Nguyễn Tiến Dũng
12 -8 - 208
Thế là Cung Thiếu Nhi HN đã buộc phải chuyển giao ngôi biệt thự cổ cùng khuôn viên bao quanh cho Uỷ ban ND Thành phố.
Phần diện tích này chiếm hơn 1/3 diện tích của Cung Thiếu nhi. Ngôi nhà này, xưa vốn là câu lạc bộ của sỹ quan Pháp. Năm 1955, chính quyền Thành phố giao ngôi nhà cho Cung Thiếu nhi HN (mà ngày đầu được gọi là Ấu Trĩ Viên) làm nơi tổ chức hoạt động cho thiếu nhi Thủ đô với các loại hình CLB văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, thư viện...(Ngôi nhà 5 tầng kế bên phải đến năm 1973 mới xây).
Hơn 60 năm trôi qua, Cung TN đã không ngừng phát triển và trở thành cánh chim đầu đàn trong hệ thống các cung và nhà thiếu nhi toàn quốc. Rất nhiều người HN đã có những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ với nơi đây. Kể ra, các bác UB TP cũng tệ vì các bác cậy lớn mà chiếm chỗ vui chơi, học tập của các cháu. Mà UB đâu thiếu chỗ làm việc, nhất là sau khi đã lấy thêm một khu rộng lớn của Ngân hàng Công Thương và ngôi biệt thự của sở Tài chính liền kề. Nhưng khách quan cũng phải thấy rằng bây giờ vai trò và quy mô hoạt động của Cung Thiếu nhi không còn như xưa. (Thời mà nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông còn có quá nhiều thiếu hụt).
Nay thì nhà trường đã khác, cộng thêm các trung tâm thiếu nhi mọc lên khắp nơi. Cung TN HN không còn là nơi duy nhất ở Thủ đô dạy múa, dạy đàn, dạy vẽ... cho trẻ em. Nhất là từ chục năm trở lại đây, quy mô hoạt động của Cung TN dần thu hẹp lại, hình như tỷ lệ thuận với sự can thiệp sâu của Thành đoàn HN (đơn vị chủ quản của Cung TN) vào Cung. Thật là đáng tiếc. Dù sao, cho tới giờ, Cung TN vẫn là nơi bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho trẻ em có uy tín. Xét về lâu dài, Cung TN nên được giao cho ngành Giáo dục hay ngành Văn hoá quản lý sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn. Còn nếu tiếp tục để Thành đoàn quản lý thế này thật hạn chế cho Cung.
Chỉ mong UBND Thành phố sử dụng ngôi biệt thự này một cách hiệu quả chứ đừng đem đi bán, đồng thời bổ sung thêm diện tích hoạt động cho Cung Thiếu nhi.
*Họa sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Mỹ thuật, Cung Thiếu nhi Hà Nội.
_____________
.
CÁC BÁC GIỎI ĂN CƯỚP QUÁ! TRƯỚC KIA CÁC BÁC CƯỚP NGHĨA TRANG CỦA LIỆT SĨ HÀ NỘI. GIỜ CÁC BÁC CƯỚP NỐT CHỖ VUI CHƠI, ƯƠM MẦM TÀI NĂNG CỦA TRẺ CON.
YÊU CẦU ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG DỪNG BÀN TAY TRỘM CƯỚP, TRẢ LẠI NGÔI NHÀ VƯỜN ƯƠM NGHỆ THUẬT CHO THIẾU NHI HÀ NỘI
Từ Nghĩa trang Liệt sĩ
biến thành Nghĩa trang Cán bộ Cấp cao
Lại Nguyên Ân
27.07 - 2017
Trong ngày 27/7 hàng năm, gia đình tôi luôn luôn đến nghĩa trang Mai Dịch thắp hương trên phần mộ bố vợ tôi, một liệt sĩ thời KC 9 năm.
Năm ngoái lên đây thấy nghĩa trang đang cho ốp đá mới tất cả các phần mộ liệt sĩ, tiếc rằng tấm bia làm lại có khi khắc sai một vài dữ liệu tiểu sử liệt sỹ so với nguyên gốc.
Ví dụ bố vợ tôi được thông báo hy sinh ngày 7/12/1950 trong chiến dịch Sơn Tây, thì nay bia ghi ngày cụ hy sinh là 7/2/1950, -- sớm 10 tháng, có khi lúc ấy chiến dịch kể trên còn chưa mở màn!
Chưa biết đề nghị với ai để yêu cầu sửa lại cho đúng?!
Nhân đây nói thêm, nghĩa trang Mai Dịch khi mới lập, là nghĩa trang liệt sỹ; về sau đã biến thành nghĩa trang cán bộ cấp cao, nên đã sửa tên lại thành Nghĩa trang Mai Dịch (bỏ chữ "liệt sỹ").
Vốn là sau hòa bình lập lại 1954, chính quyền Hà Nội mới lập 1 nghĩa trang liệt sĩ của thành phố, và tiến hành quy tập hài cốt liệt sỹ các địa phương thuộc thành phố Hà nội. Tiểu khu Vĩnh Tuy Đoài, thuộc Quận 7, cũng như nhiều đơn vị tương tự, đã tiến hành chuyển di hài các liệt sỹ ở nơi mình đến nghĩa trang mới này. Trong khu vực gọi là D6 nghĩa trang Mai Dịch, cạnh phần mộ bố vợ tôi là khá nhiều phần mộ liệt sỹ cùng làng cũ Vĩnh Tuy Đoài với cụ.
Sau đó, người ta đưa đến chôn ở đây những cán bộ cấp cao, lâu dần, đây trở thành một thứ nghĩa trang trung ương!
Trước đây, cho đến những năm 1980, trong nghĩa trang này, phần mộ liệt sĩ vẫn lớn hơn các phần mộ cán bộ cấp cao (chết từ 1960).
Nay thì phần mộ liệt sỹ chỉ là phần nhỏ, trong khi những khu vực các con đường đi, các lề cỏ để trống trước đây, đều bị lấn để đặt phần mộ các ... cán bộ cấp cao. Các ngôi mộ ấy đều có kích thước to lớn, bia mộ có ảnh màu, ghi chữ to, nêu các chức vụ lớn nhất người quá cố từng trải qua.
Mộ liệt sỹ thì kích cỡ vẫn nhỏ thó, kiểu cách đồng nhất, bia đồng loạt, thậm chí còn ghi sai dữ kiện tiểu sử, như ví dụ trên
Hóa
ra chính thể chả công bằng gì đối với những người có công với chế độ,--
đây là nói những liệt sỹ chống Pháp so với những người khi chết là cán
bộ cao cấp ...
Con nghiện đang thèm thuốc thì hương hỏa từ đường nó còn bán chứ xá gì mấy cái vặt vãnh. Cha chung không ai khóc. Mạnh thằng nào là thằng ấy cướp thôi. Vô sản nhìn thấy tiền mà không tham nhũng thì quả là xưa nay hiếm.
Trả lờiXóaBác Hồ vốn thích thiếu nhi. Thiếu niên Nhi Đồng cũng rất yêu Bác Hồ . Vậy bên dành Nhà Sàn của Bác cho Thiếu Nhi !
Trả lờiXóaTư tưởng còn tệ hơn chế độ phong kiến. Khi sống thì ăn trên, ngồi trốc, chết thì lại muốn chỗ thờ tự hoành và cái mả lớn thật lớn.
Trả lờiXóaĐến chính quyền còn "cướp" được, thá chi những cái vặt vãnh như cung văn hóa thiếu nhi và nghĩa trang liệt sĩ.
Trả lờiXóalại sắp có môt Landmark 81 của Vincome chăng?
Trả lờiXóa