Tôi góp ý về Luật Đặc khu
Chu Mộng Long
11-7-2018
Được tin Thủ tướng “cầu thị” về Luật Đặc khu, tôi xin ý kiến. Có thể ý kiến của tôi được đồng tình hay không đồng tình, nhưng quan trọng là được nói lên suy nghĩ của mình.
1. Đặc khu không là kế sách duy nhất cho sự phát triển kinh tế, trừ phi nợ nần chồng chất buộc phải thực hiện cái hạ sách kiệt cùng là nhượng địa như một số quốc gia yếu kém và tham nhũng đã làm. Nếu không vì trả nợ thì phát triển kinh tế bằng mô hình đặc khu là phát triển bằng mọi giá đánh đổi cả chủ quyền, môi trường tự nhiên lẫn văn hóa xã hội.
2. Lập đặc khu là chia cắt đất nước thành từng mảnh với thể chế, pháp luật, văn hóa, đạo đức khác biệt. Điều đó dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền từ từng phần đến toàn thể; sự tương tác không lành mạnh giữa đặc khu và ngoài đặc khu tạo ra cái quái thai về chính trị, pháp luật, hủy hoại văn hóa, đạo đức dân tộc.
3. Việc lập đặc khu không liên quan đến tình hữu nghị Việt – Trung, trừ phi tình hữu nghị ấy nằm trong âm mưu được cài đặt từ trước với một mật ước đen tối nào đó của một nhóm quyền lực đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích dân tộc.
4. Việc người Trung Quốc được mua nhà mua đất và định cư ở Việt Nam cũng như người Việt Nam được mua nhà mua đất và định cư ở nước ngoài. Đó là xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa khi mỗi công dân có quyền trở thành công dân toàn cầu. Tất nhiên, cái quyền ấy không cần phải là đặc khu với ưu đãi đặc biệt cho người Trung Quốc. Xu hướng toàn cầu hóa phải luôn tính đến điều kiện các dân tộc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Sự ưu đãi đặc biệt không nằm trong mục tiêu toàn cầu hóa mà là nô dịch hóa, bởi sự ưu đãi đó đã bắc thang cho sự xâm lược, biến dân tộc mình thành kẻ nô lệ cho dân tộc khác ngay trên đất nước mình.
5. Cuối cùng, theo tôi, không cần Luật Đặc khu nào cả . Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mọi công dân nước ngoài đến ở Việt Nam cũng chỉ sống và làm việc theo một hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Điều cần làm cấp bách hiện nay là tạo ra một Hiến pháp và hệ thống pháp luật của dân, do dân và vì dân chứ không phải là một thứ pháp luật ưu đãi riêng cho kẻ thống trị và ngoại bang.
Hết ý kiến. Cám ơn Thủ tướng cho phép công dân được nói lên suy nghĩ của mình.
Chu Mộng Long
11-7-2018
Được tin Thủ tướng “cầu thị” về Luật Đặc khu, tôi xin ý kiến. Có thể ý kiến của tôi được đồng tình hay không đồng tình, nhưng quan trọng là được nói lên suy nghĩ của mình.
1. Đặc khu không là kế sách duy nhất cho sự phát triển kinh tế, trừ phi nợ nần chồng chất buộc phải thực hiện cái hạ sách kiệt cùng là nhượng địa như một số quốc gia yếu kém và tham nhũng đã làm. Nếu không vì trả nợ thì phát triển kinh tế bằng mô hình đặc khu là phát triển bằng mọi giá đánh đổi cả chủ quyền, môi trường tự nhiên lẫn văn hóa xã hội.
2. Lập đặc khu là chia cắt đất nước thành từng mảnh với thể chế, pháp luật, văn hóa, đạo đức khác biệt. Điều đó dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền từ từng phần đến toàn thể; sự tương tác không lành mạnh giữa đặc khu và ngoài đặc khu tạo ra cái quái thai về chính trị, pháp luật, hủy hoại văn hóa, đạo đức dân tộc.
3. Việc lập đặc khu không liên quan đến tình hữu nghị Việt – Trung, trừ phi tình hữu nghị ấy nằm trong âm mưu được cài đặt từ trước với một mật ước đen tối nào đó của một nhóm quyền lực đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích dân tộc.
4. Việc người Trung Quốc được mua nhà mua đất và định cư ở Việt Nam cũng như người Việt Nam được mua nhà mua đất và định cư ở nước ngoài. Đó là xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa khi mỗi công dân có quyền trở thành công dân toàn cầu. Tất nhiên, cái quyền ấy không cần phải là đặc khu với ưu đãi đặc biệt cho người Trung Quốc. Xu hướng toàn cầu hóa phải luôn tính đến điều kiện các dân tộc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Sự ưu đãi đặc biệt không nằm trong mục tiêu toàn cầu hóa mà là nô dịch hóa, bởi sự ưu đãi đó đã bắc thang cho sự xâm lược, biến dân tộc mình thành kẻ nô lệ cho dân tộc khác ngay trên đất nước mình.
5. Cuối cùng, theo tôi, không cần Luật Đặc khu nào cả . Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mọi công dân nước ngoài đến ở Việt Nam cũng chỉ sống và làm việc theo một hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Điều cần làm cấp bách hiện nay là tạo ra một Hiến pháp và hệ thống pháp luật của dân, do dân và vì dân chứ không phải là một thứ pháp luật ưu đãi riêng cho kẻ thống trị và ngoại bang.
Hết ý kiến. Cám ơn Thủ tướng cho phép công dân được nói lên suy nghĩ của mình.
Tôi ủng hộ ý kiến của Chu Mộng Long, nhiều bạn bè tui cũng có ý kiến tương tự như trên. Tui là người làm sản xuất nên tui biết rất rõ khi lập đặc khu ở 3 vùng Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì chắc chắn khi xây dựng nhà máy thì Trung Quốc sẽ lấy cớ không tuyển được công nhân kỹ thuật và sẽ đưa toàn bộ từ công nhân cho đến kỹ sư TQ vào làm việc, mục đích là đem cả gia đình của người công nhân vào, trong một nhà máy thì lượng công nhân bao giờ cũng chiếm số đông, và chính số đông này tạo ra thành phố của người TQ giúp họ dễ dàng trong tương lai tách khỏi Việt Nam nếu họ chơi trò trưng cầu dân ý như Nga làm ở bán đảo Crime của nước Uraina. Đây là tui chỉ nói về vấn đề di dân thôi cũng đã chết rồi, huống chi còn địa chính trị với yếu tố yết hầu chiến lược của nước ta nữa. Người dân VN từ già đến trẻ, từ công nhân đến kỹ sư, từ y tá đến bác sĩ, từ chị bán rau, bán hột vịt lộn, bán thịt, bán cá cho đến doanh nhân đều biết. Cớ sao có 1 bộ phận ít người tự xưng là lãnh đạo không biết ? Nếu họ nói không biết hoặc ngụy biện cho là sẽ kiểm soát việc di dân thì cho dù trong 10 năm tới có kiểm soát được di dân nhưng sau này không ai dám bảo đảm kiểm soát mãi mãi được, như thế vô hình trung là "bán nước" và thế hệ lãnh đạo bây giờ có còn sống đến mai sau để chịu trách nhiệm không ? Đảng và nhà nước phải cho toàn dân biết ai sẽ là người chịu trách nhiệm mang tên "bán nước" nếu hệ lụy như trên xảy ra. Đây chính là mấu chốt của vấn đề "3 đặc khu" cần phải minh bạch và trưng cầu ý kiến toàn dân. Đất nước này là của toàn dân chớ không phải của riêng ai. Tôi cương quyết bảo lưu ý kiến của tôi là "toàn dân quyết định 3 đặc khu", không chấp nhận bất kỳ một cá nhân nào dù người đó có là Tổng bí thư, hay Thủ tướng, hay quốc hội cũng không có quyền cho thuê "3 đặc khu" này. ĐCSVN thường nói: "chính quyền này do dân và vì dân" đồng thời cũng nói: "khó trăm lần dân liệu cũng xong". Thì việc cho thuê "3 đặc khu" phải do toàn dân quyết định.
Trả lờiXóaTôi có ý kiến, thưa thủ tướng:
Trả lờiXóa1. Tuyệt đối không ra luật đặc khu, dù chỉ một ngày vì đây là thủ đoạn bán nước cho Tàu.
2. Vạch mặt những kẻ nào/nhóm nào chủ trương ra luật đặc khu? Hết.
Chuẩn quá ,cảm ơn anh Long đã góp ý với thủ tướng , ý kiến này cũng là ý kiến của rất nhiều người Việt
Trả lờiXóaLời góp ý chân thành và tâm huyết của một trí thức dấn thân đáng kính trọng đã nói lên đầy đủ nguyện vọng của Dân tộc Việt Nam. Xin cảm ơn Giáo sư Chu Mộng Long, chúc Giáo sư nhiều sức khỏe để đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh và mãi trường tồn.
Trả lờiXóaHoan hô và biết ơn ý kiến vì nước vì dân của thầy Chu mộng Long . Mong giới trí thức có được nhiều người ưu tư cho vận mệnh đất nước và mong sao giới lãnh đạo biết lắng nghe giới tinh hoa .
Trả lờiXóaLà một CD VN, tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của GS Chu Mộng Long !
Trả lờiXóaChỉ là con rối cho bọn Khựa đỏ!
Trả lờiXóa