Một lần đến thăm dinh thự vua Mèo
Lê Phú Khải
24-8-2018
Nghe người ta nói, xem trên ti-vi, thấy đường lên Đồng Văn ngoằn nghèo “cua” tay áo, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sau…tôi do dự…Nhưng nghĩ đến cột cờ trên đỉnh Lũng Cú, đến cao nguyên đá, đến dinh thự của vua Mèo…toàn là những địa danh có một không hai trên đất, thì tôi quyết tâm đi.
Sau khi được chụp tấm hình bên cột cờ Lũng Cú trên đỉnh cao ở địa điểm tột cùng cực bắc của đất nước với bao cảm xúc thiêng liêng, chúng tôi quay về thăm dinh thự của Vua Mèo ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn giữa cao nguyên đá.
Vua Mèo Vương Chính Đức (1865-1947) với người Việt Nam ở vùng xuôi được nói đến như một huyền thoại. Ông vua này đã chấn ải một vùng núi đá hiểm trở có hàng chục vạn dân Mèo (H’Mông) sinh sống nơi biên cương phía cực bắc của nước ta. Vua Mèo không thần phục Pháp, và Pháp cũng chẳng làm gì được, chẳng dám đem quân đến xứ sở hiểm trở này. Vua Mèo cũng chống lại quân Tưởng ở phía bắc. Xứ này là một vương quốc riêng, và vua Mèo là lãnh tụ tinh thần của người Mèo. Thời Nhật chiếm Đông Dương, đã có lần một đơn vị khá lớn của Nhật đã tấn công lên xứ này, và chúng đã bị tiêu diệt cùng với quân trang quân dụng bị tịch thu. Đó là một trong những tổn thất lớn nhất của Nhật trong thời gian chiếm đóng ở Đông Dương. Trong Truyện Kiều có một đoạn nói về Từ Hải hùng cứ một phương:
“Sao bằng riêng một biên thùy
Sức này đã dễ làm gì được nhau
Chọc trời quấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!”
Phải chăng đó cũng là hình ảnh của Vua Mèo!
Dinh thự của vua Mèo nằm giữa một thung lũng ở xã Sà Phìn trên một quả đồi nhỏ có hình cái mu rùa. Các thầy địa lý đã chọn cho vua Mèo mảnh đất có phong thủy tốt này để dựng nghiệp lâu dài. Từ mặt tiền của dinh thự, phóng tầm mắt, người ta thấy cảnh đồi núi bao la, mây trắng bay nơi chân trời…Toàn bộ dinh thự tọa lạc trên một khuôn viên rộng 3000 mét vuông (ba nghìn mét vuông), có tường bao rất cao xây bằng đá. Chính giữa khuôn viên 3000 mét vuông đó, dinh thự của vua Mèo được xây dựng trên diện tích khoảng hơn 1000 mét vuông có 4 nhà ngang và 6 nhà dọc với 64 phòng.
Công trình được xây cất trong 9 năm từ 1919 đến 1928 theo phong cách pha trộn giữa kiến trúc Trung Hoa, Mèo và Pháp. Dinh thự được chia ra: tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Vua Khải Định năm thứ 8 (1923) đã phong cho vua Mèo danh hiệu: Biên chính khả phong. Có nghĩa là: Cách trị vì của vua Mèo ở vùng biên cương này là mẫu mực. Kiến trúc trong dinh mà tôi quan sát được, thấy tinh vi nhưng không cầu kỳ, rối rắm! Bộ bàn ghế mà vua Mèo tiếp khách ở tận hậu dinh thật giản dị nhưng nhìn kỹ thấy rất đẹp và hiện đại (xem ảnh kèm theo). Tôi ngồi thử vào ghế, thấy mát rượi, ngả người thấy dễ chịu vì chỗ tựa lưng có độ nghiêng cần thiết. Đó là phong cách Pháp, khác với các bộ ghế trường kỷ của các cụ ta ở nông thôn, thành ghế phía sau dựng đứng 90 độ, rất khó ngồi và ngồi lâu thì đau lưng!
Chính cô cháu gái nội, hậu duệ đời thứ 4 của vua Mèo có tên là Vương Thị Chở làm hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử, văn hóa của di tích “Lịch sử văn hóa quốc gia” đã được nhà nước công nhận năm 2008 này. Cô Chở cho chúng tôi biết, bẩy anh chị em cô sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà này nên tình cảm của cô sâu lắng, giọng nói của Chở như phát ra từ đáy tâm hồn mình, xa xăm và quyến rũ…
Khi giới thiệu hàng cây sa-mộc hơn 100 tuổi xếp thẳng hàng bao quanh khu tường bao của dinh thự, cô Chở ôm lấy một thân cây mà vòng tay của cô chỉ ôm được nửa thân cây… mắt cô long lanh như sao trời. Tôi đã kịp chụp được hình ảnh cô Chở trong bộ váy áo rực rỡ của dân tộc H’mông đang ôm lấy thân cây sa-mộc sừng sững giữa đất trời, thách đố cả thời gian. Không một đoàn khách du lịch trong ngoài nước nào, không xin chụp với cô Chở một tấm hình kỷ niệm, vì đây là 1 hướng dẫn viên du lịch độc đáo nhất, vì người hướng dẫn viên đó, là hậu duệ nhiều đời của “nhà vua” đã xây dựng nên cơ nghiệp này.
Tôi đã có lần tới thăm nhà bảo tàng Balzac (Maison de Balzac) ở số nhà 47 phố Raynouard quận 16 Paris; xưa kia, khi văn hào Balzac vì kinh doanh mà vỡ nợ, phải trốn trên một căn buồng nhỏ trong khu nhà này từ năm 1840 đến năm 1847. Năm 1949 chính quyền thành phố Paris đã mua lại cả ngôi nhà rồi sửa chữa, và năm 1960 mở cửa cho tham quan. Hôm ấy đến thăm, hướng dẫn viên du lịch cũng là một cô gái tuổi trung niên. Bạn đọc thử nghĩ xem, nếu cô gái dó lại là hậu duệ đời thứ… của văn hào Balzac thì cảm xúc của khách du lịch được nhân lên biết nhường nào…
Di tích văn hóa- lịch sử là như thế. Nó mang những giá trị tinh thần và nhân văn, ngoài ra không có giá trị nào khác. Cũng như vậy, quả đồi A1 ở Điện Biên Phủ là một quả đồi nhỏ, đất đá non rắn chắc. Chỉ có thứ hoa cúc dại mọc được trên đồi A1. Để nói về đất đồi A1, có câu chuyện thế này, khi bắt đầu cuộc tấn công cứ điểm này, bộ đội được phát những cái xẻng mới để đào chiến hào. Khi kết thúc chiến dịch, cái xẻng của bộ đội đánh đồi A1 đã mòn vẹt và chỉ còn là hình “một vừng trăng lưỡi liềm”! Mỗi mét vuông đất đồi A1 là một chiến sỹ ta đã nằm xuống ở đó. Vì thế A1 thiêng liêng: Không ai có ý định cấp sổ đỏ cho ai đó đồi A1 cả! Cũng vì thế khi chính quyền tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại Dinh thự Vua Mèo cho phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đồng Văn thì người ta nghĩ ngay đến việc “cướp đất”, “chia ô bán đất”!
Thật không có gì ngu xuẩn hơn!
Khi tôi đang viết những dòng này thì tiến sỹ Vũ Trọng Khải gọi điện tới, nói: Vậy thì làng Đường Lâm ở Sơn Tây cũng sẽ bị cấp sổ đỏ cho ai đó…Than ôi!
Nên nhớ rằng, sau năm 1945, cụ Hồ đã mời Vua Mèo về thăm Hà Nội. Vì tuổi già sức yếu, vua Mèo đã cử con trai của mình là Vương Chí Thành về Hà Nội. Cụ Hồ đã xem Vương Chí Thành là bạn và trọng dụng ông.
____
Lê Phú Khải
24-8-2018
Nghe người ta nói, xem trên ti-vi, thấy đường lên Đồng Văn ngoằn nghèo “cua” tay áo, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sau…tôi do dự…Nhưng nghĩ đến cột cờ trên đỉnh Lũng Cú, đến cao nguyên đá, đến dinh thự của vua Mèo…toàn là những địa danh có một không hai trên đất, thì tôi quyết tâm đi.
Sau khi được chụp tấm hình bên cột cờ Lũng Cú trên đỉnh cao ở địa điểm tột cùng cực bắc của đất nước với bao cảm xúc thiêng liêng, chúng tôi quay về thăm dinh thự của Vua Mèo ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn giữa cao nguyên đá.
Vua Mèo Vương Chính Đức (1865-1947) với người Việt Nam ở vùng xuôi được nói đến như một huyền thoại. Ông vua này đã chấn ải một vùng núi đá hiểm trở có hàng chục vạn dân Mèo (H’Mông) sinh sống nơi biên cương phía cực bắc của nước ta. Vua Mèo không thần phục Pháp, và Pháp cũng chẳng làm gì được, chẳng dám đem quân đến xứ sở hiểm trở này. Vua Mèo cũng chống lại quân Tưởng ở phía bắc. Xứ này là một vương quốc riêng, và vua Mèo là lãnh tụ tinh thần của người Mèo. Thời Nhật chiếm Đông Dương, đã có lần một đơn vị khá lớn của Nhật đã tấn công lên xứ này, và chúng đã bị tiêu diệt cùng với quân trang quân dụng bị tịch thu. Đó là một trong những tổn thất lớn nhất của Nhật trong thời gian chiếm đóng ở Đông Dương. Trong Truyện Kiều có một đoạn nói về Từ Hải hùng cứ một phương:
“Sao bằng riêng một biên thùy
Sức này đã dễ làm gì được nhau
Chọc trời quấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!”
Phải chăng đó cũng là hình ảnh của Vua Mèo!
Dinh thự của vua Mèo nằm giữa một thung lũng ở xã Sà Phìn trên một quả đồi nhỏ có hình cái mu rùa. Các thầy địa lý đã chọn cho vua Mèo mảnh đất có phong thủy tốt này để dựng nghiệp lâu dài. Từ mặt tiền của dinh thự, phóng tầm mắt, người ta thấy cảnh đồi núi bao la, mây trắng bay nơi chân trời…Toàn bộ dinh thự tọa lạc trên một khuôn viên rộng 3000 mét vuông (ba nghìn mét vuông), có tường bao rất cao xây bằng đá. Chính giữa khuôn viên 3000 mét vuông đó, dinh thự của vua Mèo được xây dựng trên diện tích khoảng hơn 1000 mét vuông có 4 nhà ngang và 6 nhà dọc với 64 phòng.
Công trình được xây cất trong 9 năm từ 1919 đến 1928 theo phong cách pha trộn giữa kiến trúc Trung Hoa, Mèo và Pháp. Dinh thự được chia ra: tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Vua Khải Định năm thứ 8 (1923) đã phong cho vua Mèo danh hiệu: Biên chính khả phong. Có nghĩa là: Cách trị vì của vua Mèo ở vùng biên cương này là mẫu mực. Kiến trúc trong dinh mà tôi quan sát được, thấy tinh vi nhưng không cầu kỳ, rối rắm! Bộ bàn ghế mà vua Mèo tiếp khách ở tận hậu dinh thật giản dị nhưng nhìn kỹ thấy rất đẹp và hiện đại (xem ảnh kèm theo). Tôi ngồi thử vào ghế, thấy mát rượi, ngả người thấy dễ chịu vì chỗ tựa lưng có độ nghiêng cần thiết. Đó là phong cách Pháp, khác với các bộ ghế trường kỷ của các cụ ta ở nông thôn, thành ghế phía sau dựng đứng 90 độ, rất khó ngồi và ngồi lâu thì đau lưng!
Chính cô cháu gái nội, hậu duệ đời thứ 4 của vua Mèo có tên là Vương Thị Chở làm hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử, văn hóa của di tích “Lịch sử văn hóa quốc gia” đã được nhà nước công nhận năm 2008 này. Cô Chở cho chúng tôi biết, bẩy anh chị em cô sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà này nên tình cảm của cô sâu lắng, giọng nói của Chở như phát ra từ đáy tâm hồn mình, xa xăm và quyến rũ…
Khi giới thiệu hàng cây sa-mộc hơn 100 tuổi xếp thẳng hàng bao quanh khu tường bao của dinh thự, cô Chở ôm lấy một thân cây mà vòng tay của cô chỉ ôm được nửa thân cây… mắt cô long lanh như sao trời. Tôi đã kịp chụp được hình ảnh cô Chở trong bộ váy áo rực rỡ của dân tộc H’mông đang ôm lấy thân cây sa-mộc sừng sững giữa đất trời, thách đố cả thời gian. Không một đoàn khách du lịch trong ngoài nước nào, không xin chụp với cô Chở một tấm hình kỷ niệm, vì đây là 1 hướng dẫn viên du lịch độc đáo nhất, vì người hướng dẫn viên đó, là hậu duệ nhiều đời của “nhà vua” đã xây dựng nên cơ nghiệp này.
Tôi đã có lần tới thăm nhà bảo tàng Balzac (Maison de Balzac) ở số nhà 47 phố Raynouard quận 16 Paris; xưa kia, khi văn hào Balzac vì kinh doanh mà vỡ nợ, phải trốn trên một căn buồng nhỏ trong khu nhà này từ năm 1840 đến năm 1847. Năm 1949 chính quyền thành phố Paris đã mua lại cả ngôi nhà rồi sửa chữa, và năm 1960 mở cửa cho tham quan. Hôm ấy đến thăm, hướng dẫn viên du lịch cũng là một cô gái tuổi trung niên. Bạn đọc thử nghĩ xem, nếu cô gái dó lại là hậu duệ đời thứ… của văn hào Balzac thì cảm xúc của khách du lịch được nhân lên biết nhường nào…
Di tích văn hóa- lịch sử là như thế. Nó mang những giá trị tinh thần và nhân văn, ngoài ra không có giá trị nào khác. Cũng như vậy, quả đồi A1 ở Điện Biên Phủ là một quả đồi nhỏ, đất đá non rắn chắc. Chỉ có thứ hoa cúc dại mọc được trên đồi A1. Để nói về đất đồi A1, có câu chuyện thế này, khi bắt đầu cuộc tấn công cứ điểm này, bộ đội được phát những cái xẻng mới để đào chiến hào. Khi kết thúc chiến dịch, cái xẻng của bộ đội đánh đồi A1 đã mòn vẹt và chỉ còn là hình “một vừng trăng lưỡi liềm”! Mỗi mét vuông đất đồi A1 là một chiến sỹ ta đã nằm xuống ở đó. Vì thế A1 thiêng liêng: Không ai có ý định cấp sổ đỏ cho ai đó đồi A1 cả! Cũng vì thế khi chính quyền tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại Dinh thự Vua Mèo cho phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đồng Văn thì người ta nghĩ ngay đến việc “cướp đất”, “chia ô bán đất”!
Thật không có gì ngu xuẩn hơn!
Khi tôi đang viết những dòng này thì tiến sỹ Vũ Trọng Khải gọi điện tới, nói: Vậy thì làng Đường Lâm ở Sơn Tây cũng sẽ bị cấp sổ đỏ cho ai đó…Than ôi!
Nên nhớ rằng, sau năm 1945, cụ Hồ đã mời Vua Mèo về thăm Hà Nội. Vì tuổi già sức yếu, vua Mèo đã cử con trai của mình là Vương Chí Thành về Hà Nội. Cụ Hồ đã xem Vương Chí Thành là bạn và trọng dụng ông.
____
Một số hình ảnh của tác giả gửi tới:
Tác giả trước cổng dinh thự vua Mèo
Đường lên Đồng Văn cheo leo vách đá – Sông Nho Quế chảy
Vua Mèo Vương Chính Đức
Bộ bàn ghế tiếp khách trong hậu dinh của vua Mèo
Người phụ nữ trong ảnh là cô Vương Thị Chở đang dẫn du khách đi
Nhà báo Lê phú Khải coi việc cấp sổ đỏ dinh cơ của Vua Mèo cho phòng Văn hóa là ngu xuẩn ,tôi không đồng ý ,bởi vì ngu xuẩn không phải là tội ,có tòa án nào xử kẻ ngu đâu .Cấp sổ đỏ sai là vi phạm pháp luật ,(có trường hợp là tội ác) ,cần phải xử lí hình sự để giữ nghiêm phép nước .
Trả lờiXóaBọn này siêu lưu manh. Chúng trình bày lập lờ cái qui trình giữa lú và ngu của lưu manh sành sỏi. Bước 1, chúng chưa cướp đất, chỉ ‘quản lý tài sản’ dinh thự cây cối ... của vua trên đất rồi mới sang... Bước 2.
Trả lờiXóaLại Triệu Tài Vinh rồi
Trả lờiXóa