Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Đào Tiến Thi: CỰU SV SƯ PHẠM BỎ NGHỀ THẦY ĐỂ ĐI LÀM THỢ

 Hình minh họa, có tính trang trí. Ảnh: Internet.
Đào Tiến Thi

GẶP MỘT CỰU SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐÃ BỎ NGHỀ
LÀM THẦY ĐỂ ĐI LÀM THỢ


Hôm nay một công ty bảo dưỡng máy lọc nước cho nhân viên của họ đến bảo dưỡng máy lọc nước nhà tôi theo định kỳ. Một thanh niên cao gầy, mảnh khảnh, dáng vẻ học trò, không có dáng thợ thuyền. Cháu vừa làm vừa giải thích công dụng của mỗi lõi lọc và thời hạn phải thay. 

Nhân đó tôi hỏi cháu về cuộc sống và công việc. Thì ra cháu tốt nghiệp đại học sư phạm môn hóa học. Cháu kể: “Ngành hóa khóa cháu có 33 sinh viên, chỉ có một đứa có bác làm ở tỉnh xin được đi dạy (cũng phải mất bốn trăm triệu nữa), còn tất cả đều phải kiếm nghề khác. Cháu bắt đầu đi dạy hợp đồng, lương tháng 1 triệu hai, nếu tháng nào dạy tăng giờ thì được độ 2 triệu. Cháu đi dạy được hơn năm thì bỏ dạy đi học sơ cấp điện nước bốn tháng rồi xin làm nghề này. 

Tôi hỏi: 

- Khi xin việc này thì người ta lấy bằng đại học sư phạm hay bằng sơ cấp điện nước để xét tuyển?”. 

- Dạ, làm nghề này thực ra chả cần bằng nào cả. Cứ mới vào thì mất hai tháng đi theo phụ việc, sau đó biết làm thì đi một mình”.

- Cháu có tiếc công và tiền của 4 năm học đại học sư phạm không?

- Cũng chả biết thế nào mà tiếc bác ạ. Học một cái nghề nó không nuôi nổi mình thì có nên theo nữa không? Hồi đi dạy hợp đồng bố cháu vẫn động viên cố bám lấy nghề (thiếu đâu bố cháu cho) để chờ cơ hội vào biên chế, nhưng cháu quyết tâm bỏ. Bây giờ làm nghề này nếu đi đủ thì được lương tháng 6 triệu”.

- Thế có lẽ chỉ vừa đủ sống cho bản thân một cách tiết kiệm?

- Vâng. Vừa đủ ăn uống và thuê nhà. Nhưng cháu cố dành mỗi tháng 500.000đ gửi về để động viên mẹ cháu. Bố mẹ cháu đều là nông dân.

Tôi nghe mà nghẹn ngào muốn khóc, không dám hỏi thêm gì nữa.
 

7 nhận xét :

  1. https://www.tienphong.vn/giao-duc/hoan-hop-bao-diem-thi-bat-thuong-o-son-la-phut-chot-1304438.tpo
    Hoãn họp báo điểm thi bất thường ở Sơn La phút chót
    MIỆNG QUAN, TRÔN TRẺ. MIỆNG CÁC QUAN CHỨC GIÁO DỤC VIỆT NAM KHÔNG BẰNG LỖ ĐÍT TRẺ CON.

    Trả lờiXóa
  2. " Nhất nghệ tinh ; Nhất thân vinh " , tôi thấy nhiều người văn hóa tuy thấp ( do hoàn cảnh phải bỏ dở việc học ) nhưng giỏi nghề , làm không hết việc ( điển hình là thợ sửa điện - lạnh , trong vụ hè ) . Cháu ( trong bài báo ) đã tìm được hướng đi . Với tư duy của người đã qua đại học , chúc cháu có tương lai tốt đẹp .

    Trả lờiXóa
  3. Sau 1975 nhiều nhà giáo VNCH trở thành lái xích lô hay bán cafe và nhiều nghề khác . Tôi có một ông bạn đâu tiến sĩ ở nước ngoài là GVĐH Saigon , bà vợ cũng thế . Sau 39/4/75 hai ông bà mở quán cafe ở vỉa hè góc đường Bà H.Thanh Quan Trương Định, quận 3, Saigon . Một hôm tôi từ dưới quê lên Saigon sao lục một số giấy tờ, ghé quán cafe vô tình gặp ông ở đó . Nhận ra tôi ông đem cái ông điếu thuốc lào ra ngồi cùng bàn hỏi thăm. Nghe nói tôi là nông dân , ông nói đùa : Trước đây thì nhất sĩ nhì nông, nay hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ phải không ? Thật chả còn gì
    đúng hơn . Sau này nghe nói 2 ông bà vượt biên qua Úc và được nhận làm GVĐH tại Melbourne !
    Chẳng riêng gì em tốt nghiệp ĐHSP như ô. ĐTT vừa kể bỏ nghề, tôi biết nhiều em bỏ nghề SP làm nghè khác . Có em thành công đủ ăn , đủ mặc, nhiều em thất bại , U 50 rồi mà vẫn đội mưa nằng với nghè xe ôm hay lái taxi . Có em là tài xế xe tải Bắc Nam, bỏ mạng sa trường, nợ nần chồng chất ! Bản thân tôi cũng là nhà giáo cấp 3 VNCH, thất nghiệp đến nay đã 43 năm với đủ thứ nghề, kể cả nghề bán nước mắm dạo !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy @Nam bộ làm em nhớ Thầy của em. Sau 30/4 thầy dạy sử địa của em phải ra bán chợ trời ở Huỳnh thúc Kháng với Lê Thánh Tôn. Đã 43 năm Thầy vẫn "niềm hương đãng vẫn khen là hiếu đễ / đạo lập thân vẫn giữ lấy cương thường,.. nay lại "phù thế giáo một vài câu thanh nghị". Khí hạo nhiên thầy vẫn vững, em vô cùng kính phục.

      Xóa
  4. Con em nông dân có được tấm bằng đại học là biết bao nỗ lực bươn chải, mồ hôi công sức của bố mẹ. nhưng khi ra trường không có tiền, có quyền vẫn không xin nổi một công việc cho đùng với chuyên môn đã học. đành bỏ phí tấm bằng đại học. Còn đám con quan, nhờ bố mẹ chạy điểm chúng lọt vào các trường đại học top đầu. Khi ra trường đã có chỗ ngon chờ sẵn. Một xã hội đến bây giờ vẫn còn tình trạng con vua thì lại làm vua ... đến bao giờ mới phát triển đuợc đây ?

    Trả lờiXóa
  5. Ở Việt Nam, không nghề nào thơm và kiếm ra nhiều tiền hơn là nghề làm người lãnh đạo đứng đầu trong bộ máy chính quyền các cấp: tất cả ruộng đất là của "toàn dân", tiền bạc bán được do khai thác tài nguyên dưới đất, tất cả tiền cho thuê đất, tiền thuế phí của người dân nộp, tiền vay nợ nước ngoài, tiền tăng giá bán điện- xăng-dầu-ga-thuốc men- tiền học phí,... kể cả tiền "xuất khẩu lao động" thì các vị đó đều là người ra chủ trương, ký duyệt và quyết toán chi; tất cả việc tuyển dụng, cất nhắc "bán ghế", bán "biên chế" đều nằm trong tay của các vị ấy- Cán bộ đảng ngày nay tiền nhiều hơn nước biển Đông là vì nhiều quyền quá và họ thi nhau vơ vét mà thằng dân đếch cản được họ.
    Ngày nay, mỗi nhiệm kỳ đại hội là một ê-kíp cán bộ mới lên , là một loạt khu biệt thự mới cấp cho kíp cán bộ đương nhiệm lại được xây lên từ đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất đô thị- ở Hà nội khu đô thị Vinhomes Riverside ở quận Long biên dành cho các kễnh quỷ viên trung ương, bộ chính trị là một ví dụ.
    Không một cán bộ cấp bí thư, chủ tịch phường nào ở Hà nội mà không có đến hàng trăm tỷ tiền đất đai nhà cửa xe cộ sau khi hết nhiệm kỳ lãnh đạo ở cấp phường. đấy là chỉ nói ở cấp phường, còn tỷ lệ tiền của đất đai của cán bộ đứng đầu cấp quận, cấp thành phố thì còn nhiều gấp mấy lần, cấp trung ương thì không dưới hàng chục lần.
    "đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện"- thì đương nhiên là người cầm đầu các tổ chức lãnh đạo ấy có quyền cao nhất, dĩ nhiên là tiền bạc đất đai nhà cửa, xe cộ họ muốn lấy bao nhiêu mà chả được?
    Chỉ chết cái thằng dân? không biết lấy ở đâu nữa? chả lẽ xẻo thịt mình ra bán?

    Trả lờiXóa
  6. Như thế là thức thời. Bạn của con tôi, một người nước ngoài đi du lịch Vn, tìm khắp làng ko có ai hiểu và trả lời bằng tiếng Anh cả. May quá có cô giáo dạy Anh văn, thì như sắp chết đuối vớ được cọc. Nhưng thất vọng. Vừa mở miệng hỏi một câu tiếng Anh thì cô lễnh ra nơi khác và chạy mất...
    Học và hành ở VN là như thế. Làm nghề, gíup đỡ con người khi khốn khó, đồng tiền kiếm được ko ảo, ko từ mồ hôi người khác. Nên chuyển, và cái gọi là bộ giáo dục đào tạo nên nhào đi vắt lại.

    Trả lờiXóa