Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

NGUYỄN ĐỨC CHUNG.... LẠY ANH...


SỰ CƯ XỬ KHÁC NHAU CỦA CÁC VỊ CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ HN QUA CÁC THỜI KỲ VỚI CUNG THIẾU NHI

Nguyễn Tiến Dũng 

Ngày xưa, khi người Pháp quy hoạch và xây dựng khu trung tâm Hà Nội, họ đã dành một mảnh đất đẹp nằm ngay sát toà thị chính (nay là trụ sở ủy ban TP) làm một công viên dành riêng cho trẻ em và đặt tên là Ấu trĩ viên. Thật là một quan điểm nhân văn.

Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, trên cơ sở ấy, chủ tịch thành phố HN lúc đó là ông Trần Duy Hưng đã quyết định: dành cả Ấu trĩ viên và thêm ngôi biệt thự lớn liền kề vốn trước là câu lạc bộ của sỹ quan Pháp làm nơi sinh hoạt văn hoá và vui chơi cho thiếu nhi Thủ đô, dưới sự tổ chức và quản lý của Thành đoàn HN. Ngôi nhà chung của thiếu nhi Thủ đô ra đời. Từ đây, các đội vẽ, đội múa, đội kịch, đội ca, bóng bàn, nghi thức, thư viện... ngày một phát triển. Ấu trĩ viên đổi tên thành Câu lạc bộ Thiếu nhi, rồi thành Nhà Văn hoá Thiếu nhi, sau cùng là Cung Thiếu nhi HN. 

Năm 1972, được nước bạn Tiệp Khắc viện trợ cho xây thêm ngôi nhà 5 tầng. Để mở rộng thêm diện tích phòng học và sân chơi cho các em, chủ tịch TP Hà Nội lúc ấy là ông Trần Vỹ đã cắt một phần đất của UBND cho Cung Thiếu nhi. Đấy chính là phần đất để xây rạp Khăn Quàng Đỏ. 
.

Ông Nguyễn Quốc Triệu, khi đang là chủ tịch TP, trong một lần sang làm việc với cán bộ chủ chốt của Cung TN đã nói: "Biết đâu, UB lại chuyển đi nơi khác để dành tất cả nơi đây cho thiếu nhi". Qua đấy, mới thấy các lãnh đạo thời trước rất quan tâm và ưu ái cho thiếu nhi, thế hệ tương lai của Thủ đô, của đất nước. Thật là văn hoá. Có lẽ những động thái của các vị chủ tịch TP kia đã đúng với khẩu hiệu "HÃY DÀNH NHỮNG GÌ TỐT NHẤT CHO TRẺ EM", đúng với tinh thần của Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã long trọng đặt bút ký, đúng với lời dạy của Bác Hồ về sự nghiệp "trồng người".

Còn hôm nay, không cần quan tâm tới nguyện vọng của tập thể cán bộ, học sinh và phụ huynh học sinh Cung Thiếu nhi, anh Chung lạnh lùng chỉ đạo cho Thành đoàn HN buộc Cung Thiếu nhi phải giao đất, giao nhà.

Lạy anh !

6 nhận xét :

  1. Cha ông ta xưa có câu: Con hơn cha là nhà có phúc.
    Và cũng có câu: Hậu sinh khả úy.
    Thế nhưng ngày nay dân ta thay bằng câu: HẬU SINH KHẢ Ố.

    Trả lờiXóa
  2. Tưởng "tuổi trẻ tài cao" ai ngờ ...

    Trả lờiXóa
  3. Tất cả: - Vì tương lai con em chúng ta!
    - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai!
    - " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, chính là nhờ công học tập của các cháu.."
    Những câu khẩu hiệu nay đâu mất rồi?

    Trả lờiXóa
  4. Chân thành: Theo anh, Trung nên , rất nên nghĩ lại vụ này, kẻo ô danh cho gia đình, giòng tộc. "Trẻ con như búp trên cành", Trung ơi. Nếu cấp trên bảo thế, Trung nên nhẹ nhàng bảo với cấp trên rằng: Dạ thưa các anh, em hỏi mấy con em, các cháu đều không đồng ý, ạ. Nghe anh, Trung nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Từ xưa đến nay ,bây giờ mới có chủ tịch thành phố xuất thân từ C.A nên nó phải đổi mới tư duy .

    Trả lờiXóa
  6. Các LĐ Hà Nội tiền nhiệm quan tâm , yêu quí các em thiếu nhi là thế . Còn ô. NĐC, H T H ? Các ông ấy chưa từng là thiếu nhi Hà Nội !

    Trả lờiXóa