Hình vẽ tuyên truyền câu chuyện Lê Văn Tám trong sách giáo khoa và báo chí Việt Nam.
Lê Văn Tám
và những huyền thoại cách mạng
Kính Hòa
RFA
2018-08-01
Ngày 22/7/2018, tờ Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin một số nhà văn đã thực hiện một ngày giỗ cho nhân vật Lê Văn Tám, một nhân vật được cho là tham gia cách mạng vào tuổi thiếu niên, dùng xăng tẩm vào người để đốt chay kho xăng của thực dân Pháp tại Sài Gòn vào những năm 1940 bắt đầu của cuộc kháng chiến.
2018-08-01
Ngày 22/7/2018, tờ Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin một số nhà văn đã thực hiện một ngày giỗ cho nhân vật Lê Văn Tám, một nhân vật được cho là tham gia cách mạng vào tuổi thiếu niên, dùng xăng tẩm vào người để đốt chay kho xăng của thực dân Pháp tại Sài Gòn vào những năm 1940 bắt đầu của cuộc kháng chiến.
Nhưng câu chuyện này đã từng bị phản bác cách đây khá lâu.
Câu chuyện về một thiếu niên tên là Lê Văn Tám tham gia vào lực lượng
kháng chiến chống Pháp do những người cộng sản chỉ huy, có hành động hy
sinh anh dũng, là một câu chuyện được loan truyền chính thức trong báo
chí, sách giáo khoa, và cái tên này cũng được dùng để đặt tên đường,
trường học, công viên….từ khi đảng cộng sản bắt đầu cầm quyền.
Không có một sự nghi ngờ gì trong xã hội Việt Nam suốt những năm đó
về câu chuyện này cũng như bao nhiêu câu chuyện anh hùng cách mạng khác,
cho đến năm 2008.
Năm 2008, Giáo sư sử học Phan Huy Lê lần đầu tiên nói rằng câu chuyện
Lê Văn Tám là một câu chuyện không có thật, được nhà cách mạng Trần Huy
Liệu dựng lên để làm công việc tuyên truyền mà thôi.
Sau khi xuất hiện ý kiến của Giáo sư Phan Huy Lê, trên tờ Sài Gòn
giải phóng tại Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết của ông Trần Trọng Tân,
từng giữ chức vụ Trưởng Ban văn hóa tư tưởng trung ương đảng, viết rằng
nhân vật Lê Văn Tám là có thật.
Nhận định về bài viết về buổi lễ giỗ Lê Văn Tám do tờ báo Văn Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh tường thuật, cũng như những ý kiến cho rằng Lê Văn
Tám là có thật, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội
nói rằng đừng xem sự việc đó là quá lớn:
“Có một cái nhóm xung quanh cái tờ Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
đấy là một nhóm thực sự là cực đoan. Mình không nên đánh giá quá cao
cái việc ấy, nó cũng giống như là dư luận viên. Nếu không phải 90% thì
cũng là 80 mấy phần trăm người ta tin ông Phan Huy Lê hơn là các ông
cảnh sát tư tưởng.”
Dư luận viên được cho là những người được nhà nước cộng sản trả tiền
để tham gia vào cuộc chiến tuyên truyền trên không gian mạng. Chính báo
chí của nhà nước cũng đã công nhận rằng lực lượng này thực sự tồn tại.
Người từng nằm trong bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản là ông
Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu của Ban dân vận trung
ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói về buổi lễ giỗ sáng ngày 22/7:
“Nếu mà ông (Phan Huy) Lê đã công bố tư liệu của cụ Trần Huy Liệu
rằng ông hư cấu để tuyên truyền, thì đấy là sự thật. Thế còn cái chuyện
tổ chức lễ giỗ này kia thì đấy là cái chuyện thờ phụng một nhân vật ảo
trong văn học thôi.”
Từ khi xuất hiện tuyên bố của Giáo sư Phan Huy Lê cho đến nay, những
con đường, trường học được đặt tên Lê Văn Tám trước kia vẫn được duy trì
tên này. Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng nếu lấy một nhân vật văn học để
đặt tên đường phố, trường học thì cũng là điều bình thường, nhưng nếu
lên đến mức làm lễ giỗ thì theo ông đó là một điều không lành mạnh.
Ông so sánh việc này với những câu chuyện kể về những người anh hùng
cách mạng như những người phi thường, thường được ghi trong sách báo của
Đảng Cộng sản:
“Nâng tầm các thứ lên thì nhiều lắm trong lịch sử mấy chục năm gần
đây. Nhân vật, rồi trận đánh, rồi tập thể…. Người ta bôi bác thêm vào
thôi, để tuyên truyền. Và nó không có thật, thành ra nó chả có giá trị
gì, người ta nghe như thế rồi trong lòng chả ai xúc động.”
Một tập thể được nâng tầm lên như ông Nguyễn Khắc Mai đề cập là một
đội nữ thanh niên xung phong bị chết vì bom trong chiến tranh, được dựng
tượng đài trên đường mòn Hồ Chí Minh, và vừa qua đích thân Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đến dự lễ kỷ niệm 50 năm sự kiện này xảy ra, với sự dàn
dựng sân khấu rất to lớn.
Khi được hỏi rằng tại sao những chuyện thần tượng không có thật, hay
thần thoại hóa những nhân vật lịch sử vẫn tiếp tục được thực hiện trong
thời đại tin học toàn cầu hóa này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Cái đấy là cái điểm mà họ phải làm, chừng nào họ còn tồn tại thì
họ còn làm, vì cái đấy là những biểu tượng. Nhưng sức mạnh của biểu
tượng thì chế độ nào đi nữa, mà người ta có hiểu biết, thì người ta đều
không chú ý. Những biểu tượng như thế đối với một quốc gia thì có thể
rất là cần, nhưng làm thế nào cho đúng ý nghĩa của nó, chứ còn làm giống
nhu kiểu 10 con ma ấy thì hoàn toàn là phản tác dụng.”
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, việc sử dụng những hình tượng, hay những
anh hùng huyền thoại để tuyên truyền vẫn không giảm đi trong những năm
gần đây.
Chúng tôi không liên lạc được với tờ Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
cũng như những nhân vật dự buổi lễ giỗ Lê Văn Tám tại Sài Gòn. Nhưng
chúng tôi có liên lạc được với ông Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí
Cộng sản, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản. Chúng tôi đặt
câu hỏi là tại sao đã có những ý kiến trái ngược nhau về nhân vật Lê Văn
Tám, và về mặt chính thức thì nhà nước Việt Nam không lên tiếng gì về
chuyện này?
Ông Nhị Lê nói rằng đây là một vấn đề rất lớn, nhưng viện cớ đang bận, ông hẹn chúng tôi một dịp khác để bàn luận.
Đó là một trong nhiều lí do mà học sinh xé bỏ đề cương môn sử quăng trắng sân trường.
Trả lờiXóaCòn phụ huynh Hong Kong thì phản ứng quyết liệt khi nghe tin Trung cộng muốn đưa môn lịch sử đảng vào sách giáo khoa của con em họ.
Vừa nói láo vừa dạy học trò phải trung thực,như rứa là trơ trẽn chứ còn gì nữa.
Em có không nhiều tiền chỉ cỡ vài trăm tỷ đồng thôi, muốn xây dựng quê hương anh Lê Văn Tám giàu đẹp nhưng không biết ở đâu, đề nghị các bác chỉ dùm để em tới đó ủng hộ. Xin cảm ơn!
XóaSự dối trá từ lâu đã thấm vào máu , thâm nhập vào gien di truyền nên mới đạt đến trình độ làm giỗ bác Tám .
Trả lờiXóaÔng Trần huy Liệu đã sáng tác ra nhân vật huyễn hoặc Lê Văn Tám để kích động "tinh thần dũng cảm xả thân vì "cách mạng" của tuổi trẻ VN". Cuối đời ông phải thú nhận là Lê Văn Tám là nhân vật không có thật, ông trăng trối nhờ ông Phan Huy Lê làm sáng tỏ vụ này sau khi ông qua đời để ông Liệu khỏi phải mang tiếng với đời là kẻ bịp bợm dối trá. (ông Trần Huy Liệu là cán bộ cấp cao, bộ trưởng tuyên truyền của Việt Minh, người thay mặt Hồ Chí Minh tiếp nhận chính quyền từ tay quốc trưởng Bảo Đại 9/1945)
Trả lờiXóaCách đây gần 40 năm , khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Vinh có công trình viết tiểu sử của các anh hùng cách mạng . Khi viết đến các anh hùng thiếu niên thì : anh Kim Đồng có quê quán , cha mẹ rõ ràng . Còn khi tìm hiểu về Lê văn Tám thì không thấy có quê quán , cha mẹ gì cả . Thế là các thầy đã biết anh Tám là nhân vật ảo từ lâu rồi . Chỉ có điều là các thầy không nói mà thôi .
Trả lờiXóaDù Lê Văn Tám chỉ là nhân vật hư cấu và người ta đã dùng tên này đặt tên đường phố, công viên, trường học... đã có từ lâu rồi không xóa bỏ hay thay đổi cũng chẳng ảnh hưởng đến độc lập , tự do hay sự tồn vong của dân tộc vì Hùng vương cũng chỉ là truyền thuyết như Lê văn Tám mà năm nào cũng tổ chức giỗ tổ với quy mô toàn quốc đó sao.
Trả lờiXóaGiời ạ: chẳng được công nhận là "DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI" mà vẫn tuyên truyền rùm beng suốt từ năm 1990 đến nay- bố người dân nào dám cãi; mặc dù thời nay nếu gõ google bằng tiếng Anh, trực tiếp hỏi UNNESCO xem ông Hồ có được vinh danh vậy không thì không khó gì mà không biết rõ thật giả- thế mà hệ thống truyền thông độc tài csvn vẫn ra rả ông ta là Danh nhân văn hóa thế giới: thì ra cứ nói mãi rồi người dân cũng tin là có thật việc này à?
XóaĐừng "chửi tuốt" như bọn dư luận viên.
Trả lờiXóaHãy thấy năm 1946 ta buộc phải chống Pháp.
Trần Huy Liệu dặn cải chính về nhân vật Lê Văn Tám là người tôn trọng sự thật.