vật liệu
2. Công nghệ thực thi: Công nghệ giáo dục
Lưu ý phân biệt:
Tiếng Việt / Môn Tiếng Việt
Cả hai đều là các phạm trù triết học, ở một giai đoạn lịch sử cụ thể, có ngày có tháng.
Môn Tiếng Việt lớp Một là một Mẫu đã triển khai thực tiễn từ năm 1978, liên tục đến nay.
_______________________

Vài nét về diễn giả :


GS Hồ Ngọc Đại sinh ngày 3 tháng 4 năm 1936 là một nhà khoa học giáo dục người Việt Nam. Ông là con rể của tổng bí thư Lê Duẩn.

Năm 1968 ông theo học ngành Tâm lý học tại Liên Xô, Trường ĐHTH Moskva mang tên Lomonosov. Năm 1976 hoàn thành luận văn Tiến sĩ Khoa học về Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy Toán học cho học sinh cấp 1. Năm 1978, ông sáng lập ra Trung tâm Công nghệ Giáo dục (CGD) để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người (cả về lý thuyết lẫn thực tiễn).

Trong năm 2013, Bộ GD&ĐT có quyết định cho phép cuốn Tiếng Việt 1 của ông được áp dụng đại trà.

Quan điểm : 

Cần có một nền Giáo dục mới. Một nền Giáo dục buộc phải mới tận nguyên lý của nó. Một nền Giáo dục tất yếu phải trở thành sự cứu nguy cho dân tộc, nơi trẻ em là những Anh hùng Thời đại. Và một nền Giáo dục không bị thần bí hóa bằng lời hô hào "sáng tạo" suông. Mà là một nền Giáo dục công nghệ hóa, có thể triển khai theo cái mẫu được các nhà khoa học tạo ra bằng thực nghiệm.

Ông cũng là người ủng hộ thông tư 30 của Bộ GD & ĐT trong việc bỏ chấm điểm ở cấp độ Tiểu học. Ông khẳng định, bỏ chấm điểm cho bậc tiểu học là một chủ trương đúng. “Tôi hoàn toàn hoan nghênh chủ trương này. Bởi không chấm điểm thường xuyên mà trẻ con vẫn ham học, vẫn thích học chứng tỏ nội dung, phương pháp này đúng. Còn thực thi thế nào, hiệu quả ra sao thì phải đợi thời gian”. Từ lâu chúng ta quen với tư duy giáo dục cũ, lấy điểm số là chuẩn mực đánh giá học sinh, cho đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Dưới góc nhìn của người nhiều năm dành nghiên cứu giáo dục tiểu học, GS Đại cho rằng, đó là phương pháp đánh giá bên ngoài sự việc và gây ra một loạt tiêu cực như: chạy theo thành tích, học không thực chất, chạy điểm, giả dối.

Giải thưởng: 
 
Năm 2009 ông được trao Giải thưởng Phan Châu Trinh

5 nhận xét :

  1. Quan điểm của ông HNĐ: Một nền Giáo dục tất yếu phải trở thành sự cứu nguy cho dân tộc, nơi trẻ em là những Anh hùng Thời đại. Đây là quan điểm sản xuất các chiến binh dám cưa bom, đi trên mảnh chai và ăn cứt gà sát.

    Trả lờiXóa
  2. Thật tiếc vì không có điều kiện tới dự.
    Cũng rất tiếc vì ít thông tin về CNGD và việc dạy tiếng Việt ở lớp 1 CNGD, cũng như thiếu đối chứng với dạy tiếng Việt cho lớp 1 hiện hành.
    Không hiểu sao qua 4 thập kỷ đằng đẵng, Bộ chủ quan đã tổ chức thẩm định và phản biện thế nào mà cứ để "thực nghiệm" mãi thế? Lại còn mở rộng gần khắp nước nữa chứ!

    Trả lờiXóa
  3. Trần Thị Thảolúc 12:05 21 tháng 9, 2018

    Tôi muốn đi quá nhưng ko biết an ninh có cho vào không đây ?

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đã dự.
    Thành công chưa đạt mức như tôi mong muốn.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đã tới dự. Vào cửa tự do. Rất đông khách (so với những buổi "caphe thứ Bảy" trước đó.
    Nhưng... do không tìm hiểu khán giả và không biết họ chờ đợi gì, nên sự thành công không như tôi mong muốn.
    Đáng tiếc!

    Trả lờiXóa