Giờ tan học, cha mẹ đi đón con. Ảnh Tư liệu
Chương trình giáo dục và sách giáo khoa
thời Việt Nam Cộng Hòa
Trần Văn Chánh
27/10/2014
A. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC
I. CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
1. Chương
trình Tiểu học 1949
a. Tổng quát
Chương trình Tiểu học
Việt Nam đầu tiên được ban hành theo
Nghị định 4-NĐ/GD trong thời kỳ Quốc
gia Việt Nam dưới quyền Quốc trưởng
Bảo Đại, do Bộ trưởng Bộ Quốc gia
Giáo dục Phan Huy Quát ký ngày 27/8/1949.
Bậc Tiểu học 5 năm 5
lớp, xếp theo thứ tự từ thấp lên cao,
gồm: lớp Năm (tương đương lớp 1
sau này), lớp Tư (tương đương lớp 2),
lớp Ba (tương đương lớp 3), lớp Nhì
(tương đương lớp 4), lớp Nhất
(tương đương lớp 5).
Các môn học: Việt ngữ (Ngữ
vựng - Tập đọc và Học thuộc lòng - Văn
phạm, Chính tả và Viết tập - Tập làm văn),
Đức dục, Công dân giáo dục, Sử ký, Địa
lý, Khoa học thường thức, Toán pháp, Tập vẽ,
Thủ công, Hoạt động thanh niên và tổ chức
hàng đội tự trị, Thể dục, Học
hát-Tập kịch-Học nói, Họp lớp, Đi chơi,
Đi cắm trại, Trò chơi.
Chương trình này đã đánh
dấu một bước ngoặt tiến triển quan
trọng trong lịch sử giáo dục tiểu học
Việt Nam, trở thành căn cứ tham khảo cho
những chương trình tiểu học tiếp sau trong
thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Dưới đây là
“Chỉ thị chung” cũng do Bộ trưởng Phan Huy
Quát ký tại Hà Nội ngày 24/8/1949, ban hành như một
phụ bản kèm theo Nghị định 4-NĐ/GD nêu trên,
nội dung tuy có phần hơi rối rắm thiếu
mạch lạc nhưng cũng đủ cho thấy
chủ trương chính sách qua đó những phương
pháp của nền giáo dục mới đã được
chính thức đem ra áp dụng tại Việt Nam cho
bậc Tiểu học:
CHỈ THỊ CHUNG
Bậc tiểu học là căn bản
của nền quốc gia giáo dục.
Ngành tiểu học có nhiệm vụ
đào tạo những thế hệ thanh niên xứng
đáng của một nước độc lập.
Chương trình bậc tiểu
học đã soạn theo những nguyên tắc mới
để cho nền giáo dục thời nay được
phù hợp với sự tiến hóa
của dân tộc và tính cách độc lập của
quốc gia.
1) Tinh thần quốc gia.- Nêu cao tinh
thần quốc gia để khích lệ lòng ái quốc và
chấn khởi dân khí. Tinh thần quốc gia Việt Nam
ngày nay là tinh thần của một dân tộc biết
tự cường, tự lập, biết phấn
đấu để giành độc lập, biết kiên
quyết để giữ giang sơn Tổ quốc,
biết nỗ lực để ganh đua với
người ngoài trên con đường tiến hóa của
nhân loại.
2) Cưỡng bách giáo dục.- Muốn
đạt được mục tiêu nói trên, nền
tiểu học phải đi đến cưỡng bách
giáo dục. Bộ đang nghiên cứu để tìm các
phương tiện để dần dần thực
hiện được sự cưỡng bách giáo dục.
Vì lẽ đó, nên chương trình tiểu học không dành
một số giờ về môn Pháp ngữ.
3) Chuyển ngữ các môn trong
chương trình này là tiếng Việt, nên hạn tuổi
tối thiểu vào lớp Năm, là lớp đầu
bậc tiểu học, rút xuống 5 tuổi (trước
kia 6 tuổi). Như thế, trẻ con có thể 10 tuổi
đã học hết bậc tiểu học. Những
học trò nào có thể theo học bậc trung học
được thì 17 tuổi đã thi lấy bằng Tú tài.
So với nền trung học của các nước Âu
Mỹ, thì niên hạn ấy là tương đương,
và các học sinh xuất sắc sau này vào các trường
đại học cũng một loạt tuổi nhau
cả.
4) Lớp mẫu giáo.- Muốn cho
trẻ con trước khi vào trường tiểu học
đã được huấn luyện theo các phương
pháp khoa học, một lớp mẫu giáo sẽ thành
lập gần đây. Lớp ấy có mục đích là
đào tạo một số giáo viên các lớp mẫu giáo sau
này để thu nhận các trẻ con dưới 5
tuổi.
5) Thể dục.- Cho nền giáo
dục được hoàn toàn, chương trình bậc
tiểu học dành một địa vị quan trọng
cho môn Thể dục. Một tinh thần mạnh mẽ
trong một thân thể cường tráng mới mong gánh vác
nổi các công việc nặng nề kiến thiết
quốc gia.
Ngoài ra, sự chú trọng về
thể dục là sửa soạn một số thanh niên
để sau này cung cấp cho các trường quốc gia
võ bị có nhiệm vụ gây một quân đội
Việt Nam xứng đáng.
6) Ca nhạc.- Bí quyết của sự
thành công trong việc giáo huấn trẻ con là sự
hoạt động và vui vẻ. Vì lẽ đó, nên ngay
từ các lớp tiểu học, Bộ đã để
riêng một số giờ để dạy môn ca nhạc.
Trẻ con thường thích hát và lại nhớ dai,
những bài hát sẽ được lựa chọn, và
sẽ luôn luôn nhắc nhở cho chúng những điều
chúng cần biết để nuôi một tinh thần
quốc gia mạnh mẽ, một lòng tin vững chắc.
7) Tinh thần đoàn kết.- Một
dân tộc mà rời rạc thì tất nhiên yếu hèn, không
thể sinh tồn trong cái thế giới hơn
được kém thua này. Nghĩa đoàn kết là một
lợi khí tối quan trọng trong sự tiến triển
của một dân tộc. Học đường phải
giải thích cho trẻ biết nghĩa hợp quần.
Muốn cụ thể hóa nghĩa đoàn kết, việc
tổ chức tập đoàn sẽ là một điều
mới trong chương trình bậc tiểu học.
8) Học đường không có
nhiệm vụ chỉ giáo huấn trẻ con, rồi
để mặc chúng tự ý xoay xở lấy. Muốn
tránh những kết quả không hay do sự hiểu
lầm ấy gây nên, học đường cần
phải liên lạc mật thiết với gia đình,
để hướng dẫn học sinh vào các ngành chuyên
môn.
Để giúp vào công việc ấy,
sẽ lập những phiếu để ghi các
điều nhận xét về sinh lý, về khả năng,
về các điểm có liên can đến sức nảy
nở của đứa trẻ về các phương
diện.
9) Ngoài ra, nếu có thuận tiện,
sẽ đặt một học xưởng cạnh
mỗi trường học để học sinh có thể
hằng ngày trực tiếp tế nhận các hoạt
động của một tiểu công nghệ.
Hà
Nội, ngày 24 tháng 8 năm 1949
Bộ
trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục
PHAN HUY
QUÁT
b. Nội dung
chương trình
Chỉ xin ghi lại chương trình
Việt ngữ, Đức dục của lớp Năm,
lớp Tư và lớp Ba để có căn cứ so sánh
với những chương trình đến sau. Phần
giới thiệu đầy đủ hơn sẽ dành cho Chương
trình Tiểu học 1959-1960 (ở mục 2, dưới
kế tiếp), vì Chương trình 1959-1960 về căn
bản cũng tương tự chương trình này
nhưng lại được sử dụng ổn
định lâu dài trong suốt thời kỳ VNCH.
▪ Chương trình Việt ngữ
các lớp Năm, Tư, Ba (chỉ nêu tiêu biểu về phân
môn Tập đọc và Học thuộc lòng, và không chép
lại “Lời nói đầu”):
- Lớp Năm [tương
đương lớp 1 về sau]
Tập nhận và nhớ mặt
chữ quốc ngữ, đọc từng chữ một,
từng âm vận một, từng tiếng một, rồi
tới câu ngắn. Bắt đầu nửa năm học
về sau học trò đã biết đọc từng bài
ngắn. Cho học thuộc lòng những câu ca dao,
phương ngôn có ý nghĩa luân lý hoặc có tương
quan với chương trình Ngữ vựng, nhưng
phải là những câu hay và vừa sức hiểu của
học trò. Trong lúc học trò chưa biết đọc,
biết chép bài, thì ông giáo nên dùng thính giác và tập cho
học trò lắp đi lắp lại những câu nên
thuộc lòng.
- Lớp Tư [tương
đương lớp 2 về sau]
Tập đọc và học thuộc
lòng những bài hay và ngắn, có tương thích với
chương trình Đức dục và Ngữ vựng,
những bài quốc ca, ca dao ý vị. Chú ý đến cách phát
âm và giọng.
- Lớp Ba [tương đương
lớp 3 về sau]
Tập đọc và học thuộc
lòng những bài hay và ngắn, bằng văn xuôi hoặc
văn vần có tính cách luân lý, thiết thực. Tập
đọc cho trôi chảy và ý vị, đọc cho tự
nhiên, đừng ề à.
▪
Chương trình Đức
dục các lớp Năm, Tư, Ba (ghi đủ, nhưng
không chép lại “Lời nói đầu”):
- Lớp Năm [tương
đương lớp 1 về sau]
Ở ba lớp dưới (Năm,
Tư, Ba), chương trình Đức dục chuyên chú
về phần thực hành. Ông giáo không ra bài học,
nhưng vẫn có giờ nhất định để
giảng giải và kể những chuyện lý thú
để cảm hóa trẻ, sớm gây cho trẻ những
đức tính sau đây:
a) Bổn phận đối với
bản thân.- Sạch sẽ, thứ tự, ăn uống
điều độ, thành thực, vui vẻ, bạo
dạn.
b) Bổn phận trẻ con trong gia
đình.- Bổn phận đối với cha mẹ,
đối với anh em, chị em. Sự tưởng niệm
tổ tiên. Các ngày kỷ niệm trong gia đình. Bổn
phận đối với người trong họ. Tình gia
tộc. Đoàn hợp. Cách đối đãi với gia
bộc (nhân từ, độ lượng, tử tế).
c) Bổn phận trẻ con ở
học đường.- Bổn phận đối với
thầy học: yêu mến, tôn trọng, vâng lời,
biết ơn. Bổn phận đối với bè bạn:
giúp đỡ lẫn nhau, nghĩa đoàn thể trong bè
bạn, bênh vực kẻ yếu, không ghen ghét, không thóc mách.
d) Bổn phận đối với
người ngoài.- Lễ phép. Thương kẻ khó, kẻ
tàn tật.
Đọc những chuyện hay và
tiểu sử danh nhân có bổ ích cho bài dạy.
- Lớp Tư [tương
đương lớp 2 về sau]
Không có bài học, nhưng vẫn có
giờ giảng giải nhất định.
a) Bổn phận đối với
bản thân.- Phải học hành và tập rèn đức tính
tốt. Phải tập thể dục. Biết gắng
công. Tính can đảm. Giữ phẩm giá mình. Khi lầm
lỗi biết xấu hổ. Tiết kiệm. Nhún
nhường.
b) Bổn phận trẻ con trong gia
đình.- Ôn lại chương trình lớp Năm. Thêm:
Đừng làm cho cha mẹ, anh em mang tiếng xấu,
giữ tiếng thơm cho gia tộc và tổ tiên.
c) Bổn phận đối với
người ngoài.- Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúp
đỡ đồng bào.
- Lớp Ba [tương đương
lớp 3 về sau]
Không có bài học, nhưng có giờ
giảng giải nhất định. Ôn lại
chương trình hai lớp dưới [tức lớp
Năm, lớp Tư] về bổn phận trẻ con
đối với bản thân và đối với gia
đình.
a) Bổn phận trẻ con ở
học đường.- Ôn qua chương trình lớp
Năm. Thêm: bổn phận đối với thầy và
bạn sau khi thôi học.
b) Bổn phận đối với
Tổ quốc.- Bổn phận người dân trong
nước: biết nỗ lực, không ỷ lại,
biết hy sinh, ham tự do, trọng kỷ luật, giữ
trật tự, trọng pháp luật. Gắng làm việc cho
Tổ quốc. Khuyến khích mọi người cùng làm.
c) Bổn phận đối với
người ngoài.- Ôn lại chương trình lớp Tư.
Thêm: trọng lời hứa, tờ giao kết. Giao tế
chân thật, công tâm.
d) Xã giao.- Sự giao thiệp với bà
con, họ hàng, làng xóm.
2. Chương
trình Tiểu học 1959-1960
a.
Tổng quát
Trước chương trình này,
được biết còn có một Chương trình
Tiểu học tương tự được ban hành
đầu niên học 1956-1957, dưới thời Bộ
trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn
Dương Đôn, nhưng chúng tôi không có sẵn trong tay tài
liệu này. Chương trình Tiểu học 1959-1960
thật ra chỉ là một bộ cải biên từ
Chương trình 1949 (đã giới thiệu ở trên) và
Chương trình 1956-1957, nội dung giữa chúng
đều đại đồng tiểu dị (kể
cả phần “Lời chỉ dẫn” đặt
trước mỗi môn học, mà ở Chương trình
1949 gọi là “Lời nói đầu”), và được
sử dụng ổn định trong suốt quãng thời
gian còn lại của chế độ VNCH, với vài chi
tiết thay đổi không đáng kể.
Chương trình Tiểu học
1959-1960 được ban hành theo Nghị định
1005-GD/NĐ ngày 16/7/1959 dưới thời Bộ
trưởng Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế,
sửa đổi theo “Chương trình bậc Tiểu
học ấn định do Nghị định số
4-NĐ/GD ngày 27.8.1949 và các Nghị định sửa
đổi và bổ túc kế tiếp” (Điều 1
Nghị định), “Các bảng phân chia giờ học
giữa các môn và chương trình học khóa đính theo
Nghị định này sẽ áp dụng kể từ niên
học 1959-1960” (Điều 2 Nghị định).
Bậc Tiểu học 5 năm 5
lớp, cách gọi cũng như Chương trình Tiểu
học 1949, tức: lớp Năm (tương
đương lớp 1 sau này), lớp Tư (tương
đương lớp 2), lớp Ba (tương
đương lớp 3), lớp Nhì (tương
đương lớp 4), lớp Nhất (tương
đương lớp 5).
Các môn học, gồm 9 môn: Việt
ngữ (Ngữ vựng - Tập đọc - Học
thuộc lòng - Chính tả và Văn phạm - Tập làm
văn - Tập viết), Đức dục và Công dân giáo
dục, Sử ký, Địa lý, Thường thức (Quan
sát và Vệ sinh), Toán, Vẽ, Thủ công, Hoạt
động thanh niên, Trò chơi, Thể dục và trò
chơi.
Những nguyên tắc cải tổ
chương trình tiểu học để cho ra
chương trình 1959-1960 đã được đính kèm
theo bản Nghị định 1005-GD/NĐ, đặt
ở phần đầu bộ sách Chương trình Tiểu học do Bộ Quốc
gia Giáo dục xuất bản năm 1960. Những nguyên
tắc này có tính cách chỉ đạo giáo dục,
thường được trích dẫn lại đầy
đủ trong các giáo trình dành cho ngành sư phạm (như
trong sách Sư phạm thực
hành của GS Trần Văn Quế, do Bộ Văn hóa
Giáo dục in lần thứ nhất năm 1964 và lần
thứ hai năm 1969), đã thể hiện thêm bước
nữa nỗ lực của các nhà chức trách miền Nam
trong quá trình tiếp thu ngày càng đầy đủ hơn
tinh thần của nền giáo dục mới thời hiện
đại. Văn bản này có tính cách quan trọng, nên
dưới đây xin chép lại nguyên văn để làm
tài liệu tham khảo:
NGUYÊN TẮC CẢI TỔ
CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
I.- Nguyên tắc căn bản của nền giáo
dục Việt Nam
1. Nền giáo
dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của
con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy, nhằm
mục đích phát triển toàn diện con người.
2. Nền
giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá
trị truyền thống
mật thiết liên quan với những cảnh
huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và đảm
bảo hữu hiệu cho sự sinh tồn, phát triển của
quốc gia dân tộc.
3. Nền giáo
dục Việt Nam phải có tính cách khai
phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ và xã hội, thâu
thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.
II. Đặc tính của nền Tiểu học
Việt Nam
Căn cứ vào ba nguyên tắc căn
bản của nền giáo dục Việt Nam đã
được ấn định, nền Tiểu học
Việt Nam cần có những đặc tính sau đây:
A.-
Tôn trọng nhân cách trẻ em:
1) Giúp trẻ em phát triển
điều hòa và trọn vẹn tùy theo bản chất cá
nhân và căn cứ trên định luật nảy nở
tự nhiên về thể xác cũng như về tâm lý.
2) Tôn trọng cá tính và sở năng
riêng biệt của trẻ.
3) Triệt để áp dụng kỷ
luật tự giác.
4) Tránh mọi hình phạt phạm
đến nhân vị của trẻ.
B.-
Phát triển tinh thần quốc gia dân tộc:
1) Lấy đời sống nhân dân và
thực trạng xã hội Việt Nam làm đối
tượng.
2) Lấy Quốc sử để rèn
luyện tinh thần ái quốc, nêu cao ý chí tranh đấu
của dân tộc, gây tình thân ái và đoàn kết.
3) Dùng Quốc văn làm lợi khí
sắc bén để trau giồi tư tưởng quốc
gia.
4) Nêu cao vẻ đẹp của non
sông Việt Nam, những tài nguyên phong phú của đất
nước, những đức tính cố hữu của
dân tộc.
5) Duy trì đạo lý cổ truyền
và những thuần phong mỹ tục của dân tộc.
6) Gây đức tính tự tín, tự
lập, tự cường.
C.-
Rèn luyện tinh thần dân chủ và khoa học:
1) Triệt để áp dụng tổ
chức “hàng đội tự trị”, phát triển tinh
thần tập thể (chơi tập thể, làm việc
tập thể) và gây ý thức cộng đồng.
2) Rèn luyện óc phê phán, tinh thần
trách nhiệm, tinh thần kỷ luật.
3) Kích thích tính hiếu kỳ của
trẻ, phát triển tinh thần khoa học.
4) Bài trừ dị đoan, mê tín.
5) Thâu thái tinh hoa văn hóa nước
ngoài song song với việc phát huy tinh thần dân tộc.
III. Những nét chính trong việc sửa đổi
chương trình Tiểu học
Chương trình Tiểu học ban hành
đầu niên học 1956-1957, tuy đã được
soạn thảo theo chương trình mới để phù
hợp với tinh thần độc lập của
nước nhà và sự tiến hóa của dân tộc,
nhưng sau 3 năm kinh nghiệm, Bộ Quốc gia Giáo
dục nhận thấy cần phải cải thiện thêm
cho thích ứng với hoàn cảnh và nhu cầu hiện
tại.
Căn cứ vào ba nguyên tắc căn
bản của nền giáo dục Việt Nam và những
đặc tính của nền Tiểu học, việc
sửa đổi chương trình Tiểu học chú
trọng đến những điểm sau đây:
1.- Rút nhẹ chương trình
Chương trình Tiểu học
cần rút nhẹ để:
a) Sát với tuổi sinh lý và tâm lý
của trẻ, thích ứng với nhu cầu thực
tế.
b) Tránh lối học nhồi sọ.
c) Giúp cho trẻ phát triển
điều hòa về mọi mặt: trí dục, đức
dục và thể dục.
d) Gắn liền học với hành,
hòa đời sống của học sinh vào đời
sống của nhân dân, khiến chúng có nhiều cơ
hội học hỏi nhân dân đồng thời giúp
đỡ nhân dân.
2.- Bãi bỏ ngoại ngữ: Theo
chương trình Trung học sửa đổi lại do
Nghị định số 1286 ngày 12/8/1958 thì khi lên
Đệ thất học sinh mới bắt đầu
học ngoại ngữ và tự do lựa chọn một
trong hai sinh ngữ: Anh văn hoặc Pháp văn. Như
vậy, việc dạy Pháp văn ở bậc Tiểu
học xét ra không thiết thực nữa, cần phải
bãi bỏ, để trẻ em có thêm thời giờ trau
giồi về Quốc văn mà giá trị cần
được nâng cao ở tất cả các ngành và các
bậc học.
3.- Bãi bỏ Ban Hướng nghiệp:
Ban Hướng nghiệp thiết lập do chương
trình ban hành đầu niên học 1956-57 có mục đích
tập cho những học sinh bắt buộc phải
trở về với công việc đồng áng, quen và thích
sự sinh hoạt ở chung quanh, để chúng khỏi
bỡ ngỡ sau khi rời khỏi ghế nhà trường
tiểu học.
Theo tinh thần giáo dục mới thì
không riêng những trẻ em này, mà tất cả các học
sinh đều phải được rèn luyện
để có thể giúp ích cho đời sống hằng
ngày tùy từng địa phương và tùy theo khả
năng và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, không
cần chia thành 2 ban dự bị trung học và
hướng nghiệp nữa.
IV.- Phương pháp sư phạm - Tài liệu giáo
khoa
Soạn thảo một chương
trình đầy đủ chưa phải là hoàn thành
được công cuộc cải tiến giáo dục.
Để đạt được kết quả mong
muốn, điều cốt yếu là phải áp dụng
chương trình theo tinh thần mới, việc giảng
dạy phải theo những phương pháp sư phạm
mới: phương pháp hoạt động, cụ
thể, thính thị.
Chỉ thị ngày 24/8/1949 và Thông tư
số 843-GD ngày 25/2/1952 của Bộ Quốc gia Giáo dục
đã có nói rõ đại cương về tinh thần
mới phải theo và phương pháp sư phạm mới
phải áp dụng để cho việc giáo dục con em
được thích ứng với nhịp sống của
dân tộc trên con đường tiến hóa. Thêm vào đó,
mỗi môn học sẽ có chỉ thị riêng nhấn
mạnh vào những đặc điểm của chương
trình cải tổ và dẫn giải những phương
sách cần thiết để trường tiểu học
có thể tích cực hoạt động theo những khuynh
hướng mới và làm tròn nhiệm vụ của nó.
Ngoài ra, những điều giảng
dạy cho trẻ phải được thấm nhuần
tinh thần giáo dục mới. Vì vậy, việc biên
soạn hoặc lựa chọn tài liệu giáo khoa phải
triệt để căn cứ vào ba nguyên tắc căn
bản của nền giáo dục Việt Nam nói chung và
những đặc tính của nền Tiểu học nói
riêng, nhất là về Quốc văn, Việt sử,
Địa lý, Đức dục, Công dân giáo dục v.v… là
những môn không thể giảng dạy theo những tài
liệu lỗi thời, không thích ứng với hoàn
cảnh và nhu cầu Việt Nam hiện tại.
b. Nội dung chương
trình
Dưới đây chỉ ghi lại
chương trình học của 3 môn Việt ngữ,
Đức dục và Công dân giáo dục với “Lời
chỉ dẫn” giảng dạy cho từng môn của
Bộ Quốc gia Giáo dục. Riêng môn Việt ngữ,
chỉ ghi phân môn Tập đọc-Học thuộc lòng
(không ghi Ngữ vựng, Chính tả, Tập làm văn,
Tập viết), để tránh rườm, nhưng
cũng bởi vì chỉ cần thông qua phân môn này, chúng ta
đã đủ hiểu được nội dung giáo dục
tư tưởng, đạo đức truyền
thống của môn Việt ngữ mà các nhà giáo dục
miền Nam trước đây muốn nhấn mạnh.
VIỆT NGỮ
LỜI CHỈ DẪN
Ngày nay khoa Việt ngữ
được dùng để rèn đúc và phát huy tư
tưởng dân tộc. Ngoài ra, khoa này còn nhằm mục
đích:
1) Về thực tế, trực
tiếp làm cho học sinh bậc Tiểu học có một
căn bản ngữ vựng cần thiết trong sự
học tập.
2) Giúp cho học sinh có những tài liệu
dùng trong sự tiếp xúc hằng ngày:
a)
Phát biểu tư tưởng của mình bằng lời
nói hoặc câu văn.
b) Hiểu biết tư tưởng
của những người chung quanh mình khi nghe lời nói
hoặc khi đọc câu văn.
Chương
trình Việt ngữ gồm có:
-
Ngữ vựng
-
Tập đọc, Học thuộc lòng
-
Chính tả và Văn phạm, Tập viết
-
Tập làm văn
Trong thời khắc biểu của các
lớp tiểu học đều có ghi những môn ấy,
riêng môn Tập làm văn không ghi ở thời khắc
biểu lớp Năm [lớp 1 bây giờ]. Trong những
giờ Ngữ vựng và Tập đọc, giáo chức
phải tập cho học trò nói chuyện (nói cho bạo
dạn và cho tự nhiên, có thứ tự, có đầu
đuôi, đừng kéo dài từng tiếng một). Còn môn
Văn phạm [Ngữ pháp] thì chỉ ghi trong chương
trình lớp Nhì và lớp Nhất [lớp 4 và lớp 5 bây
giờ], nhưng cũng cốt để dạy
đại cương về ngữ pháp mà thôi. Giáo chức
sẽ dùng những bài Chính tả hoặc Tập
đọc để giúp học sinh nhận xét một vài
định luật thông thường riêng của Việt
ngữ, để giúp chúng trong việc tập làm văn.
Những vấn đề trong
chương trình đã ấn định sẽ học
đi học lại kỹ lưỡng theo phương
pháp tiệm tiến, đi từ chỗ biết
đến chỗ chưa biết, từ chỗ gần
đến chỗ xa, từ chỗ dễ đến
chỗ khó, từ chỗ cụ thể đến chỗ
trừu tượng. Giáo chức phải dùng vật
liệu, tranh ảnh hoặc tỉ dụ thiết thực
để cụ thể hóa tất cả các vấn đề
đem dạy cho học trò. Mỗi vấn đề
sẽ dùng làm chủ điểm cho tất cả các môn
Ngữ vựng, Tập đọc, Học thuộc lòng,
Chính tả, Tập làm văn… Trong lúc dạy Việt
ngữ, giáo chức nên nhớ rằng chương trình
ấy không phải đứng tách hẳn chương trình
của các môn học khác như Đức dục, Công dân
giáo dục, Quốc sử, Địa lý v.v… mà phải
cố tìm cách cho chương trình các môn học ấy và khoa
Việt ngữ có liên lạc với nhau.
Ở lớp Nhì và lớp Nhất,
những danh từ khoa học và kỹ thuật (thuật
ngữ), những danh từ Hán Việt hoặc ngoại lai
(tân ngữ), những danh từ thường dùng trong công
văn sẽ chiếm một phần quan trọng. Các
tiếng gốc ở chữ Hán sẽ dạy nhiều
hơn và giảng kỹ hơn, theo lối tách riêng từng
chữ, rồi hợp lại mà giải nghĩa toàn cả
tiếng, hoặc các câu thành ngữ.
Đặc biệt chú ý về Việt
ngữ: nên nhẹ về phần tầm chương trích
cú, nghệ thuật vì nghệ thuật, mà phải chú ý
đề cao vấn đề nghệ thuật vì nhân sinh
(phục vụ cho đạo đức con người,
cho hạnh phúc gia đình, cho an ninh xã hội, cho độc
lập tự do).
CHƯƠNG TRÌNH
(Gồm
Ngữ vựng-Tập đọc-Học thuộc lòng-Chính
tả-Văn phạm-Tập viết-Tập làm văn
(từ lớp Tư), nhưng ở đây chỉ ghi 2 phân
môn Tập đọc và Học thuộc lòng, theo Chương trình Tiểu học,
Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960)
LỚP
NĂM
Tập nhận và nhớ mặt
chữ quốc ngữ, đọc từng tiếng,
từng câu ngắn. Bắt đầu nửa năm
học về sau, học trò đã phải biết
đọc từng bài ngắn, liên quan với chương
trình Ngữ vựng. Cho học thuộc lòng những câu ca
dao, tục ngữ, châm ngôn đượm màu sắc dân
tộc có ý nghĩa luân lý hoặc tương quan với
chương trình Ngữ vựng nhưng phải là
những câu hay, có tính cách thực tế và vừa sức
hiểu của học trò. Trong lúc học trò chưa
biết đọc, chưa biết chép bài, giáo viên nên dùng
thính giác và tập cho học trò lặp đi lặp lại
những câu nên thuộc lòng (chú ý đến cách đọc
cho đúng giọng).
LỚP
TƯ
Tập đọc, học thuộc lòng
những bài (văn xuôi hoặc văn vần) hay, ngắn,
thiết thực có tương quan với chương trình
Đức dục và Ngữ vựng, bài quốc ca, ca dao ý
vị (chú ý đến cách phát âm và giọng).
LỚP
BA
Tập đọc, học thuộc lòng
những bài (văn xuôi hoặc văn vần) hay, ngắn,
thiết thực, có tương quan với chương
trình Đức dục và Ngữ vựng (tập
đọc cho trôi chảy, tự nhiên, đừng ê…a…).
LỚP
NHÌ
Tập đọc, giải nghĩa,
học thuộc lòng những bài văn hay và ngắn,
bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính cách luân lý,
thiết thực. Nên chọn những bài văn mới có
tinh thần quốc gia hay xã hội (tập đọc cho
trôi chảy và có ý vị, đọc tự nhiên,
đừng ê…a, để ý đến các “nhỡn tự”,
giọng đọc phải thích hợp với ý
tưởng, tính cách và tình tiết bài đọc.
LỚP
NHẤT
Tập đọc, học thuộc lòng
những bài văn hay, vừa sức hiểu biết của
học sinh, trích ở tác phẩm của các văn thi sĩ
và các nhà chí sĩ hiện đại; tập cho quen các
lối văn, tập cho học trò phê bình, giải thích.
Đọc những tác phẩm khuynh hướng về
đạo lý, về chủ nghĩa quốc gia, về tình
cảm, về trào phúng của các văn gia và thi gia cận
đại.
ĐỨC DỤC
LỜI
CHỈ DẪN
Mục đích môn Đức dục là
giúp cho trẻ em những đức tính tốt cần
thiết cho một công dân của một nước
độc lập. Vậy nguyên tắc của chương
trình Đức dục là gây cho học sinh có lòng tự tín
và tinh thần tự lập, có tinh thần quốc gia, giàu
lòng nhân đạo, bác ái, biết đoàn kết và hy sinh vì
chính nghĩa.
Muốn đạt được
mục đích nói trên, chương trình Đức dục
không thể là một mớ bài luân lý để nhồi vào
óc trẻ những lý thuyết suông; trái lại những bài
luân lý là những lời huấn giới, những câu châm
ngôn hoặc cách ngôn đích đáng, những nhận
định chính xác, nêu rõ những đại ý về
những nghĩa vụ chính trong đạo làm
người. Trong khi giảng giải, ông thầy nên
dạy sơ lược về phần lý thuyết và
hết sức cụ thể hóa bài học, kể những
chuyện vặt thông thường, những thí dụ rút
ở đời sống thực tế hay ở truyện
danh nhân nước khác. Nên đề cao đạo
đức hơn tài năng. Đó là phương pháp làm cho
học trò nhận thấy chân lý một cách rõ ràng và sẽ
có công dụng là kích thích bản năng đạo lý
của đứa trẻ.
Ngoài ra, công cuộc rèn luyện tính tình
cốt ở sự thực hành. Bất cứ lúc nào,
thầy giáo phải kiểm cố hành vi, cử chỉ
học sinh, không để chúng sai lạc ngoài lối
dạy, gây cho chúng những tập quán tốt, trừ
khử những thói xấu, rèn luyện cho chúng hăng hái
và quả quyết trong mọi trường hợp quan
trọng.
CHƯƠNG TRÌNH
(Chỉ trích dẫn chương trình
Đức dục của 3 lớp đầu Năm,
Tư, Ba, lược bớt 2 lớp Nhì, Nhất, theo Chương trình Tiểu học,
Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960)
Lớp
Năm (= Lớp 1)
Ở ba lớp dưới (Năm,
Tư, Ba), chương trình Đức dục chuyên chú
về phần thực hành. Giáo viên không ra bài học,
nhưng vẫn có giờ nhất định để
giảng giải và kể những chuyện lý thú
để cảm hóa trẻ, sớm gây cho chúng có những
đức tính sau đây:
1) Bổn phận đối với
bản thân: Sạch sẽ, ăn uống, thứ tự,
thành thực, vui vẻ, bạo dạn.
2) Bổn phận trẻ trong gia
đình: Bổn phận đối với cha mẹ, anh em,
ông bà.- Các ngày kỷ niệm trong gia đình.- Cách đối
đãi với người ở (tử tế, dịu
dàng).
3) Bổn phận trẻ ở học
đường: Bổn phận đối với thầy
học: yêu mến, tôn trọng, vâng lời.- Bổn
phận đối với bè bạn: giúp đỡ lẫn
nhau, hòa thuận nhau, thương nhau – kín miệng.
4) Bổn phận đối với
người ngoài: Lễ phép: Cách chào hỏi, xưng hô
với kẻ dưới, người trên (trong nhà mình,
nơi nhà người, ngoài đường).
- Lớp Tư (Lớp 2)
Không có bài học, nhưng vẫn có
giờ giảng giải nhất định. Giảng xong
cho phép một câu quyết định.
1) Bổn phận đối với
bản thân.- Phải tập thể dục. Biết
gắng công. Phải học hành và tập rèn đức tính
tốt. Khi lầm lỗi biết hối cải. Tiết
kiệm. Nhún nhường.
2) Bổn phận trẻ trong gia
đình.- Nhắc lại chương trình lớp Năm.
Thêm: Giữ tiếng thơm cho cha mẹ, ông bà. Bổn
phận đối với họ hàng.
3) Bổn phận trẻ ở học
đường: Nhắc lại chương trình lớp
Năm. Thêm: Tình bè bạn.
4) Bổn phận đối với
người ngoài.- Lễ phép. Ngay thẳng. Yêu mến và giúp
đỡ đồng bào.
- Lớp Ba (Lớp 3)
Không có bài học, nhưng có giờ
giảng giải nhất định. Giảng xong cho chép
một câu quyết định hay một câu châm ngôn.
1) Nhắc lại chương trình
lớp Tư: Bổn phận trẻ con đối với
bản thân.
2) Bổn phận trẻ đối với
gia đình: Hiếu đễ. Bổn phận làm con: a) Khi
còn nhỏ; b) Khi trưởng thành; c) Khi cha mẹ già
yếu.
3) Bổn phận trẻ ở học
đường.- Nhắc qua những điều đã
dạy ở lớp Năm. Tình bè bạn. Bổn phận
đối với thầy và bạn: a) Ở học
đường; b) Sau khi thôi học.
4) Bổn phận đối với
người ngoài.- Nhắc lại những điều
đã dạy ở lớp Tư. Thêm: Trọng lời
hứa. Chân thật. Sự giao tiếp với bà con, họ
hàng, làng xóm.
c) Nhận
định về Chương trình Tiểu học 1959-1960
Nhìn chung, Chương trình Tiểu
học 1959-1960 chỉ là một bản mô phỏng theo
Chương trình Tiểu học năm 1949. Ở không ít
chỗ, người soạn chương trình chỉ
lược đi chút ít nội dung, hoặc thay đổi
cách diễn đạt, sửa vài câu chữ. Thậm
chí, giống nhau cả ở những “Lời nói
đầu” hướng dẫn giảng dạy
chương trình dành cho mỗi môn học (mà Chương
trình 1959-1960 sửa lại là “Lời chỉ dẫn”).
- Theo nhận định chung của
nhiều người, nội dung chương trình quá
nặng nề, còn rườm rà, phức tạp, kém
thực tế, vượt quá trình độ phát triển
về trí năng và tâm lý của trẻ, như dạy
Địa lý cho một em học sinh lớp 5 (lớp
Nhất cũ) mà lại muốn cho nó phải “hiểu
biết những khả năng mới về kinh tế,
chính trị và văn hóa của nước nhà, của các nước
lân cận và của các nước cường quốc
năm châu; để rồi so sánh, suy nghĩ, đặng
tìm cách theo kịp người hoặc vượt hơn người”,
như trong Lời nói đầu một cuốn sách giáo khoa
do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản.
Nội dung chương trình chuyển
tải còn nặng về lý thuyết, thiếu thực
tế, chưa sát với hoàn cảnh và nhu cầu
địa phương (nhất là đối với các dân
tộc thiểu số vùng cao), không thiết thực
với hiện trạng nước nhà (xem phần đúc
kết của Tiểu ban Tiểu học trong Đại
hội Giáo dục Toàn quốc 1964, Văn hóa nguyệt san, tập XIV, tlđd., tr. 593).
Lẽ ra phải có một chương trình học cụ
thể, có tính cách đại chúng và thực dụng hơn,
gắn với đời sống thường nhật và
khung cảnh sống của học sinh, và nên phát triển
bậc Tiểu học theo hướng “cộng
đồng hóa”, nghĩa là phải làm cho chương trình
học thích nghi với cộng đồng học sinh
đang sống, tùy theo vùng miền: thôn quê khác thành thị,
miền rừng khác miền biển… Như ở môi
trường nông thôn thì phải dạy ở mức thô
sơ cho trẻ nhỏ về canh tác lúa gạo, trồng
cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, vệ sinh thường
thức, kiến thức về một hai ngành tiểu công
nghệ thông thường, về tổ chức xã thôn và
phong tục tập quán ở thôn quê…; ở miền biển
thì nên dạy cho trẻ hiểu về nghề đánh cá,
làm muối, làm nước mắm… “Quy tắc là trẻ
trong hoàn cảnh nào thì học nhiều về hoàn cảnh
đó, còn những hoàn cảnh khác chỉ cần biết
qua loa, như vậy học rồi mới có dịp hành.
Về các môn Toán, Sử, Địa, Việt ngữ,
vẫn chỉ nên dạy những cái thiết thực.
Chương trình Toán tỉa bớt đi một nửa
cũng không hại… Trẻ chỉ cần làm
được những bài toán thường dùng trong
đời thôi, đừng bắt chúng làm những toán
lắt léo về phân số, động tử, tỉ
trọng như hiện nay…” (Nguyễn Hiến Lê, “Phải
mạnh dạn cải tổ nền giáo dục Việt
Nam”, Bách khoa số 130, ngày
1/6/1962, tr. 35).
Có tác giả đề nghị nên
tăng thêm những giờ âm nhạc, hội họa và
thủ công, “để gây khiếu thẩm mỹ trong tâm
hồn non nớt của học sinh”, và “để các em yêu
mến và tôn trọng công việc lao động,
điều cần thiết trong một xã hội vốn
chỉ quen cái học từ chương và sách vở.” (xem
Nguyễn Khắc Hoạch, Xây
dựng và phát triển văn hóa giáo dục, Nxb Lửa
thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 100-105).
Một số ý kiến thuộc
loại như vừa nêu trên có thể được coi
như mầm mống của chủ trương cải
cách giáo dục theo hướng “cộng đồng hóa” và
“địa phương hóa” mà ngành giáo dục VNCH đã
cố gắng thực hiện nhưng còn dang dở, trong
những năm cuối cùng của chế độ.
3. Chương
trình Tiểu học 1967-1968
Chương trình Tiểu học áp
dụng kể từ niên khóa 1967-1968 thật ra chỉ là
một bản sao lại chương trình cũ (1959-1960)
ở trên. Sự thay đổi chút ít chỉ được
thể hiện bằng đôi ba thông cáo hoặc công văn
của cơ quan chức năng ngành giáo dục về
việc sửa đổi chương trình học của
một vài môn học nào đó trong Chương trình Tiểu
học cũ trước, như:
a) Thông cáo số 86/SVL/GD/TTH/T ngày 22/1/1964
của Nha Tổng giám đốc Trung, Tiểu học và
Bình dân giáo dục về việc Sửa đổi
chương trình Đức dục, Công dân giáo dục và
Quốc sử ở lớp Ba và lớp Nhất.
b) Công văn số 4865/GD/HL/1 ngày
30/6/1967 của Bộ Giáo dục về việc phổ
biến Chương trình Khoa học bậc Tiểu
học.
c) Công văn số 5501-GD/HL/1 ngày 1/8/1967
của Bộ Giáo dục về việc phổ biến
Chương trình Đức dục bậc Tiểu học.
II. TÀI LIỆU VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIỂU
HỌC
1. Những
tạp chí giáo khoa Tiểu học
Giai đoạn đầu sách giáo khoa
tiểu học còn thiếu, nên thời Pháp thuộc và sau
đó từ thời kỳ chuyển tiếp sang Quốc
gia Việt Nam qua đến Việt Nam Cộng hòa, nhà
nước và một số tư nhân đã cho xuất
bản những tạp chí phục vụ cho hoạt
động giảng dạy ở các trường sơ
đẳng hoặc tiểu học. Căn cứ Mục lục báo chí Việt
ngữ trong 100 năm (1865-1965) của Lê Ngọc Trụ
(bản in roneo) và Thư
tịch báo chí Việt Nam của Học viện Chính
trị Quốc gia TP. HCM (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1998), cùng một ít tài liệu hữu quan còn lưu
giữ được ở vài thư viện, chúng tôi xin
liệt kê theo thứ tự thời gian xuất bản, một
số tạp chí chuyên về giáo khoa như sau:
- Học
báo (1919-1944), Revue pédagogique à l’usage des écoles primaires de
l’Annam et du Tonkin (Tạp chí sư phạm dùng cho các
trường sơ đẳng ở Trung và Bắc Kỳ),
do một nhóm giáo viên biên tập dưới sự chỉ
đạo của Sở Học chính Bắc Kỳ, Nhà in
Trung Bắc tân văn, Hà Nội (Lê Ngọc Trụ ghi:
Năm thứ năm, từ số 9 đến 39, năm
1924).
- Sư
phạm học khoa (1922-1939) (Journal des écoles), tuần báo
ra ngày thứ Hai (Lê Ngọc Trụ ghi: Số 14 đến
33, năm 1923).
- Khuyến
học (1935-1937), bán nguyệt san xuất bản tại
Hà Nội. Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Thái (Lê Ngọc
Trụ ghi: Năm thứ 1, số 1 ngày 1/9/1935; đình
bản số 3 [bộ mới] tháng 4/1937).
- Sơ
học tuần báo (1930-1932), Revue hebdomadaire pour
l’enseignement primaire/ Tuần báo dùng cho giáo dục sơ
đẳng. Xuất bản ở Hà Nội, Chủ
nhiệm là Nguyễn Xuân Mai (Lê Ngọc Trụ ghi: Năm
thứ 1, số 1 ngày 29/11/1930, đình bản số 57 ngày
22.5.1932).
- Bạn
trẻ học sanh (1940), bán nguyệt san xuất bản
tại Sài Gòn. Quản lý: Đoàn Văn Châu (Lê Ngọc
Trụ ghi: Năm thứ 1, số 1, ngày 25/4/1940 đình
bản).
- Giáo
dục tạp chí (1942-1944), Revue pédagogique, publié par un
groupe de mandarins et de membres de l’enseignement en Annam/ Tạp chí
giáo dục được xuất bản do một nhóm quan
viên và thành viên ngành giáo dục ở Trung Kỳ, dưới
sự bảo trợ của Thượng thư Bộ
Học. Xuất bản hàng tháng tại Huế bằng hai
thứ chữ Việt và Pháp. Chủ nhiệm: Nguyễn
Khoa Toàn. (Lê Ngọc Trụ ghi Năm thứ 1, số 1-2,
tháng 9-10.1942; theo Nguyễn Xuân Hoa trong Lịch sử báo chí Huế, Nxb Thuận Hóa, 2013
thì số 1 ra tháng 9-10 năm 1941, số cuối năm 1944).
- Giáo khoa
tạp chí do Bộ Quốc gia
Giáo dục xuất bản trong niên học 1948-1949 tại
Sài Gòn, phục vụ cho việc giảng dạy bậc
Tiểu học. Chủ bút là Nguyễn Văn Bường
(Thanh tra Tiểu học). Phần Pháp văn do H. Truchet (Thanh
tra Liên tỉnh) phụ trách, phần tiếng Việt do
một nhóm giáo viên Sài Gòn-Chợ Lớn. Mỗi số
đều có Phần tổng quát và Phần giáo khoa.
Phần tổng quát đăng vài ba bài viết của giáo
chức về lý luận, phương pháp giáo dục/
dạy học; Phần giáo khoa chia ra: Lớp Tiếp liên
(Tập I), Lớp Nhứt (Tập II), Lớp Nhì (Tập
III), Lớp Ba (Tập IV), Lớp Tư (Tập V) và Lớp
Năm (Tập VI), với đủ các môn học trong nhà
trường đương thời.
- Giáo
dục nguyệt san (Enseignement 1er degré/ Bậc
Tiểu học) xuất bản năm thứ nhất 1947,
kéo dài đến năm 1949.
- Muốn đậu bằng tiểu học (1953), nguyệt san
xuất bản tại Sài Gòn. Chủ nhiệm: Vũ
Hữu Tiềm. Tập 1, tháng 4/1953; số cuối cùng:
tập 8 tháng 11/1953.
- Hiếu
học, tuần báo giáo khoa xuất bản tại Hà
Nội vào ngày thứ năm (tập đỏ dành cho
bậc Tiểu học). Năm thứ nhất 1953, kéo dài
đến 1954. Chủ nhiệm: Bùi Cẩm Chương.
- Tiểu
học nguyệt san (1955-? ), do Bộ Quốc gia Giáo
dục Sài Gòn xuất bản, số 1-2 tháng 1-2/1955. Ra
đều hàng tháng, cung cấp tài liệu giảng dạy
cho giáo viên, gồm đủ các môn học thuộc
chương trình bậc Tiểu học. Không rõ đình
bản từ năm nào, nhưng trong tay chúng tôi hiện còn
giữ được số 7 tháng 2/1965 (niên khóa 1964-1965).
Bộ biên tập ghi: Chủ bút: Ông Giám đốc Nha
Tiểu học (không ghi rõ họ tên); Phụ tá Chủ bút:
Ông Đặng Duy Chiểu, Thanh tra Tiểu học Trung ương,
Nha Tiểu học; Tổng thư ký: Ông Đinh Gia Dzu, Phòng
Học chế Nha Tiểu học; Thư ký: Bà Trần
Thị Mẹo, Phòng Thanh tra Nha Tiểu học… Ở
mỗi số Tiểu học
nguyệt san, trước khi vào phần giáo khoa dạy
các bài học theo chương trình của bộ,
đều có các phần Luận thuyết, Tạp trở
(đăng thông tin…), Văn uyển (đăng thơ,
văn dịch), Nghị định (đăng các nghị
định, công văn liên quan ngành giáo dục). Phần giáo
khoa được sự cộng tác thường xuyên
của đông đảo giáo viên, trong đó có một
số người được nhiều người
biết như Hà Mai Anh, Thềm Văn Đắt,
Nguyễn An Khương, Nguyễn Tất Lâm, Văn Công
Lầu, Vương Pển Liêm…
- Hiếu
học, tuần báo do Nxb Sống mới ấn hành
tại Sài Gòn. Tập I đến số 16 (1959).
- Chăm
học (1959), tuần báo xuất bản tại Sài Gòn, ra
được từ tập 1 đến tập 12. Giám
đốc: Nguyễn Văn Hợi.
2. Sách giáo khoa
Tiểu học
Sách giáo khoa bậc Tiểu học
viết bằng tiếng Việt đã được
biết tới từ thời Pháp thuộc, xuất
hiện lai rai có lẽ từ sau Đạo dụ ngày 31/5/1906 ấn
định nền học chính mới, và nhất là sau khi
Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ban hành Học chính tổng quy năm
1917 với sự điều chỉnh ở Điều 134
bằng Nghị định ngày 18/9/1924 quy định
phải dạy bằng tiếng bản xứ cho ba lớp
đầu bậc tiểu học. Đây cũng là lý do
sự ra đời của bộ sách giáo khoa “Việt Nam
tiểu học tùng thư” viết bằng tiếng
Việt dành cho các môn học bậc Ấu học do Nha
Học chính Đông Pháp chủ trương và xuất
bản.
Hiện
chúng tôi còn giữ được bản photo cuốn Méthode de Quốc ngữ (illustrée)
dạy vỡ lòng tiếng Việt do J.C Boscq biên soạn
dùng cho học sinh các trường học Đông
Dương, bản in lần thứ 13 tại Sài Gòn năm
1914. Quyển này được đóng gộp chung với
quyển Morale Pratique (Luân lý
thực hành) của cùng tác giả với sự cộng tác
dịch thuật của Nguyễn Văn Tâm, giáo viên Trung
học Mỹ Tho. Quyển sau này cũng dùng cho học sinh
các trường học Đông Dương, bản in
lần thứ 6 năm 1926 tại Sài Gòn, nội dung toàn
tiếng Việt, dạy về luân lý, với những bài
học như: Phong hóa, Lương tâm, Thân tộc, Phải
vâng lời cha mẹ, Anh em chị em, Huynh đệ hữu
ái, Bổn phận tôi tớ, Nhà trường, Khuyến
học, Cần học, Kẻ biếng nhác, Tình bậu
bạn, Phải giúp nhau, Xấu nết hết bạn…
Trong
những năm 20-40 của thế kỷ trước,
nhiều sách dạy tiếng Việt hay Quốc văn
bậc Tiểu học đã ra đời. Được
biết, hiện Thư viện Quốc gia (Hà Nội) và vài
tư nhân vẫn còn lưu giữ được một
số sách giáo khoa môn tiếng Việt bậc tiểu
học như sau:
- Ấu
học bị thể (Un peu de tout) của Henri Le Bris,
bản cải biên của Huỳnh Văn Ninh để dùng
cho học trò các trường ở Đông Dương, in
lần thứ 3 tại Sài Gòn năm 1916, gồm những
bài tập đọc bổ ích về Kiến thức
phổ thông, Địa lý, Lịch sử, Hành chính.
- Quốc-ngữ
sơ học vấn tân của Nguyễn Mạnh Khoa, 37
trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924.
- Lên
Sáu: Sách vần quốc ngữ của Nguyễn Khắc
Hiếu, 23 trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924.
- Ấu
viên tất độc của Trần Phong Sắc, tác
giả tự xuất bản, năm 1925.
- Méthode
pratique pour l’étude du Quoc ngu: à l’usage des écoles annamites
(Phương pháp thực hành Quốc ngữ dùng cho các
trường Annam) của Đỗ Thận, 15 trang, Nhà in
Lê Văn Phúc in lần thứ 21, Hà Nội, 1926.
- Sách
dạy vần quốc ngữ của Đỗ
Thận, 15 trang, Nhà in Lê Văn Phúc in lần thứ 22, Hà Nội,
1927.
- Tiếng
một An Nam dùng cho học trò Sơ đẳng tiểu
học do Tống Viết Toại biên soạn, Nhà in
Đắc Lập, Huế, 1927. Ngoài bìa ghi: “Nhà nước
đã nhận sách này vô bản kê những sách học trong
các trường Pháp Việt cõi Đông Pháp (Nghị
định Quan Toàn quyền ngày 15 Octobre 1927)”.
- Tập đọc và Học
thuộc lòng (Lớp Sơ đẳng và Trung
đẳng năm thứ nhất) của Mai Văn
Phương, Bùi Huy Huệ, 121 trang, Nhà in Trung Bắc tân
văn in lần thứ 2, Hà Nội, 1937 (in lần thứ 3
năm 1939).
- Tân Việt văn độc
bản (Lớp trung đẳng, năm thứ nhất
và thứ nhì), 84 trang, nhà in Legrand, Hà Nội, 1942.
Nhưng
đặc biệt, chúng ta ngày nay còn biết khá nhiều
tới ba sách giáo khoa rất nổi tiếng một
thời, gồm Quốc văn
giáo khoa thư chia thành 2 quyển dành cho lớp Sơ
đẳng (= lớp Ba sau này) và lớp Dự bị (=
lớp Tư hay lớp 2), Luân
lý giáo khoa thư lớp Đồng ấu (= lớp
Năm hay lớp 1) đều của nhóm Trần Trọng
Kim, Nguyễn Văn Ngọc… biên soạn trong tủ sách
“Việt Nam tiểu học tùng thư” do Nha Học chính
Đông Pháp xuất bản khoảng năm 1926 và
được sử dụng vừa chính thức vừa
rộng rãi trong suốt giai đoạn trước năm
1949. Riêng Quốc văn giáo khoa
thư và Luân lý giáo khoa thư, vì giá trị giáo dục lâu
bền của chúng, gần đây đã được
nhiều nhà xuất bản (như Trẻ, Thanh niên Văn
học…) cho in lại nên có thể tìm đọc dễ dàng.
Riêng một mình tác giả Trần Trọng Kim còn có
quyển Sơ học luân lý
dùng cho lớp Sơ đẳng, xuất bản lần
đầu năm 1919, “soạn đúng như chương
trình chính phủ mới định” (“Tựa” của tác
giả, Sơ học luân lý,
Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1950, tr. X).
Về
những môn học khác, trong bộ “Việt Nam Tiểu
học Tùng thư” bằng tiếng Việt do Nha Học
chính Đông Pháp chủ trương xuất bản, còn có: Hán văn tân giáo khoa thư
của Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi lớp
Đồng ấu, lớp Dự bị và lớp Sơ
đẳng in từng cuốn riêng lần thứ nhất
trong năm 1928; Sử ký giáo
khoa thư và Toán pháp, Cách trí,
Địa dư lớp Đồng ấu, Cách trí giáo khoa thư lớp
Sơ đẳng của nhóm tác giả Trần Trọng
Kim-Nguyễn Văn Ngọc…; Vệ
sinh giáo khoa thư lớp Đồng ấu và lớp
Dự bị của Bác sĩ Guillemet (Chánh Sở Y chính
xứ Ai Lao)…
Từ
1949, bước sang thời kỳ Quốc gia Việt Nam
(1949-1955), với chương trình Trung và Tiểu học
mới ban hành năm 1949, sách giáo khoa các môn học bắt
đầu xuất hiện nhiều hơn. Riêng về môn
Quốc văn bậc Tiểu học, hiện chúng tôi
cũng còn giữ được cuốn Bài đọc Quốc văn của Lê Văn Chánh
ở Mỹ Tho biên soạn (“Lời nói đầu” ghi
1/11/1948) dành cho lớp Nhì, lớp Nhứt trường
Sơ đẳng, do Nxb Minh tân (Paris) xuất bản (vì sách
mất bìa lưng nên không nhận ra năm xuất bản
đích xác). Dựa theo danh sách liệt kê giới thiệu
ở bìa lưng một quyển sách khác xuất bản
năm 1954 của Nxb Minh tân thì sách Bài đọc Quốc văn của Lê Văn Chánh
chia làm 3 quyển I, II, III, nhưng quyển chúng tôi đang
có trong tay không thấy ghi số quyển gì cả. Sách dày
chỉ 94 trang khổ 13 x 19cm, “ngoài những bài trích ở
các sách quốc văn, chúng tôi còn dịch phỏng theo hay
dựa theo những bài của các tác giả Anh, Pháp và
Mỹ…”, với mục đích “tập trẻ con
thưởng thức những bài tả cảnh, tả tâm
lý, tả hình trạng người và vật một cách
thiết thực và luôn tiện dạy các trẻ con dựa
theo mấy bài ấy mà mô tả những quan sát của riêng
mình” (trích “Lời nói đầu”).
Ngoài
quyển Bài đọc Quốc
văn nêu trên, tác giả Lê Văn Chánh còn có Học tiếng Việt Nam
(lớp Nhì, lớp Nhứt trường Sơ
đẳng), Cổ kim
đồng thoại (có lẽ thuộc dạng bài
đọc thêm cho học sinh tiểu học), đều do
nhà Minh tân xuất bản.
Tiên
phong xuất hiện trong khoảng thời gian này, có
thể kể:
- 100 bài tập đọc,
loại sách giáo khoa, 2 quyển, lớp Nhứt và lớp Nhì
của “Một nhóm giáo viên” xuất bản, năm 1949.
- Tiểu học Việt Nam Văn
phạm (Giáo khoa thư) của Nguyễn Quang Oánh, Bùi
Kỷ, Trần Trọng Kim, 160 trang, Nhà in Lê Thăng, Hà
Nội, bản in lại của Nxb Xuân thu năm 1950.
- Văn phạm Việt Nam
lớp Nhì và lớp Nhất ban Tiểu học của
Việt Quang, 105 trang, Nxb Nam Việt, 1951.
- Văn phạm Tiểu học
lớp Nhì và lớp Nhất của Bùi Văn Bảo và Vân
Trình, “Soạn theo chương trình của Bộ Quốc
gia Giáo dục, do Đồng bích xuất bản, in lần
thứ nhất tại Hà Nội năm 1952.
-
Bộ Việt ngữ
độc bản 2 quyển (I & II) của nhóm
Huỳnh Văn Đó, Nguyễn Hữu Thông, Tăng Văn
Chương soạn theo Chương trình Tiểu học
1949, do Nam Hưng ấn quán xuất bản tại Sài Gòn
năm 1951. Lời giới thiệu đầu sách của
Nguyễn Văn Trương: “Quyển Việt ngữ
độc bản này ra đời rất đúng giờ.
Học trò ban Tiểu học cần có nó đặng
tập luyện quốc văn, hầu ứng thí vào
lớp đệ thất niên trường Trung học”.
Ngoài
ra còn có: Sách học Quốc
văn lớp Ba, lớp Tư, lớp Năm (in thành từng
cuốn riêng) đều do Bộ Quốc gia Giáo dục
xuất bản trong năm 1951; Vần
Việt Nam, Quốc văn
lớp Nhì (quyển I & II) của “Một nhóm giáo viên”, Quốc văn Toàn thư lóp Ba
của nhóm Phạm Trường Xuân biên soạn,
đều do Nxb Việt Hương ấn hành tại Sài
Gòn năm 1951.
- Tân quốc văn lớp Ba
của Trần Ngọc Chụ, Hoàng Quý Bình, Hoàng Đình
Tuất, Nxb Nam sơn, Hà Nội, 1951 (?). Gồm các môn
Tập đọc - Học thuộc lòng - Chính tả -
Văn phạm - Tập làm văn. “Bộ Quốc gia Giáo
dục đã duyệt y làm sách giáo khoa”.
- Tân quốc văn (Tập
đọc - Học thuộc lòng) lớp Nhất của
Trần Ngọc Chụ, Hoàng Quý Bình, Hoàng Đình Tuất,
Nxb Nam sơn, In lần thứ tư, Hà Nội, 1951.
Về
những môn học khác ngoài môn Văn, chúng tôi ghi nhận:
-
Một số sách giáo khoa do Bộ Quốc gia Giáo dục
xuất bản: Sử Việt
Nam lớp Nhì của Bùi Đình San (1950), Khoa học thường thức lớp Ba của
Nguyễn Đình Huề (1950).
- Công dân giáo dục phổ thông
của Nhật Hoành Sơn, Nxb Ngày mai, Hà Nội, 1949.
- Khoa học Quan sát lớp Nhì và
lớp Nhứt của nhóm Huỳnh Văn Đó…, Khoa học Thực nghiệm
lớp Nhì và lớp Nhứt, đều do Nam hưng ấn
quán xuất bản tại Sài Gòn năm 1951.
- Cách trí lớp Nhứt và
lớp Nhì của Lê Văn Chánh, Toán
pháp lớp Nhứt của Lâm Tô Bông, đều do nhà Minh
tân xuất bản khoảng 1953.
- Khoa học thường thức
(Quan sát và Nông phố học) lớp Ba, Địa dư Việt Nam lớp Nhì và lớp
Nhứt của “Một nhóm giáo viên” biên soạn, đều
do Nxb Việt hương ấn hành năm 1951.
Đến
thời VNCH (1955-1975), việc xuất bản sách giáo khoa
Tiểu học bắt đầu phát triển mạnh, nói
chung (không kể cấp lớp), do cả nhà nước
(Bộ Quốc gia Giáo dục) lẫn tư nhân song song
thực hiện.
Về
phía nhà nước, từ năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư
thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để biên soạn và in sách giáo khoa cho
hệ thống giáo dục toàn quốc. Ban Tu thư đến năm 1965
đổi thành Sở Học liệu (Chánh sự vụ
đầu tiên là ông Trịnh Huy Tiến, kế sau là ông Lý
Chánh Đức), dự trù in ra 14 triệu cuốn sách
từ lớp Năm (lớp 1) đến lớp Nhất
(lớp 5), đến năm 1966 đã in được 7
triệu cuốn. Sở Học liệu sau lại
đổi tên thành Trung tâm Học liệu, được
coi như một nha không có nhiều sở, đặt
dưới quyền của một Giám đốc, có
một Phó giám đốc phụ tá. Ngoài các phòng ban bình thường,
Trung tâm Học liệu còn có: Văn phòng Ủy ban Quốc
gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn, Ban Tu thư-Dịch
thuật và Ấn loát, và nhà in. Ngoài bộ phận biên
soạn in ấn sách giáo khoa, trung tâm này còn phụ trách
một Phòng Phát thanh học đường. Đây là
một trong những phòng dùng để thực hiện
một chương trình giáo dục đặc biệt
dưới hình thức vui chơi giải trí qua đài phát
thanh, khởi đầu từ năm 1966 dưới
sự trợ giúp của cơ quan JUSPAO và của Nhật,
nhằm phổ biến để bổ túc một số
bài học dạng kịch ngắn hoặc trò vui chơi
sinh động tới đối tượng học sinh tiểu học trên toàn
quốc (phần miền Nam).
Tháng
4/1974, trung tâm được chính phủ chấp thuận
cho biến thành một cơ sở hoạt động theo
cơ chế tự trị để dễ dàng hợp tác
với các tổ hợp ấn hành sách báo Anh Pháp Mỹ
hầu có thể in sách giáo khoa với giá rẻ (xem Văn hóa tập san tập
XXIII, số 2 năm 1974, tr. 179). Sách bán của Trung tâm
Học liệu có mạng lưới phát hành trên toàn
quốc, từ Huế, Đà Nẵng vào tới Ba Xuyên (Cà
Mau bây giờ). Các đại lý thuộc vùng Sài Gòn và
tỉnh lỵ Gia Định được hưởng
hoa hồng 25%; ở xa hơn được hưởng
từ 30% đến 35%; người sử dụng có
thể đến mua sách ngay tại trung tâm nhưng
phải mua từ 10 cuốn trở lên cho mỗi
đầu sách, và được bớt 10% so với giá
bìa.
Tính đến năm 1972, Trung tâm
Học liệu Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành được 40 đầu sách
tiểu học, không kể
khoảng 50 đầu sách khác (phần lớn loại
học vần) dành riêng cho đồng bào các sắc tộc.
Có
thể liệt kê sách các môn học do Ban Tu thư, Sở
Học liệu và Trung tâm Học liệu thuộc Bộ
Quốc gia Giáo dục đã xuất bản như sau:
- Việt ngữ: Em học vần lớp
Một của nhóm soạn giả Văn Công Lầu,
xuất bản lần thứ 1 năm 1963, lần thứ 5
năm 1971; Em học Việt
ngữ lớp Hai của nhóm soạn giả Văn Công
Lầu, xuất bản lần thứ 1 năm 1965, lần
thứ 3 năm 1968; Tập
đọc từ lớp Ba tới lớp Năm
(mỗi lớp một cuốn riêng) của các soạn
giả Bùi Văn Bảo, Nguyễn Huy Côn, Hà Mai Anh.
- Đức dục và Công dân giáo
dục: Em tập tính tốt từ lớp Một
đến lớp Năm của các soạn giả
Huỳnh Công Tú, Nguyễn Văn Quan, Trịnh Ngọc Thâm,
Văn Công Lầu.
- Khoa
học thường thức: Em
tìm hiểu khoa học lớp Một tới lớp
Năm (mỗi lớp một quyển riêng) của các
soạn giả Lê Đình Huyên, Trương Thị Tài, Hà Mai
Anh, Trần Quang Giu.
- Toán: Em học toán từ lớp Một đến
lớp Bốn (mỗi lớp một cuốn riêng) của
các soạn giả Hà Mai Anh, Nguyễn Huy Côn; Toán pháp lớp Năm của nhóm soạn giả
Châu Ngọc Cảnh.
- Sử
ký: Quốc sử từ
lớp Hai tới lớp Năm (mỗi lớp một cuốn
riêng) đều của nhóm soạn giả Phạm Văn
Trọng.
- Địa lý: Em học địa lý lớp Hai và lớp
Ba (mỗi lớp một cuốn riêng) của nhóm
soạn giả Trần Trọng Phan, Văn Công Lầu; Địa lý lớp Bốn và
lớp Năm (mỗi lớp một cuốn riêng) của
các soạn giả Đinh Ngọc Ấn, Nguyễn
Hồng.
- Vệ sinh: Giữ gìn sức khỏe lớp Một, Tập thói quen tốt lớp
Hai, Sống vui sống mạnh
lớp Ba, Tăng cường
sức khỏe lớp Bốn, Phòng ngừa bệnh tật lớp Năm, tất
cả đều của nhóm soạn giả Bùi Văn
Bảo.
Ngoài những sách
chính nêu trên, còn có khoảng chục sách khác dành cho một
số môn học phụ như Thủ công, Thể dục,
Dưỡng nhi, Trò chơi…
Bộ sách của
Bộ Giáo dục được đánh giá cao cả về nội dung
lẫn hình thức, phần lớn được “soạn thảo và
ấn hành trong khuôn khổ chương trình hợp tác
giữa Bộ Giáo dục và Phái bộ Kinh tế Hoa Kỳ
tại Việt Nam”, như lời ghi ở trang trong,
đầu sách. Bìa sách thường
được in từ hai đến bốn màu (loại
in chồng màu, không phải in offset), bên trong có rất
nhiều hình vẽ minh họa hai màu.
Sách
giáo khoa do Bộ Giáo dục phát hành có 2 loại: loại viện
trợ “tặng, không bán” ngoài bìa lưng có ghi: “Nhân dân Hoa
Kỳ với sự hợp tác của Bộ Văn hóa Giáo
dục Việt Nam Cộng hòa thân tặng các trường
sở tại Việt Nam”; và loại có ghi giá, nhưng
được bán với giá rất rẻ, bằng
chừng 1/10 sách của các nhà xuất bản tư nhân.
Số lượng bản in ghi trong sách mỗi lần
xuất bản thường từ 200 đến 250 ngàn
cuốn, tuy nhiên vẫn không đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng cho cả nước.
Có tài
liệu cho biết, sách do Trung tâm Học liệu in phát không
cho học sinh (và yêu cầu giáo chức sử dụng) quá
ít. Riêng tại đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, chỉ vài em
có đủ sách, còn thì phải chia ra 7-8 em một quyển.
“Ở đô thành còn thế, tình trạng thiếu sách ở
thôn quê còn trầm trọng hơn nữa” (xem “Hiện
trạng nền tiểu học Việt Nam”, trong Các vấn đề giáo dục,
quyển II của nhóm Lê Thanh Hoàng Dân, Trẻ xuất
bản, 1971, tr. 40).
Về
sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa tiểu học nói riêng,
không thể không nói đến bộ phận sách giáo khoa do
tư nhân xuất bản, chiếm một tỷ trọng
còn lớn hơn so với sách của Bộ Quốc gia Giáo
dục. Phần vì nhà nước không kham nổi (số
học sinh trường tư chiếm đến gần
20% tổng số học sinh toàn quốc), phần khác, trong
một nền giáo dục dân chủ như thời VNCH,
ở cả hai bậc Trung và Tiểu học, mọi giáo
viên đều được quyền biên soạn sách giáo
khoa căn cứ theo chương trình ấn định
chung của bộ, rồi tự giao dịch với các nhà
in, nhà xuất bản tư nhân để ấn hành; sách
của ai soạn tốt sẽ được tín nhiệm
dùng rộng rãi, cũng là nguồn lợi lớn cho một
số giáo viên có khả năng và các nhà xuất bản kinh
doanh năng động. Có thể nói, mảng sách giáo khoa
này “sống được” nên đã trở thành một
thị trường đặc biệt và cạnh tranh
nhộn nhịp, bằng cách luôn cập nhật
chương trình, cải tiến nội dung và kỹ
thuật in ấn, với sự xuất hiện của
hàng chục nhà xuất bản và một số nhà phát hành
tư nhân, chủ yếu tập trung tại thủ đô
Sài Gòn. Trong thời kỳ này (những năm 60-70 của
thế kỷ trước), riêng về sách giáo khoa bậc
tiểu học, đáng kể nhất có các nhà xuất
bản Sống mới, Việt hương, Nam sơn, Thanh
đạm, Thái dương…, và nhà Tổng phát hành Nam
cường.
Để
hình dung tính cách phong phú của mảng sách giáo khoa tư nhân,
dưới đây xin ghi lại một số tên tác giả
và tên sách giáo khoa tiểu học tiêu biểu được
lưu hành rộng rãi do tư nhân biên soạn, phát hành (không
kể rất nhiều những sách dùng cho việc học
thêm các môn, nhất là môn Toán, cũng như những sách dùng
để luyện thi lấy bằng Tiểu học và thi
tuyển vào Đệ thất trường công).
- Việt
ngữ:
+ Mẫu tự Việt Nam dành cho
các em nhỏ của Trịnh Tuấn Lâm, in lần
thứ 8, năm 1967; Vần
Việt ngữ lớp Vỡ lòng của Trần Thị
Thơm, Nxb Sống mới, 1968; Vui
học ABC lớp Mẫu giáo và lớp 1, Em tập đọc lớp 1 đều của
Nguyễn Tất Lâm, Nxb Nam sơn, 1974.
+ Quốc văn toàn tập, 5
cuốn, từ lớp Năm (lớp 1) tới lớp
Nhất (lớp 5) của Bùi Văn Bảo và Đoàn Xuyên,
Nxb Sống mới, 1957; Quốc văn toàn thư, 5
cuốn, từ lớp Năm (lớp 1) tới lớp
Nhất (lớp 5) của Đặng Duy Chiểu, Nxb
Sống mới, 1957; Việt
ngữ bộ mới, 5 cuốn, của Thềm Văn
Đắt-Nguyễn Hữu Thanh-Nguyễn Hữu Bảng,
Nxb Nam sơn, 1961; Quốc văn toàn thư, 5
cuốn, từ lớp Năm (lớp 1) tới lớp
Nhứt (lớp 5) của Phạm Trường Xuân-Yên
Hà-Kinh Dương, Nxb Việt hương, 1966; Quốc văn bộ mới,
5 cuốn, từ lớp Năm tới lớp Nhất
của Lê Thành Phát-Phạm Trường Thiện, Nxb
Việt hương; Việt
văn toàn thư 5 cuốn từ lớp 1 tới
lớp 5 của Bùi Văn Bảo-Bùi Quang Minh, Nxb Nhật
Tảo, 1970; Tiểu học
Quốc văn 5 cuốn từ lớp Năm (lớp 1)
tới lớp Nhất (lớp 5) của Hà Mai Anh, Nxb
Sống mới, 1957; Quốc
văn tân biên 5 cuốn từ lớp Năm tới
lớp Nhất, gồm bộ cũ 1969 và bộ mới
1972 đều do Sống mới xuất bản; Việt văn tân tập 5
cuốn từ lớp 1 tới lớp 5 của Đặng
Duy Chiểu và một nhóm giáo viên, Nxb Sống mới,
1970-1973; Tân Việt văn 5
cuốn từ lớp 1 tới lớp 5 của Bùi Văn
Bảo, Nxb Sống Mới, 1967-1971; Việt ngữ toàn thư 5 cuốn từ lớp
1 tới lớp 5 của Bùi Văn Bảo-Bùi Quang Minh-Chu
Đức Nhuận, Nxb Sống mới, 1974; Tân Việt ngữ, 5 cuốn,
từ lớp 1 đến lớp 5 của Nguyễn
Tất Lâm, Nxb Nam sơn, 1974; Việt
ngữ, 5 cuốn, từ
lớp 1 tới lớp 5 của nhóm Lửa Việt, Nxb Cành
hồng, 1974.
+ Chính tả Văn phạm, 3
cuốn từ lớp Ba (lớp 3) tới lớp Nhất
(lớp 5) của Đặng Duy Chiểu, Chính tả Văn phạm lớp Nhất của
Bùi Văn Bảo; Chính tả
Văn phạm của Trịnh Thiên Tư, đều do
Nxb Sống mới, 1957.
+ Ngữ vựng, 2 cuốn,
từ lớp Nhì (lớp 4) tới lớp Nhất (lớp
5) của Bùi Văn Bảo-Đoàn Xuyên-Bùi Quang Kim-Trịnh
Ngọc Thâm, Nxb Sống
mới, 1957.
+ Việt luận (lớp
Nhất, Nhì tiểu học, các lớp Đệ Thất,
Lục, Ngũ, Tứ - Đề thi Trung học Đệ
nhất cấp) của Nghiêm Toản, In lần 5, Nxb
Thế giới, 1956; Việt
luận, 3 cuốn, từ lớp Ba (lớp 3) tới
lớp Nhất (lớp 5) của Bùi Văn Bảo, Nxb Sống mới, 1957; Tập làm văn lớp Ba, Tập làm văn lớp Nhì, Em luyện Việt văn (165
bài luận lớp Nhất) đều của Cao Văn
Thái, Nxb Thanh đạm; Luận
văn lớp 4, 111 bài
luận mẫu lớp 5, đều của Nguyễn
Tất Lâm, Nxb Nam sơn, 1974.
- Đức dục: Đức dục, 5 cuốn,
từ lớp Năm (lớp 1) tới lớp Nhất
(lớp 5) của Đặng Duy Chiểu, Nxb Sống
mới, 1957; Đức dục
lớp Năm và lớp Tư (in từng cuốn riêng)
của Cao Văn Thái và Hoàng Kim Long, Nxb Thanh đạm, Sài
Gòn, 1959.
- Công
dân giáo dục: Công dân giáo
dục lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (in
từng cuốn riêng) của Nhật Hoành Sơn, Nxb
Nguồn sống, Sài Gòn, 1956; Công
dân giáo dục lớp Nhất của Lê Nguyên Lam, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, 1956; Công dân giáo dục lớp Nhì và
Nhất (in từng cuốn riêng) của Nguyễn Hữu
Bảng, Nxb Thanh đạm, Sài Gòn, 1959; Công dân giáo dục lớp Nhì và lớp Nhất (in
từng cuốn riêng) của Đinh Xuân Hòa, Nxb Nam Việt,
Sài Gòn, 1959; Công dân giáo dục
lớp Năm, lớp Tư và lớp Nhất (in riêng
từng cuốn) của Phan Văn Chiêu, Nxb Sống mới,
Sài Gòn, 1959-1960; Công dân giáo
dục lớp Nhất của Lê Đình Huyên và Trịnh
Ngọc Nguyễn, Nxb Nam sơn, Sài Gòn, 1960…
- Khoa
học thường thức: Câu
hỏi thường thức lớp Nhất (lớp 5)
của Khổng Trọng Thu; Tiểu
học thường thức cẩm nang của Hà Mai Anh,
đều do Nxb Sống mới, 1957…
- Toán:
Toán pháp, 5 cuốn, từ
lớp Năm (lớp 1) tới lớp Nhất (lớp 5)
của nhóm Cao Văn Thái-Hà Mai Anh-Vũ Tiến Thu-Khổng
Trọng Thu-Nguyễn Mạnh Tuân; Số học, 4 cuốn, từ lớp Tư
(lớp 2) tới lớp Nhất (lớp 5), Hình học Đo lường,
4 cuốn, từ lớp Tư (lớp 2) tới lớp
Nhất (lớp 5), Quy tắc
công thức toán tiểu học của Khổng Trọng
Thu; Hình học lớp Nhì, Hình học lớp Nhất, 100 câu hỏi toán của
Trương Quan Liêm, tất cả đều do Nxb Sống
mới, 1957; Toán pháp, 5
cuốn, từ lớp Năm tới lớp Nhất
của nhóm Lê Thuận-Vũ Mạnh Đôn-Nguyễn Doãn
Khanh, do Thái dương xuất bản, Sống mới phát
hành năm 1965.
-
Sử ký: Việt sử, 3
cuốn, từ lớp Ba tới lớp Nhất (lớp 5)
của Bùi Văn Bảo, Nxb Sống mới, 1957.
-
Địa lý: Địa lý
lớp Ba của Đoàn Xuyên; Địa
lý lớp Nhì và Địa lý
lớp Nhất của Hoàng Thế Mỹ, đều do Nxb
Sống mới, 1957.
- Vệ sinh: Vệ sinh, 5 cuốn, từ lớp Năm (lớp
1) tới lớp Nhất (lớp 5) của Bùi Văn
Bảo, Nxb Sống mới, 1957.
Qua sự liệt kê
tượng trưng như trên, chúng ta thấy rõ ràng sách
giáo khoa tiểu học thuộc khu vực tư nhân ở
miền Nam trước đây đã thật sự “trăm
hoa đua nở”, thậm chí trở thành một thị
trường năng động.
Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa
tiểu học nói riêng là một loại sản phẩm
văn hóa đặc biệt hơn các loại sản
phẩm văn hóa khác, đã trở thành món hàng tinh thần
có mức cầu rất cao gần như cơm gạo
vậy. Trong điều kiện cạnh tranh, chúng phát
triển phong phú đa dạng và cho ra những sản
phẩm tốt được tín nhiệm. Vì thế cho
nên, mặc dù Bộ Giáo dục có yêu cầu các
trường công lập phải dùng sách do bộ tổ
chức biên soạn, nhưng sách giáo khoa tư nhân vẫn
còn miếng đất màu mỡ để sống là
số học sinh tư thục chiếm 20% tổng số
học sinh tiểu học cả nước, thậm chí
còn canh trạnh lại với khu vực sách giáo khoa nhà
nước.
Trong lĩnh vực môn học
Việt ngữ, một vài soạn giả nổi tiếng
(như Bùi Văn Bảo, Hà Mai Anh, Đặng Duy Chiểu…)
có sách phổ biến rộng đến nỗi khiến ta
có cảm tưởng cả đời họ chỉ làm
việc và sống bằng sách giáo khoa tiểu học.
Soạn sách cho tư nhân tạo được uy tín
nhất định một thời gian rồi, họ còn
được mời vào Ban Tu thư để soạn
sách cho Bộ Giáo dục, hoặc trở thành cộng tác
viên thường xuyên cho một số tạp chí giáo khoa,
như tờ Tiểu học
nguyệt san do bộ chủ trương biên tập. Có
tác giả (như Bùi Văn Bảo…) có sách tái bản liên
tục, mà những cuốn sau chỉ là sự cải biên,
với việc sửa chữa bổ sung, cập nhật
hóa, phát triển lên từ những sách đã
được chính mình soạn trước, nhưng
nhờ vậy mà sách được ngày càng hoàn thiện
hơn.
Để cạnh tranh nhằm
thuyết phục giới chức tiểu học chọn
dùng sách mình, các tác giả cùng nhà xuất bản đều
ra sức cải tiến cả về hình thức lẫn
nội dung, cho những lần xuất bản sau.
Nói chung về hình thức,
phần lớn sách đều in bìa 2 màu (lúc này chưa phát
triển kỹ thuật in offset), bên trong vẽ nhiều
hình minh họa nét đen trắng, với một số
trang phụ bản bằng hình vẽ nét hoặc hình
chụp in một màu. Giấy in sách xấu hay tốt,
tất nhiên, cũng khác nhau tùy theo chủ trương kinh
doanh của từng nhà xuất bản.
Để tạo “thương
hiệu” riêng, mỗi tác giả (hoặc nhóm tác giả)
thường đặt cho sách mình biên soạn một cái
tên phân biệt với tác giả, nhà xuất bản khác,
bằng cách, như ta đã thấy, thay đổi tên
gọi môn học (Việt ngữ, Quốc ngữ, Việt
văn, Quốc văn…) rồi thêm vào đó một số
cụm từ như “toàn thư”, “toàn tập”, “bộ
mới”, “tân biên”, hoặc thêm chữ “tân” ở phía
trước tên môn học (như Tân Quốc văn…),
hoặc đảo “Quốc văn Tiểu học” thành
“Tiểu học Quốc văn”…
Cũng có trường hợp
sách in sai chính tả hoặc xuất hiện lỗi in
(lỗi morasse) nhưng không đáng kể. Lỗi sai
kiến thức ít khi xảy ra song vẫn có, như trong
những năm 1969-1970, báo chí đã từng vạch lỗi
một cuốn sách khoa học nọ đã nhầm lẫn
cái hàn thử biểu
(thermomètre, còn gọi nhiệt kế hay ống thủy)
với cái phong vũ biểu
(baromètre, còn gọi khí áp kế). Do thỉnh thoảng có
sự sơ suất hoặc cẩu thả như vậy
trong sách giáo khoa, nên có người lúc bấy giờ đã
viết nhắc: “Tôi yêu cầu Bộ Giáo dục, các giáo
sư, các nhà để ý về sự học, yêu cầu quý
vị nghĩ phương thức nào để tạo ra
những sách vững chắc, bảo đảm
mười mươi như tự điển Petit
Larousse…, những sách tái bản 30, 40 năm, mà uy tín ở
thế giới nguyên vẹn” (Văn
hóa tập san, tập XXIII, tlđd, tr. 154).
Vì lý do cạnh tranh và cũng để
thu hút người sử dụng, đôi khi có nhóm tác
giả cho in ngay ở đầu sách bức thư kêu
gọi giáo chức và các bậc phụ huynh học sinh chú ý
đến sách của mình, bằng cách mô tả chi tiết
những điểm đặc sắc nổi bật
về hình thức lẫn nội dung, với lời lẽ
không khỏi vương chút mùi quảng cáo: “Tóm lại,
Quốc văn bộ mới, với sự phong phú của
đề tài đã ghi thêm một giai đoạn mới và
cũng là một công trình giáo khoa mà chúng tôi hân hạnh
gởi đến quý bạn món quà “Đầu Niên Học”.
Chúng tôi đinh ninh sẽ không phụ lòng tín nhiệm của
quý bạn đồng nghiệp và ước mong
được góp phần trong sự nghiệp chung của
giáo giới” (trích thư gởi “Quý vị giáo chức và các
bậc phụ huynh học sinh”, in ở đầu sách Quốc văn bộ mới
lớp Tư của Một nhóm giáo viên “Việt
hương”, Nxb Việt hương).
Để tiêu thụ được
nhiều sách, nhất là những sách mới “ra lò” sau,
cũng có hiện tượng tiêu cực xảy ra, như
tác giả hoặc nhà xuất bản ăn cánh với
cấp lãnh đạo giáo dục địa phương
(Trưởng Ty Giáo dục/ Chánh Sở Học chánh…)
để được giới thiệu sách xuống
đơn vị trường học, hoặc chi hoa
hồng trực tiếp cho giáo chức. Chính ông Tổng
trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục & Thanh niên Ngô
Khắc Tỉnh năm 1974 đã có lúc phàn nàn rằng dù Trung
tâm Học liệu đã ấn hành được sách giáo
khoa giá rẻ, nhưng có nhiều giáo viên vì ăn hoa
hồng của các nhà xuất bản nên chỉ buộc
học sinh sử dụng sách của nhà xuất bản cho
mình hoa hồng, với giá cao gấp 10 lần hơn giá
của Trung tâm Học liệu, và chính điều này đã
gây khó khăn cho một số gia đình nghèo.
Về nội dung, tất
cả đều phải “Soạn theo chương trình
của Bộ Văn hóa Giáo dục” (câu ghi ngoài bìa sách),
nhưng chương trình của bộ chỉ vạch
đề cương chứ không bó buộc, nội dung
cụ thể các bài học bên trong có thể rất khác nhau
tùy theo soạn giả. Họ chỉ cần tôn trọng
chương trình và lời hướng dẫn chung của
Bộ Giáo dục về môn học, rồi tự do
chọn bài đưa vào sách. Nhờ vậy, nội dung sách
giáo khoa phong phú, mỗi người một vẻ, và trong
điều kiện được tự do như thế,
các giáo chức soạn sách cũng cố thi đua cạnh
tranh nhau một cách tự giác để soạn ra những
giáo trình được nhiều người vừa ý,
chấp nhận.
Riêng môn Việt ngữ, các bài
Tập đọc, Chính tả, Học thuộc lòng ở
các lớp nhỏ (Năm, Tư, Ba/ 1, 2, 3) một phần
do chính soạn giả hoặc cộng tác viên đặt
lấy, phần khác trích ra từ một số tác phẩm
văn học đã có danh tiếng; ở các lớp lớn
hơn (Nhì, Nhất/ 4, 5), bài vở loại này thường
được trích từ tác phẩm văn học, sách báo
đủ loại, hoặc đăng những bài Học
thuộc lòng bằng văn vần do những cộng tác
viên là nhà thơ sáng tác.
Để thí dụ cho thấy
hình thức, nội dung cụ thể của một sách
Việt ngữ được triển khai ra như
thế nào từ đề cương chương trình
của Bộ Giáo dục, dưới đây xin trích dẫn
“Lời nói đầu” trong bộ Tân Việt văn (5 cuốn từ lớp Năm
đến lớp Nhất) do Bùi Văn Bảo biên soạn
từ năm 1964:
1. Về hình thức: Chữ
in rõ ràng, sáng sủa ít lầm lẫn. Các bài tập đọc
đều được đưa lên đầu trang và ở
cuối tuần [vì bài học được phân bố theo
30 tuần lễ trong năm học-TVC] lại có những
bài tập đọc vui bằng văn vần và văn
xuôi, những tranh giải trí, gợi óc tò mò và trí phán
đoán của trẻ em, khiến chúng càng vui mà học. Ngoài ra các tranh minh họa của một
họa sĩ hữu danh, được in nhiều màu
tươi đẹp [thật ra chỉ màu đen, đỏ
hoặc xanh, tùy lần xuất bản-TVC], sẽ rất
thích hợp với cảm quan của các em từ 6 đến
12 tuổi, xưa nay chỉ ưa nét vẽ và màu sắc.
2. Về nội dung: Các bài
đều được biên soạn theo đúng
phương châm sư phạm là đi từ dễ đến khó và luôn
luôn có tính chất vui vẻ,
linh hoạt, thiết thực.
a)
Về bài Tập đọc
cần liên quan đến chương trình Ngữ vựng…
Ở đây, từ lớp Năm đến lớp Nhất,
tại lớp nào chúng tôi cũng nhờ thẳng các nhà
văn yêu trẻ soạn những bài Tập đọc
thành một câu chuyện liên tục,
sát thực tế và gần
gũi với trẻ em hơn. Học sinh trong khi tập
đọc, sẽ tìm thấy ở đó những người
bạn quen thuộc, cùng làm việc và cảm nghĩ như
mình, chắc chắn sẽ thấy thêm phần hứng thú.
b)
Để không thiếu sót, ở các bài Chính tả, chúng tôi đã lựa chọn những
đoạn văn hay trong nhiều văn phẩm để
cho các em làm quen với các lối hành văn khi thì bay bướm,
văn hoa, khi thì hùng mạnh, sắc bén của các văn gia
nổi tiếng.
c)
Về cách giải nghĩa hoặc đặt câu hỏi
(…).
d)
Về văn vần dùng làm
các bài Học thuộc lòng,
chúng tôi đã hợp tác cùng một số thi sĩ để
soạn riêng những vần thơ trong sáng, dễ hiểu,
giàu nhạc điệu cho thích hợp với các em hơn.
(In
lại trong Tân Việt văn
lớp Năm, Nxb Sống mới, 1971)
Về nội dung giáo dục
đạo đức trong các bài học của môn Việt
ngữ tiểu học, chủ yếu tập trung ở hai
phân môn Tập đọc và Học thuộc lòng, chúng tôi
đã có lần phân tích khá kỹ trong một bài viết
trước, nên ở đây xin phép không lặp lại dài
dòng (xem Trần Văn Chánh, “Những bài học thuộc
lòng, một thứ văn chương tiểu học
của miền Nam trước đây”, Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (95).2012). Nhìn
chung, đa số các soạn giả soạn sách giáo khoa
bậc Tiểu học đều cố gắng noi theo
những tôn chỉ đã được Bộ Giáo dục
nêu ra trong “nguyên tắc của nền giáo dục Việt
Nam” (Nhân bản, Dân tộc, Khai phóng) và trong những
“lời chỉ dẫn” giảng dạy cho từng môn
học mà họ đều ghi ra ở đầu cuốn
sách giáo khoa Việt ngữ của mình.
CÒn nữa
Nhớ thời huy hòng của nhà giáo VNCH . Nhà giáo từ trung học trở lên đều được gọi là giáo sư . Các giáo sư rất được kính trọng . Cho nên từ bác sĩ, luật sư đến các sinh viên Văn Khoa, Luật Khoa, Khoa Học và các cử nhân, tiến sĩ đều đi dậy . Thành phố buổi sáng, buổi chiều tràn ngập áo trắng học sinh .
Trả lờiXóaLúc đó dù đang lúc chiến tranh nhưng con người của xã hội miền Nam vì được sự hưởng nền giáo dục nhân bản và tự do nên bản chất của hầu hết dân chúng là hiền thiện và trung thực, ít dối trá ít trộm cắp. Dù sống trong cảnh chiến tranh nhiều tang tóc nhưng dân miền Nam vẫn được hạnh phúc trong đời sống xã hội, nhất là họ không phải sống trong sợ hãi, áp bức, dối trá. Bởi vậy mới thấy nền tảng triết lý của sự giáo dục là quan trọng nhất và nhìn vào tư cách của một cộng đồng thì mình có thể thấy được nền giáo dục mà cộng đồng đó được (hay bị) hưởng.
Trả lờiXóa