Luật sư Lê Công Định.
THẦY TÔI
Lê Công Định
30 - 6 - 2018
Câu chuyện em Trương Thị Hà khóc kể về thầy Phạm Tấn Hạ, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, người đã không những khước từ giúp đỡ sinh viên mình khi em đang bị công an bắt giữ và đánh đập, mà còn đứng về phía họ buộc em hợp tác với an ninh khai nhận tội, khiến tôi nhớ đến Thầy tôi.
Thầy tôi là Tiến sĩ Luật khoa Võ Phúc Tùng, giáo sư luật thuộc Đại học Luật khoa Sài Gòn và Học viện Quốc gia Hành chánh trước 1975. Sau năm 1975, Thầy bị đưa đi "học tập cải tạo" vài tháng rồi trở về dạy Pháp văn thương mại cho Đại học Kinh tế TPHCM. Gần 10 năm sau đó, do bất đồng với lối can thiệp vào giáo trình giảng dạy của giảng viên từ phía Ban giám hiệu mới, Thầy tôi bỏ nghề dạy học ra đường làm nghề sửa đồng hồ mưu sinh.
Khi Luật sư Triệu Quốc Mạnh mở lại Khoa luật tại Đại học Tổng hợp TPHCM, chủ yếu sử dụng lại các giáo trình luật và mời các giáo sư của miền Nam trước 1975 giảng dạy, tôi được dịp thọ giáo Tiến sĩ Võ Phúc Tùng, không những về luật học mà còn về Pháp văn. Tôi học với Thầy cả hai môn từ 1991 đến 1998 lúc tôi sang Pháp du học.
Sau khi du học Pháp và Mỹ trở về, tuy không còn học trực tiếp với Thầy như trước kia, tôi vẫn thường lui tới thăm và thọ giáo kiến thức uyên thâm của Thầy tại nhà riêng. Mối quan hệ gắn bó giữa Thầy và tôi, cơ quan an ninh biết rõ.
Hơn 2 năm sau khi tôi bị bắt, trước áp lực quốc tế yêu cầu trả tự do cho tôi, cơ quan an ninh đã liên tục vào trại giam gặp và gây sức ép buộc tôi viết đơn xin khoan hồng và xin phục vụ nhà nước để được "tha tù" trước hạn. Tuy nhiên, tôi đã khước từ và tỏ thái độ bất hợp tác viết đơn theo ý muốn của cơ quan an ninh.
Sau khi dụ dỗ và đe dọa tôi không đạt kết quả trong nhiều tháng, cơ quan an ninh đã cử người đến gặp và nhờ Thầy Võ Phúc Tùng vào trại giam thuyết phục tôi viết đơn, nhưng Thầy đều từ chối nhận lời và nhận quà của họ.
Sau này ra tù tôi đã đến thăm và nghe Thầy kể lại sự việc như sau: Hai lần vào khoảng đầu và giữa năm 2012 có hai nhân viên an ninh đến nhà tìm Thầy, mang theo quà cáp, trình bày rằng ở trong tù tôi tỏ thái độ chống đối và bất hợp tác nên họ đành phải nhờ Thầy giúp. Họ bảo rằng nhà nước đang định thả tôi ra sớm, nhưng tôi không chịu "xin tha tù" theo ý họ muốn.
Thầy tôi đáp lại, đại ý rằng: "Rất tiếc tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu của các ông. Tôi và anh Định ngoài nghĩa thầy trò, còn có tình cha con. Tôi đã không làm gì giúp anh ấy trong tù, thì càng không thể làm điều gì để anh ấy trách tôi về sau. Nếu khuyên anh ấy làm điều sai trái, liệu sau này anh ấy còn xem tôi là thầy, là cha nữa hay không? Đối với tôi, tư cách làm thầy nói chung, và làm thầy của một người học trò như vậy nói riêng, là điều thiêng liêng, mà không mối đe dọa nào có thể khiến tôi chấp nhận đánh mất."
Nghe Thầy kể lại với thái độ dứt khoát, tôi mường tượng phần nào những buổi nói chuyện giữa Thầy tôi và các nhân viên an ninh. Tôi chảy nước mắt cảm động trước bài học về sự thiêng liêng của nghĩa thầy trò mà thầy đã bảo vệ và, qua đó, một lần nữa dạy tôi sống làm người và sống như một con người thế nào.
Có thể nói, những người thầy thọ giáo nền giáo dục của miền Nam trước 1975 là như vậy đấy, chẳng bạo quyền và lợi lộc nào khuất phục được tư cách cao cả và tâm thế trong sáng của các vị. Tôi thật may mắn vừa là học trò, vừa là con trai của Thầy Võ Phúc Tùng. Thật tiếc cho em Trương Thị Hà không may mắn như tôi!
30 - 6 - 2018
Câu chuyện em Trương Thị Hà khóc kể về thầy Phạm Tấn Hạ, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, người đã không những khước từ giúp đỡ sinh viên mình khi em đang bị công an bắt giữ và đánh đập, mà còn đứng về phía họ buộc em hợp tác với an ninh khai nhận tội, khiến tôi nhớ đến Thầy tôi.
Thầy tôi là Tiến sĩ Luật khoa Võ Phúc Tùng, giáo sư luật thuộc Đại học Luật khoa Sài Gòn và Học viện Quốc gia Hành chánh trước 1975. Sau năm 1975, Thầy bị đưa đi "học tập cải tạo" vài tháng rồi trở về dạy Pháp văn thương mại cho Đại học Kinh tế TPHCM. Gần 10 năm sau đó, do bất đồng với lối can thiệp vào giáo trình giảng dạy của giảng viên từ phía Ban giám hiệu mới, Thầy tôi bỏ nghề dạy học ra đường làm nghề sửa đồng hồ mưu sinh.
Khi Luật sư Triệu Quốc Mạnh mở lại Khoa luật tại Đại học Tổng hợp TPHCM, chủ yếu sử dụng lại các giáo trình luật và mời các giáo sư của miền Nam trước 1975 giảng dạy, tôi được dịp thọ giáo Tiến sĩ Võ Phúc Tùng, không những về luật học mà còn về Pháp văn. Tôi học với Thầy cả hai môn từ 1991 đến 1998 lúc tôi sang Pháp du học.
Sau khi du học Pháp và Mỹ trở về, tuy không còn học trực tiếp với Thầy như trước kia, tôi vẫn thường lui tới thăm và thọ giáo kiến thức uyên thâm của Thầy tại nhà riêng. Mối quan hệ gắn bó giữa Thầy và tôi, cơ quan an ninh biết rõ.
Hơn 2 năm sau khi tôi bị bắt, trước áp lực quốc tế yêu cầu trả tự do cho tôi, cơ quan an ninh đã liên tục vào trại giam gặp và gây sức ép buộc tôi viết đơn xin khoan hồng và xin phục vụ nhà nước để được "tha tù" trước hạn. Tuy nhiên, tôi đã khước từ và tỏ thái độ bất hợp tác viết đơn theo ý muốn của cơ quan an ninh.
Sau khi dụ dỗ và đe dọa tôi không đạt kết quả trong nhiều tháng, cơ quan an ninh đã cử người đến gặp và nhờ Thầy Võ Phúc Tùng vào trại giam thuyết phục tôi viết đơn, nhưng Thầy đều từ chối nhận lời và nhận quà của họ.
Sau này ra tù tôi đã đến thăm và nghe Thầy kể lại sự việc như sau: Hai lần vào khoảng đầu và giữa năm 2012 có hai nhân viên an ninh đến nhà tìm Thầy, mang theo quà cáp, trình bày rằng ở trong tù tôi tỏ thái độ chống đối và bất hợp tác nên họ đành phải nhờ Thầy giúp. Họ bảo rằng nhà nước đang định thả tôi ra sớm, nhưng tôi không chịu "xin tha tù" theo ý họ muốn.
Thầy tôi đáp lại, đại ý rằng: "Rất tiếc tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu của các ông. Tôi và anh Định ngoài nghĩa thầy trò, còn có tình cha con. Tôi đã không làm gì giúp anh ấy trong tù, thì càng không thể làm điều gì để anh ấy trách tôi về sau. Nếu khuyên anh ấy làm điều sai trái, liệu sau này anh ấy còn xem tôi là thầy, là cha nữa hay không? Đối với tôi, tư cách làm thầy nói chung, và làm thầy của một người học trò như vậy nói riêng, là điều thiêng liêng, mà không mối đe dọa nào có thể khiến tôi chấp nhận đánh mất."
Nghe Thầy kể lại với thái độ dứt khoát, tôi mường tượng phần nào những buổi nói chuyện giữa Thầy tôi và các nhân viên an ninh. Tôi chảy nước mắt cảm động trước bài học về sự thiêng liêng của nghĩa thầy trò mà thầy đã bảo vệ và, qua đó, một lần nữa dạy tôi sống làm người và sống như một con người thế nào.
Có thể nói, những người thầy thọ giáo nền giáo dục của miền Nam trước 1975 là như vậy đấy, chẳng bạo quyền và lợi lộc nào khuất phục được tư cách cao cả và tâm thế trong sáng của các vị. Tôi thật may mắn vừa là học trò, vừa là con trai của Thầy Võ Phúc Tùng. Thật tiếc cho em Trương Thị Hà không may mắn như tôi!
Chẳng riêng gì em Hà mà còn hàng triệu học sinh,sinh viên trong chế độ "ưu việt" này phải hàng ngày gọi những con người,sẵn sàng quay lưng với nỗi đau của đồng bào để chải chuốt bộ lông của mình,bằng "thầy"
Trả lờiXóaỒ anh Lê Công Định phải học với người thầy trong xã hội "Mỹ-Ngụy xấu xa" thì khổ lắm chứ bây giờ các em học sinh sung sướng được học "dưới mái trường XHCN" với những người "thầy XHCN" như tay Hạ...đẳng kia.
XóaBài học giá trị cho những người "thầy"!Hà cố gắng giữ sức khỏe tốt nha, bình tĩnh để lấy lại tinh thần. Hy vọng bài học "đầu đời" sẽ giúp Hà vững vàng hơn. Cám ơn Luật sư Lê Công Định.
Trả lờiXóaTôi đã được nghe LS Lê Công Định trả lời phỏng vấn và đọc nhiều bài viết của LS, phải nói rằng ngoài kiến thức chúng ta còn học hỏi về nhân cách ở LS Định. Điều đó phải chăng đã được hình thành và bồi dưỡng từ những người thấy đúng nghĩa đó là thầy Võ Phúc Tùng.
Trả lờiXóaCòn như thầy Hạ thì chẳng đáng gọi là thầy nữa. Điều đáng buồn là trong cái thể chế độc đảng CS này những loại người như Hạ nhiều vô kể.
Tư cách và nhân phẩm của những người thầy sinh ra, lớn lên và làm việc trong chế độ "Mỹ ngụy", thậm chí thời Pháp thuộc rõ ràng hơn hẳn rất, rất nhiều thầy thời XHCN mà cái ngài "tiến sĩ", hiệu phó Hạ kia là một điển hình (cho sự hèn nhát).
Trả lờiXóaquá hay, quá đúng : "Có thể nói, những người thầy thọ giáo nền giáo dục của miền Nam trước 1975 là như vậy đấy, chẳng bạo quyền và lợi lộc nào khuất phục được tư cách cao cả và tâm thế trong sáng của các vị. Tôi thật may mắn vừa là học trò, vừa là con trai của Thầy Võ Phúc Tùng. Thật tiếc cho em Trương Thị Hà không may mắn như tôi!"
Trả lờiXóaHay
Trả lờiXóaXin nhắc lại một câu chuyện xưa.
Trả lờiXóaTrong một cuộc thi tuyển vào trường Y Khoa Saigon, ái nữ của ông Cố Vấn Nguô Đình Nhu, không có tên trong danh sách các thí sinh trúng tuyển. Ông Có Vấn có can thiệp, xin GS Phạm Biểu Tâm, Khoa Trưởng Trường Y Khoa, cho cô bé được phép vào học. Thầy Phạm Biểu Tâm từ chối.
Ông Cố Vấn và Lệ Thủy đều qua đời. Mạn phép nhắc lại một câu chuyện ngày xưa. LVD
Vua không ra vua , quan không ra quan , thầy không ra thầy thì lấy gì làm gương để đào tạo thế hệ mai sau ? Đừng trách thế hệ trẻ nhiều
Trả lờiXóa